iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Đốt sống cổ bị lồi nguy có hiểm không? Phòng ngừa như thế nào?

Các đốt sống cổ xếp chồng lên nhau tạo thành cột sống, và giữa các đốt sống cổ có đĩa đệm đóng vai trò như giảm xóc của cột sống. Theo thời gian đốt sống cổ có thể bị lồi ra và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị. Cùng ICCARE tìm hiểu các nguyên nhân gây ra tình trạng đốt sống cổ bị lồi và phòng tránh một cách tốt nhất.

Tìm hiểu chung về đốt sống cổ bị lồi

Nếu như bạn vẫn đang loay hoay không rõ đốt sống cổ bị lồi là tình trạng như thế nào thì thông tin dưới đây sẽ giúp bạn trả lời đầy đủ.

Đốt sống cổ bị lồi là tình trạng gì?

Đốt sống cổ bị lồi là tình trạng mà các đĩa đệm đã bị phồng lên và tràn ra khỏi vị trí ban đầu. Nếu như các đĩa đệm cột sống, dây chằng liên quan còn nguyên vẹn nhưng chỉ cần có một đĩa đệm bị lồi ra thì nó vẫn gây chèn ép dây thần kinh rồi gây ra tình trạng đau cổ, vai.

Đốt sống cổ bị lồi là khi mà đĩa đệm đã bị tràn ra ngoài vị trí ban đầu
Đốt sống cổ bị lồi là khi mà đĩa đệm đã bị tràn ra ngoài vị trí ban đầu

Các triệu chứng đốt sống cổ bị lồi

Đốt sống cổ bị lồi có thể dễ dàng nhận thấy các triệu chứng như.

  • Đau âm ỉ, nhức hay nhói ở khu vực cổ hoặc bả vai.
  • Cơn đau có thể lan từ cánh tay xuống bàn tay, ngón tay.
  • Cảm thấy ngứa ran và tê khu vực đầu ngón tay.

Thông thường, các triệu chứng này sẽ được giảm đi nếu bệnh nhân nghỉ ngơi. Nhưng nó sẽ nặng lên khi bệnh nhân phải hoạt động.

Nguyên nhân khiến đốt sống cổ bị lồi

Thời gian khiến cho xương khớp bị lão hóa, từ độ tuổi trung niên thì các đĩa đệm cột sống bắt đầu biến dạng, đốt sống cổ cũng bị lồi ra do các thay đổi như:

Thoái hóa cột sống cổ

Đốt sống cổ bị lồi được xem là một phần bình thường của quá trình lão hóa. Đĩa đệm mòn và kém đàn hồi dẫn tới cột sống cổ bị lồi bắt đầu vào khoảng 30 tuổi. Đến ngoài 60 tuổi, cứ 10 người thì có tới 9 người mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ.

Thoát vị đĩa đệm cổ

Thoái hóa khiến cho một phần của đĩa đệm bị rách và xẹp xuống. Thoát vị đĩa đệm rất dễ khiến cho các mô mềm và dây thần kinh bị chèn ép rồi gây ra tình trạng đau đớn, tê hoặc ngứa ran.

Dị tật bẩm sinh

Người có thành viên trong gia đình từng bị lồi đĩa đệm đều có nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn bình thường.

Sai tư thế

Sinh hoạt, làm việc, ngồi hay thường xuyên phải lao động nặng nhọc, mang vác không đúng tư thế khiến cho cột sống bị áp lực lớn trong thời gian dài. Từ đó, khiến cho đĩa đệm ngày càng mòn đi dẫn tới tình trạng đốt sống cổ bị lồi.

Mang vác nặng không đúng tư thế dễ dẫn tới đốt sống cổ bị lồi
Mang vác nặng không đúng tư thế dễ dẫn tới đốt sống cổ bị lồi

Chấn thương

Chấn thương ở cổ sẽ khiến cho quá trình lão hóa thúc diễn ra nhanh hơn. Chấn thương gây ảnh hưởng đến các sụn ở khớp, mô xương nay trực tiếp cọ xát vào mô xương khác rồi tác động lên đĩa đệm.

Khi đĩa đệm đã bị vỡ, cơ thể sẽ hình thành xương mới để củng cố cột sống. Và đó chính là gai xương gây chèn ép các rễ thần kinh rồi xảy ra tình trạng đau đớn cho người bệnh.

Lý do khác

Bên cạnh các nguyên nhân đã nói thì hút thuốc, thừa cân, lười vận động… cũng sẽ khiến cho đốt sống cổ bị lồi ra do áp lực đốt sống cổ tăng cao, đĩa đệm bị mỏng đi và xẹp lại.

>>> Xem thêm: Xẹp đốt sống là gì? Xẹp đốt sống có chữa được không?

Đốt sống cổ bị lồi có nguy hiểm không?

Đốt sống cổ bị lồi nếu như không phát hiện và có phương pháp điều trị sẽ rất nguy hiểm. Nó có thể khiến cho người bệnh bị liệt tứ chi, liệt nửa người, nhiễm trùng ngực tái phát hay vết loét tì đè.

