Có một điều chắc chắn rằng chính bản thân người đang có estrogen là những chị em phụ nữ vẫn chưa biết đây là gì và có tác dụng như thế nào? Bài viết sau đây phòng khám ICCARE Chiropractic sẽ giải đáp thắc mắc một cách chi tiết nhất về estrogen là gì?
Thông tin chung về Estrogen
Dưới đây là một số các thông tin cơ bản về estrogen mà các chị em phụ nữ cần nắm được để bảo vệ sức khỏe, sắc đẹp của bản thân.
Estrogen là gì?
Estrogen được hiểu là nội tiết của phụ nữ, tạo ra chủ yếu ở buồng trứng và phần ít tại khu vực thượng thận cũng như tế bào mỡ. Trong quá trình mang thai, estrogen cũng sẽ được nhau thai tạo ra. Hormone estrogen di chuyển theo đường máu đi khắp cơ thể để khẳng định giới tính. Cụ thể, nữ giới thì phải có lông mu, ngực phải nở và có kinh nguyệt…
Bên cạnh các vấn đề liên quan đến sinh sản và tình dục (dậy thì, mang thai, mãn kinh…) thì estrogen còn kiểm soát lượng cholesterol nhằm bảo đảm cho xương, não bộ, tim, da và tóc cũng như các mô trên cơ thể.
Phân loại estrogen hiện nay
Hiện tại, estrogen đang được chia ra làm 3 nhóm cụ thể như sau.
Estrone (E1)
Được hiểu là một dạng estrogen chính được tạo nên sau khi thời điểm mãn kinh ở phụ nữ. Hầu hết, các mô trong cơ thể chủ yếu là chất béo cũng như bắp đều sẽ có sự xuất hiện của estrogen. Trong đó, cơ thể hoàn toàn chuyển estrone thành estradiol cũng như ngược lại.
Estradiol (E2)
Trong tất cả các loại estrogen, thì estradiol được xem là mạnh nhất được sản xuất từ chính buồng trứng của người phụ nữ. Đồng thời, có nhiều nhiệm vụ quan trọng bao gồm duy trì hệ thống cơ quan sinh sản. Lạc nội mạc tử cung, u xơ hay ung thư, đặc biệt là ung thư nội mạc tử cung là những vấn đề phụ khoa đều từ estradiol mà ra.
Estriol (E3)
Ngược với estradiol, estriol là một trong 3 loại estrogen hoạt động yếu nhất. Đây chính là thành quả của quá trình khử E1 với E2, được phát hiện nồng độ cao ở nước tiểu, nhất là đối với nước tiểu người mang thai.
Nồng độ estrogen theo từng thời điểm
Ở mỗi giai đoạn, thời điểm phát triển của cơ thể thì estrogen cũng sẽ thay đổi để tác động đến sức khỏe, sắc đẹp, tâm lý và khả năng sinh sản ở phụ nữ.
Tuổi dậy thì
Trong độ tuổi dậy thì 12 – 16 tuổi, nội tiết tố estrogen sẽ được buồng trứng tiết ra làm cho ngực, giọng nói hay làn da, hình thể…. được thay đổi. Ở giai đoạn này, lượng estrogen rất dồi dào, nồng độ hormone này kích thích bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt giúp cho phụ nữ có hình thể mềm mại, săn chắc, hấp dẫn.
Đây cũng chính là giai đoạn thay đổi về cả mặt tâm lý và cơ thể. Sau khi cơ thể phát triển được hoàn thiện thì hormone kể trên sẽ giảm để lưu giữ lại những gì đã thay đổi sau khi dậy thì cho đến suốt cuộc đời.
Hành kinh
Kinh nguyệt sẽ xuất hiện sau 2-3 năm khi mà ngực đã bắt đầu phát triển. Nồng độ estrogen trong cơ thể sẽ thay đổi tăng lên và giảm xuống vào thời kỳ hành kinh, cụ thể với 3 giai đoạn sau đây.
