Gai có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cột sống, trong đó gai cột sống L4 L5 là bệnh lý phổ biến hiện nay. Ở giai đoạn đầu, hầu như sẽ không tác động quá nhiều đến sức khỏe. Song, khi bệnh đã trầm trọng thì gai cột sống L4 L5 sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng nề.
Gai cột sống L4 L5 là gì?
Theo cấu tạo thì cột sống có 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống lưng và cả 5 đốt sống cùng. Trong đó, đốt sống L4 L5 nằm ở khu vực cuối cùng của cột sống thắt lưng. Cùng với dây chằng, đĩa đệm và cả dây thần kinh thì đốt sống L4 L5 có nhiệm vụ nâng đỡ phần trên cơ thể và giúp cột sống linh hoạt hơn.
Gai cột sống L4 L5 được hiểu là tình trạng xuất hiện gai bên ngoài đốt sống của L4 L5. Điều này xảy ra khi mà một số khu vực bị hao mòn do thoái hóa, do đó xương phát triển quá mức để bù vào vị trí tổn thương. Xương thoái hóa cũng kéo theo việc các đĩa đệm có thể bị biến dạng, gây bất ổn cho cột sống.
Dấu hiệu của gai cột sống L4 L5
Như đã nói thì gai cột sống thắt lưng L4 L5 ở giai đoạn đầu chưa có quá nhiều biển hiện cụ thể. Đơn giản là quãng thời gian này gai xương còn nhỏ và chưa cọ sát vào nhau. Song, khi bệnh đã tiến triển nặng hơn thì có các triệu chứng như sau.
- Xuất hiện tình trạng đau thắt lưng âm ỉ hoặc dữ đội. Cơn đau trầm trọng hơn khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
- Cơn đau có thể lan ra mông và chân ở cả hai hoặc 1 bên. Điều đó còn tùy thuộc vào dây thần kinh bị chèn ép chi phối hoạt động của bên chân nào, trái hay phải?
- Người bệnh cảm thấy khó khăn khi đứng thẳng hoặc xoay hông. Thậm chí, có xu hướng khom lưng để dễ chịu hơn.
- Dây thần kinh bị chèn ép và gây ra tình trạng yếu chân hoặc tê bì.
- Khả năng vận động giảm, đi lại khó khăn hơn.
Các đối tượng nguy cơ bị gai cột sống L4 L5
Một số những đối tượng có nguy cơ mắc gai cột sống L4 L5 có thể kể tới là: Người cao tuổi hay những người từng bị chấn thương phần đốt sống L4 L5. Những người làm công việc đặc thù như văn phòng, thợ điện… người thừa cân, béo phì và những ai mắc bệnh về cột sống mãn tính và cả người có thành viên gia đình từng bị gai cột sống L4 L5.
>>> Xem thêm: Tổng hợp bài tập chữa đau lưng thoát vị đĩa đệm, cột sống dẻo dai
Biến chứng gai cột sống L4 L5
Gai cột sống L4 L5 vừa gây đau, mệt mỏi, khó khăn trong vận mà còn nguy cơ biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Một số các tình trạng nặng nề có thể kể đến như: Đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm L4 L5, vẹo cột sống, hẹp ống sống, teo cơ đùi và mông. Thậm chí là mất kiểm soát đại, tiểu tiện và cả bại liệt.
Phương pháp chẩn đoán gai cột sống L4 L5
Có hai phương pháp chẩn đoán gai cột sống L4 L5 điển hình là khám lâm sàng và cả xét nghiệm hình ảnh.
Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các dấu hiệu của gai cột sống L4 L5, tầm vận động của cơ thể. Ngoài ra, còn nắm được tiền sử người bệnh, thói quen sinh hoạt và cả công việc cụ thể hoặc chấn thương với mục đích bao quát tình trạng bệnh.
Xét nghiệm hình ảnh
Một số các xét nghiệm hình ảnh không thể bỏ qua là chụp CT, chụp MRI, chụp X-quang với mục đích là xác định gai xương và mức độ tổn thương đến dây chằng hoặc các cấu trúc xung quanh đó.
Nguyên nhân gây gai cột sống L4 L5
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh lý gai cột sống L4 L5, dưới đây là một số các lý do điển hình.
Lão hóa
Lão hóa tự nhiên theo thời gian có thể khiến cho chức năng của cột sống bị suy giảm, trong đó bao gồm cả đĩa đệm. Tuổi tác càng cao thì đĩa đệm càng mất đi khả năng giữ nước cũng như là đàn hồi dẫn tới chức năng cũng dần bị hạn chế và nguy cơ gai cột sống L4 L5.
