iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Đứt dây chằng: Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Đứt dây chằng không chỉ khiến cho người bệnh cảm thấy đau mà còn khó khăn trong vận động. Đặc biệt là những người phải hoạt động nhiều như vận động viên. Việc hiểu được nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh sẽ giúp dây chằng luôn ở một trạng thái khỏe mạnh. Cùng phòng khám xương khớp cột sống ICCARE đi tìm hiểu chi tiết ngay bên dưới nhé!

Thế nào là đứt dây chằng?

Đứt dây chằng hay rách được xem là chấn thương phổ biến ngày nay xảy ra do tác động mạnh lên các khớp do chơi thể thao, ngã, tai nạn… Một số các vị trí dễ bị đứt dây chằng có thể kể tới như đầu gối, mắt cá chân, ngón tay…

Dấu hiệu nhận biết đứt dây chằng

Đứt dây chằng nói chung hay đứt dây chằng gối nói riêng sẽ có các dấu hiệu điển hình sau đây:

Xuất hiện âm thanh như tiếng nứt hay tiếng nổ nhỏ.

Bầm, tím, sưng và đau khu vực bị tổn thương.

Khớp nơi dây chằng bị đứt có dấu hiệu bị lõm.

Co thắt cơ.

Vận động khó khăn, lỏng lẻo khớp, không được như bình thường.

Đứt dây chằng khiến cho khớp lỏng lẻo
Đứt dây chằng khiến cho khớp lỏng lẻo

Nguyên nhân đứt dây chằng

Tùy vào từng vị trí, nguyên nhân đứt dây chằng cũng sẽ khác nhau. Dưới đây là một số các loại đứt dây chằng điển hình và lý do gây nên.

>>> Xem thêm: Giãn dây chằng lưng có nguy hiểm không, điều trị như thế nào?

Đứt dây chằng mắt cá chân

Dây chằng sên-mác trước (ATFL) hay dây chằng gót-mác (CFL) và cả dây chằng sên-mác sau (PTFL) là những dây chằng dễ bị tổn thương nhất. Ngoài ra, dây chằng delta cũng thường xuyên bị chấn thương. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này là do bàn chân bị lật, trẹo vào trong hoặc ra ngoài.

Đứt dây chằng gối

Đứt dây chằng chéo trước, đứt dây chằng chéo sau hay đứt dây chằng chéo bên trong và bên ngoài là 4 loại đứt dây chằng thường thấy ở khớp gối. Trong đó, dây chằng chéo trước là nơi dễ bị tổn thương nhất tại khu vực này.

Đứt dây chằng cổ tay

Cổ tay có khoảng 20 dây chằng tất cả, trong đó phức hợp sụn sợi tam giác (TFCC) là dây chằng dễ tổn thương nhất. Đa phần, các trường hợp đứt dây chằng cổ tay đều do lực tác động mạnh và đột ngột trực tiếp.

Đứt dây chằng cổ

Cột sống cổ sẽ bị tác động mạnh nếu như bạn tăng tốc hay giảm một cách đột ngột khiến cho dây chằng có nguy cơ bị đứt. Đặc biệt, đứt dây chằng cổ còn ảnh hưởng đến cả dây thần kinh, cơ lẫn xương.

Đứt dây chằng lưng

Thông thường nguyên nhân dẫn tới đứt dây chằng lưng đa phần là do bê hay mang, vác đồ vật quá nặng.

Biến chứng đứt dây chằng

Đứt dây chằng sẽ khiến cho khớp không được ổn định, chất lượng cuộc sống giảm trầm trọng. Ngoài ra, nếu như không được điều trị kịp thời còn gây ra thoái hóa sụn, thoái hóa khớp. Thậm chí, tình trạng xấu nhất là tàn phế và bắt buộc phải thay khớp.

Phương pháp chẩn đoán

Để có thể chẩn đoán đứt dây chằng thì bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá qua 2 phương pháp.

Khám lâm sàng

Khám tổng quát vùng bị thương, sờ nắn khớp và di chuyển giúp bác sĩ đánh giá sơ bộ về tình hình người bệnh. Ngoài ra, cũng cần cung cấp tiền sử bệnh, các chấn thương trước đó hoặc các hoạt động thể thao gần nhất.

Khám lâm sàng thông qua sờ nắn, tình trạng bệnh và chấn thương….
Khám lâm sàng thông qua sờ nắn, tình trạng bệnh và chấn thương….

Xét nghiệm hình ảnh

Xét nghiệm hình ảnh bao gồm X-quang với mục đích chẩn đoán xương có bị gãy hay không? Và kết hợp chụp MRI để chẩn đoán dây chằng bị rách một phần hay là toàn bộ.