Giai đoạn nang trứng: Estrogenở thời gian này bắt đầu tăng lên 20-150 pg/mL (73-551 pmol/L). Đồng thời, niêm mạc tử cung dày nhằm giúp cho quá trình thụ thai và hình thành bào thai được tốt hơn.
Giai đoạn rụng trứng: Ở thời điểm này, nồng độ estrogen đỉnh điểm từ 40-350 pg/mL (551-2753 pmol/L) nên rất dễ mang thai. Chất nhầy của tử cung sẽ được estrogen làm lỏng nhằm giúp cho tinh trùng bơi qua dễ dàng để thủ tinh với trứng.
Giai đoạn hoàng thể: Sau khi thụ tinh xảy ra, nội mạc tử cung dày nhờ nồng độ estrogen tăng lên 30-450 pg/mL (110-1652 pmol/L) nhằm đảm bảo cho sự phát triển của thai. Ngược lại, nếu không mang thai thì độ estrogen sẽ giảm để lớp niêm mạc tử cung bị bong ra rồi sau đó là rời khỏi cơ thể. Khi này, trứng sẽ được giải phóng ra ngoài cùng với máu, chất nhầy hay niêm mạc tử cung cũng như là hình thành kinh nguyệt.
Tác dụng của estrogen
Estrogen có tác dụng gì là một thắc mắc không chỉ một mà nhiều chị em phụ nữ. Theo đó, nội tiết tố này ảnh hưởng đến sinh lý, ngoại hình và cả sức khỏe nữa.
Tác dụng đến sinh lý
Buồng trứng: Buồng trứng chính là nơi đã điều tiết và sản xuất hormone estrogen. Tại khu vực này, hormone nữ estrogen có nhiệm vụ kích thích các nang trứng có trong lớp vỏ của buồng trứng.
https://drive.google.com/file/d/1xDjqHPAYGpNSbCgmsVXPS1OKK_7qJlAg/view?usp=drive_link
Âm đạo: Chức năng sinh dục thực hiện được chức năng của mình nhờ có estrogen tiết ra và hoạt động mạnh mẽ. Bên cạnh đó, hormone này còn tăng độ dày thành âm đạo cũng như tăng cả độ axit để ngăn chặn hay giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Đồng thời, nó giúp cho âm đạo được bôi trơn, tăng cường khoái cảm, kích thích và giữ độ mềm mại cho âm đạo mỗi khi thực hiện quan hệ.
Ống dẫn trứng: Quá trình phát triển về độ dày của thành cơ ống dẫn trứng sẽ được estrogen tham gia. Đồng thời, hỗ trợ hoạt động co thắt các cơ để giúp cho tinh trùng gặp được trứng và tăng khả năng thụ thai.
Tử cung: Estrogen có vai trò quan trọng làm tăng kích thước của nội mạc tử cung và cũng hỗ trợ tăng cường lưu thông máu hay hàm lượng protein, hoạt chất enzyme. Chưa hết, chúng còn giúp tăng cường nhầy lót ở tử cung.
Ngoài ra, estrogen kích thích các cơ ở tử cung, co bóp để tạo nên các cơn co thắt nhằm phục vụ quá trình sinh nở được thuận lợi nhất. Hoocmon estrogen còn giúp cho quá trình đào thải các mô chết bên trong cổ tử cung dễ dàng nhất có thể vào ngày kinh nguyệt.
Cổ tử cung: Estrogen tham gia hỗ trợ quá trình thụ tinh nhờ vào sự điều chỉnh dòng chảy cũng như độ dày dịch tiết niêm mạc tử cung. Vì vậy, trứng mới có thể đến với tử cung một cách dễ dàng hơn.
Các tuyến vú: Thời điểm dậy thì, estrogen sẽ giúp cho các ống dẫn tuyến vú giúp ngực to lên, đồng thời thay đổi màu sắc núm vú. Vào thời điểm đèn đỏ, sự thay đổi lượng về estrogen còn gây ra tình trạng đau vú thường thấy. Ngoài ra, chúng còn tiết sữa khi trẻ không còn bú mẹ nữa.