Tai nạn, té ngã
Một số trường hợp khi gặp phải tình trạng chấn thương do té ngã hoặc tai nạn. Khi này, lực tác động trực tiếp đến vị trí đốt sống L4 L5 nên dễ gây ra gai cột sống L4 L5.
Sai tư thế, làm việc nặng
Khi làm việc nặng hay hoạt động sai tư thế sẽ khiến cho cột sống phải chịu rất nhiều áp lực, đặc biệt là khu vực đốt sống L4 L5. Theo thời gian, việc lặp đi lặp lại này rất dễ xảy ra gai cột sống L4 L5.
Thừa canxi
Khi mà lượng canxi quá nhiều, dư thừa khiến cho tình trạng xơ cứng đĩa đệm xuất hiện. Từ đó, đĩa đệm trở nên cứng hơn và mất dần sự linh hoạt rồi gây ra hiện tượng gai cột sống L4 L5.
Cách điều trị gai cột sống L4 L5
Có rất nhiều các phương pháp điều trị gai cột sống L4 L5, nhưng tùy tình trạng và nguyên nhân gây bệnh sẽ áp dụng cách chữa sao cho phù hợp nhất.
Châm cứu
Với một số các trường hợp gai cột sống L4 L5 ở giai đoạn nhẹ thì có thể cân nhắc châm cứu. Phương pháp này giúp giảm đau, thông kinh lạc và tăng cường lưu thông máu. Tuy nhiên, nên áp dụng tại các cơ sở có giấy phép hành nghề uy tín.
Dùng thuốc Tây
Paracetamol là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt phổ biến hiện nay hoàn toàn có thể áp dụng cho gai cột sống L4 L5. Qua đó, giúp giảm đau, hạn chế triệu chứng, viêm và sưng tấy.
Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (Ibuprofen và Naproxen) có tác dụng trong việc giảm đau, sưng và khu vực bị tổn thương. Trong một vài trường hợp các loại thuốc giảm đau không mang lại tác dụng thì Codeine sẽ được tính đến. Đây là một loại thuốc giảm đau nặng nhưng có tác dụng phụ đi kèm. Vì vậy, khi dùng thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe.
Dùng thuốc Đông Y
Các bài thuốc Đông Y cũng là một cách điều trị gai cột sống L4 L5 thường được áp dụng. Một số các loại thảo dược thường được sử dụng bao gồm: Đinh hương, cỏ ba bì hay rau má và cây bình vôi… Lưu ý, khi áp dụng thuốc Đông Y cần có sự tư vấn của bác sĩ hoặc người có chuyên môn được cấp phép hành nghề.
>>> Xem thêm: Cách trị gai cột sống lưng tại nhà hiệu quả nhất hiện nay
Phẫu thuật
Khi mà các phương pháp điều trị gai cột sống L4 L5 không mang lại hiệu quả. Hoặc tình trạng bệnh đã ở mức độ nặng thì rõ ràng phẫu thuật sẽ được đưa ra để cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên, vẫn có nguy cơ tái phát hậu phẫu nên người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng.
Phòng tránh gai cột sống L4 L5 như thế nào?
Để phòng tránh gai cột sống L4 L5 thì ngay hôm nay bạn nên tập sống, làm việc và sinh hoạt một cách khoa học nhất.
Về chế độ ăn uống, nên tăng cường các chất dinh dưỡng có lợi cho xương khớp và sức khỏe tổng quát. Nên hạn chế các đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồng thời duy trì một cân nặng phù hợp để tránh áp lực lớn lên cột sống.
Trong công việc hay sinh hoạt hằng ngày nên giữ tư thế đúng để cột sống được thoải mái, giảm áp lực. Đặc biệt đối với người có công việc đặc thù nên vận động 20-30 phút sau 2-3 giờ đồng hồ phải đứng hay ngồi liên tục.
Nên tập thể dục đều đặn để giúp cho xương khớp được chắc khỏe, linh hoạt và dẻo dai. Ngoài ra, cần phải kiểm tra sức khỏe định kỳ để nắm được tình trạng bệnh (nếu có). Qua đó, có phương pháp điều trị kịp thời.
Gai cột sống L4 L5 không chỉ khiến bạn phải chịu các cơn đau khó chịu còn nguy cơ biến chứng nặng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Thông qua bài viết này, Phòng khám chiropractic ICCARE hy vọng sẽ giúp mọi người nhận ra các dấu hiệu để có cách chữa gai cột sống L4 L5 hiệu quả. Đồng thời, phòng tránh bệnh để bảo đảm sức khỏe luôn ở trạng thái tốt nhất.