Dựa vào tình trạng chấn thương, đứt dây chằng sẽ được chia làm 3 mức độ như sau:

Mức độ I: Được hiểu là tình trạng ở mức độ nhẹ, khi này chấn thương không quá nặng. Các dây chằng chỉ bị tổn thương chứ không hề rách hoặc một vài trường hợp có rách một phần nhỏ và không quá lo ngại.

Mức độ II: Ở mức độ này thì đứt dây chằng được xem là khá nghiêm trọng hơn mức độ một. Khi đó, dây chằng đã bị đứt mất một phần và gây ra sự lỏng lẻo, người bệnh sẽ cảm thấy rõ ràng. 

Mức độ III: Đối với chấn thương này được xem là rất nặng. Khi đó, dây chằng đã hoàn toàn bị đứt, đồng thời mất hết chức năng của dây chằng. Ngoài ra, người bệnh cũng gần như là bị mất khả năng vận động.

>>> Xem thêm: [Lưu ý] 10 điều tránh sau mổ dây chằng chéo cần phải biết

Cách điều trị và phục hồi

Rách dây chằng chéo trước có tự lành không là câu hỏi mà nhiều người bệnh vẫn thường đặt ra. Thực tế, vẫn có thể phục hồi và lành lại nhưng với điều kiện là phải tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ. Đối với chấn thương đứt dây chằng ở mức độ I và II sẽ được ưu tiên sử dụng các phương án điều trị như sau:

Nghỉ ngơi: Ngay sau gặp phải chấn thương thì bạn cần phải lập tức phải giảm hay hạn chế các căng thẳng, áp lực lên vùng bị ảnh hưởng. Nên có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn cho tới khi hồi phục hoàn toàn.

Chườm đá: Chườm đá giúp cho vùng bị tổn thương đỡ sưng, giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, nên áp dụng trong những ngày đầu tiên từ 

15-30 phút/ lần và mỗi lần cách nhau từ 2-3 tiếng đồng hồ để mang lại sự tích cực.

Băng ép: Nên băng bó hay ép sát khu vực bị chấn thương để giảm đau, hạn chế sưng. Có thể dùng khăn hay dải băng để quấn lại nhưng cũng  cần lưu ý rằng không nên quá chặt dễ dẫn tới các tác dụng ngược lại.

Nâng cao: Nâng cao khu vực tổn thương với mục đích là kiểm soát máu  đến vùng này nhằm giảm sưng và viêm. Ví dụ, đứt dây chằng gối nên để đầu gối cao hơn ngực bằng cách kê gối bên dưới để giảm sưng, phù nề.

Kê cao khu vực tổn thương là cách khắc phục khi đứt dây chằng ở mức độ nhẹ
Kê cao khu vực tổn thương là cách khắc phục khi đứt dây chằng ở mức độ nhẹ

Phẫu thuật: Đứt dây chằng chéo trước có cần mổ không là thắc mắc của rất nhiều người. Theo đó, với chấn thương đứt dây chằng ở mức độ III – Tình trạng được xem là nặng nhất thì phẫu thuật nội soi sẽ được áp dụng. Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm như: Giảm nhiễm trùng, tỷ lệ để lại sẹo rất thấp, giúp phục hồi nhanh chóng và an toàn.

Phòng tránh đứt dây chằng như thế nào?

Để giúp cho cơ thể khỏe mạnh cũng như hạn chế tốt nhất tình trạng đứt dây chằng thì bạn nên tuân thủ các điều sau đây.

Trước khi sử dụng các bài tập hay thể dục cần có thời gian khởi động nhằm làm nóng khớp. Trong quá trình tập luyện, nếu cảm thấy mệt mỏi thì dừng lại, không nên tập quá sức dễ dẫn tới các chấn thương. Đồng thời, cần áp dụng đúng kỹ thuật  tập luyện để hạn chế tối đa các tổn thương.

Nên nhớ rằng không có bài tập tăng cường sự dẻo dai cho dây chằng giống như cơ bắp. Vì vậy, chỉ cần áp dụng các bài tập nhẹ nhàng, uyển chuyển và thường xuyên như bơi lội, đạp xe thì khi đó dây chằng sẽ khỏe mạnh hơn.

Chế độ ăn uống cần khoa học, hạn chế các loại đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ. Tăng cường canxi để giúp xương, khớp chắc khỏe. Ngoài ra, cần sử dụng vitamin D lẫn Magie bởi đây là hai loại chất giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn thông thường.

Đứt dây chằng cho dù ở bất cứ khu vực nào đi nữa cũng là một chấn thương không mong muốn cho cơ thể. Bài viết này sẽ giúp bạn phần nào hiểu được các hệ quả xấu cũng như cách điều trị và phòng tránh vấn đề đứt dây chằng tốt nhất.

>>> Xem thêm: Dây chằng đầu gối: Cấu tạo, các chấn thương và cách điều trị

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    X iCCare chăm sóc sức khoẻ
    bền vững cho cả gia đình!
    chat zalo call