Tác dụng đến ngoại hình
Ở độ tuổi dậy thì, estrogen sẽ ảnh hưởng và tác động mạnh đến ngoại hình của một người phụ nữ cụ thể như sau.
Mụn trứng cá chính là đặc điểm dễ nhận ra nhất đối với phụ nữ ở độ tuổi dậy thì. Lý do gây ra tình trạng này là do khả năng ức chế quá trình sinh sản chất nhờn ở các tuyến da do hormone estrogen gây ra.
Estrogen hormone cũng sẽ làm ảnh hưởng đến tóc và lông trên cơ thể của con người. Cụ thể, tóc nữ giới sẽ lâu dài còn lông thì mềm và mỏng hơn so với ở nam giới.
Estrogen giúp cho khung xương phụ nữ nhỏ, ngắn hơn, đó cũng là lý do mà hình dáng của nữ giới bao giờ cũng sẽ nhỏ hơn là nam. Ngoài ra, estrogen còn giúp xương chậu nữ rộng hơn nam giới nhằm mục đích phục vụ quá trình sinh nở.
Estrogen khá nhạy cảm với insulin – loại hormone ảnh hưởng đến số lượng mỡ bên trong cơ thể cũng như sự phát triển cơ bắp. Nó giúp cho quá trình đốt cháy mỡ được diễn ra nhanh hơn, lượng cơ bắp cũng giảm tạo nên một hình thể thon hơn.
Estrogen hỗ trợ làm tăng quá trình lưu trữ chất béo quanh hông và đùi. Qua đó, giúp cho phụ nữ hình thành nên các đường cong mềm mại, hấp dẫn.
Sự thay đổi của thanh quản cũng là tác động không nhỏ của estrogen hoocmon để phân biệt đau là giọng nam và đâu là nữ. Cụ thể, thanh quản ở nữ sẽ nhỏ, dây thanh quản ngắn và tạo ra chất giọng thanh, cao hơn là nam giới.
Tác dụng đến sức khỏe
Estrogen ngoài việc tác động mạnh đến ngoại hình và sinh lý còn có liên quan mật thiết tới các bộ phận trên cơ thể con người.
- Da: Estrogen vừa giúp tóc chắc khỏe, mềm mượt lại tăng độ đàn hồi, hạn chế tốt nhất các hiện tượng đứt gãy collagen. Từ đó, chị em sẽ có làn da căng và mịn hơn, sắc tố da cải thiện, ngăn ngừa quá trình lão hóa ở phụ nữ.
- Xương: Estrogen đóng vai trò quan trọng trong việc gắn kết canxi vào xương. Qua đó, giúp cho xương được chắc khỏe, dẻo dai và hạn chế các tổn thương không như mong muốn.
- Gan: Estrogen giúp cho cholesterol tốt được tăng lên, nhưng cũng giảm đi các cholesterol xấu, đồng thời duy trì cân bằng nội môi lẫn việc hạn chế, phòng ngừa gan mạn tính.
- Tim: Estrogen giúp cho cơ quan tim mạch hoạt động nhịp nhàng, trơn tru để giảm nguy cơ mắc phải một số các bệnh lý tim mạch. Trong đó, bao gồm cả bệnh xơ vữa động mạch.
- Não: Các gốc tự do được hoạt động trung hòa và duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định đều phải có sự liên quan đến estrogen. Ngoài ra, còn tăng khả năng tập trung, kích thích phần não có liên quan đến sự phát triển tình dục.
>>> Xem thêm: Tổng hợp các dấu hiệu đột quỵ ở nam, nữ không nên bỏ qua
Estrogen suy giảm có tác hại gì?
Estrogen có nhiều tác dụng nhưng cũng sẽ xuất hiện các tác hại nếu như lượng hormone trong cơ thể thay đổi.
Đối với nữ giới
Ở nữ giới, trường hợp estrogen không được duy trì ở mức tốt nhất thì rõ ràng sẽ có nguy cơ mắc phải các vấn đề sau đây: Xuất hiện u nang lành tính ở khu vực ngực cũng như tử cung. Kinh nguyệt bị ảnh hưởng nghiệm trọng như rối loạn hay thậm chí là ngắt. Trong khi tinh thần thì không được thoải mái, khó ngủ và trọng lượng cơ thể cũng bắt đầu có sự biến đổi. Ngoài ra, còn khiến cho bản thân mệt mỏi, giảm ham muốn tình dục lẫn khô da.
Đối với nam giới
Ngược lại, nam giới khi mà estrogen tăng quá cao thì sẽ gặp phải các vấn đề như: Vô sinh hay rối loạn cương dương còn ngực thì phát triển một cách bất thường. Bên cạnh đó, tính tình còn có xu hướng nữ tính hóa và tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
Estrogen có ở đâu?
Buồng trứng chính là nơi sản xuất ra estrogen chủ yếu, ngoài ra nó còn tồn tại ở một số các bộ phận khác như: Gan, tuyến thượng thận hay vú. Nên nhớ rằng những nguồn thứ cấp này là vô cùng rất quan trọng đối với phụ nữ đã mãn kinh. Bên cạnh đó, tế bào mỡ cũng là một nơi cung cấp estrogen.
Ứng dụng của estrogen
Nhằm duy trì sắc đẹp và khả năng sinh lý thì nữ giới cần bổ sung các sản phẩm tăng nội tiết estrogen để kéo dài thời gian mãn kinh. Hai ứng dụng phổ biến nhất chính là thuốc tránh thai và liệu pháp thay thế hormone.
Thuốc tránh thai
Đây là một ứng dụng điển hình được nhiều người sử dụng với mục đích ngăn ngừa mang thai. Sản phẩm gồm có estrogen, nhóm progestin giúp ngừa quá trình rụng trứng cũng như hỗ trợ niêm mạc tử cung không bị chảy máu nhiều mỗi khi đến kỳ kinh.
Đối với một số trường hợp, bác sĩ sẽ kê toa thuốc tránh thai, bổ sung estrogen cho nữ giới với các mục đích như: Điều hòa kinh nguyệt ổn định, hạn chế chuột rút hay chảy máu trong kỳ kinh. Đồng thời ngăn chặn sự phát triển của u nang buồng trứng cũng như giảm nguy cơ ung thư buồng trứng. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp giảm triệu chứng khi đến tuổi mãn kinh, bảo vệ buồng trứng để ngăn ngừa mang thai ngoài tử cung lẫn giảm mụn trứng cá khi dậy thì.
Liệu pháp thay thế hormone
Phụ nữ thời kỳ mãn kinh, lượng estrogen không còn nhiều nên việc sử dụng liệu pháp thay thế hormone là rất hợp lý. Hai liệu pháp thay thế chính có thể kể đến như:
Liệu pháp estrogen: Bạn sẽ được kê một lượng estrogen thấp dưới dạng thuốc viên hay miếng dán mỗi ngày từ bác sĩ có chuyên môn. Ngoài ra, cũng có các dạng khác như kem, vòng đặt âm đạo và gel hoặc cả thuốc xịt.
Estrogen progesterone/progestin (EPT): Để thực hiện hình thức này cần kết hợp giữa hai loại là estrogen và progesterone hay progestin – một dạng tổng hợp progesterone.
Hormone estrogen là gì chắc chắn là một câu hỏi không còn khó khăn với chị em sau khi đã đọc xong thông tin kể trên. Đồng thời, nắm được vai trò của loại hormone để có cách ứng phó trước khi bước vào tuổi mãn kinh.
>>> Xem thêm: Bị đau bụng dưới bên trái ở nữ là bệnh gì? Vị trí, nguyên nhân và triệu chứng