Một số trường hợp, đốt sống cổ bị lồi có thể gây ra tình trạng đau mãn tính và rối loạn hệ thần kinh trầm trọng. Lồi đốt sống cổ chèn ép lên các rễ thần kinh hay tủy sống còn gây ra tổn thương vĩnh viễn.

Cách điều trị đốt sống cổ bị lồi

Người bệnh phát hiện và điều trị sớm đúng theo phác đồ của bác sĩ đều mang lại hiệu quả tích cực trong phục hồi đốt sống cổ bị lồi. Tuy nhiên, chỉ được dùng khi đã có sự chỉ định của bác sĩ

Dùng thuốc

  • Thuốc không kê đơn (OTC): Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) chẳng hạn như ibuprofen hay naproxen với công dụng là giảm đau vùng đĩa đệm bị lồi ra.
  • Thuốc opioid: Khi cơn đau trở nên dữ dội mà thuốc OTC không mang lại hiệu quả, người bệnh có thể dùng opioid theo chỉ định của bác sĩ. Nên nhớ, chỉ được dùng loại thuốc này khi có chỉ định cũng như kiểm soát chặt chẽ bởi nó có thể gây nghiện và tác dụng phụ.
  • Thuốc giãn cơ: Thuốc này sẽ giúp cho cơ bị đau được giãn ra, nhất là vùng cổ. Tuy nhiên, nó cũng sẽ khiến người bệnh mệt mỏi và tác dụng phụ khác nếu sử dụng thường xuyên.
  • Thuốc giảm đau dây thần kinh: Trường hợp đau kéo dài thì bệnh nhân hoàn toàn có thể được bác sĩ kê thuốc chống giật, gabapentin nhằm giảm đau dây thần kinh. Đổi lại, nó sẽ gây cho người dùng buồn ngủ và có tác dụng phụ khác.

Vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu cũng sẽ giúp cho đốt sống cổ bị lồi được cải thiện đáng kể.

  • Kéo giãn cổ: Sẽ giúp cho vùng cổ được giảm đau, giảm áp lực.
  • Tăng cường cơ cổ: Các bài tập này có vai trò tăng cường cơ cổ, giảm áp lực lên vùng cổ về lâu dài.
  • Cải thiện tư thế: Thực hiện các tư thế đứng, ngồi, mang, vác đúng để giảm thiểu tốt nhất tình trạng đốt sống cổ bị lồi.

Tiêm thuốc

Thực hiện tiêm ngoài màng cứng và tiêm thần kinh tủy sống: Người bệnh có thể được thực hiện phương pháp tiêm này từ bác sĩ nhằm giảm triệu chứng của việc phình đĩa đệm cột sống.

Phẫu thuật

Phẫu thuật sẽ được đưa vào nếu như các phương pháp khác điều trị đốt sống cổ bị lồi không mang lại hiệu quả. Dưới đây là một số các biện pháp phẫu thuật như.

Phẫu thuật được can thiệp khi các biện pháp điều trị đốt sống cổ bị lồi không hiệu quả
Phẫu thuật được can thiệp khi các biện pháp điều trị đốt sống cổ bị lồi không hiệu quả
  • Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm: Được hiểu là phẫu thuật phần đĩa đệm bị lồi ra gây ảnh hưởng đến dây thần kinh hay cơ xung quanh cổ.
  • Nucleotomy: Hút hoặc cắt bỏ các mô xung quanh đĩa đệm bị thoát vị bằng laser.
  • Cắt đốt sống: Thực hiện loại bỏ một phần cột sống nhằm tạo không gian cho các dây thần kinh.
  • Hợp nhất cột sống: Có thể thực hiện nối hai hay nhiều đốt sống lại với nhau nhằm loại bỏ các đĩa đệm đã hỏng.
  • Thay thế đĩa đệm: Được hiểu là thay đĩa đệm bằng đĩa đệm nhân tạo.4.5. Chườm nóng lạnh

Sử dụng chườm nóng hay lạnh có thể giúp giảm các triệu chứng đau thắt cơ. Tùy vào nguyên tắc, người bệnh hoàn toàn dùng chườm lạnh trong 24h đầu tiên sau đó dùng chườm nóng để cơ thể cảm thấy thoải mái nhất.

Biện pháp phòng chống đốt sống cổ bị lồi

Như đã đề cập thì đốt sống cổ bị lồi là dấu hiệu sớm của nhiều bệnh liên quan đến xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống… Thay vì phải đi điều trị, tốt hơn hết nên phòng tránh từ sớm bằng các biện pháp như:

  • Ăn uống, sinh hoạt khoa học và nghỉ ngơi phù hợp.
  • Duy trì cân nặng ở mức vừa phải.
  • Rèn luyện, vận động giúp cho xương khớp được dẻo dai và có nhiều dưỡng chất hơn.
  • Mang vác nặng nên đúng tư thế: Thẳng lưng, ôm vật sát người rồi mới bê lên.
  • Nên vận động đối thường xuyên đối với những ai có công việc phải ngồi một chỗ.

Những bệnh nhân mắc bệnh về xương khớp thường rất hay gặp phải tình trạng đốt sống cổ bị lồi ra. ICCARE hiểu được mức độ nguy hiểm của vấn đề này và mong muốn giúp cho khách hàng luôn có được sức khỏe tốt bằng cách điều trị cũng như phòng tránh bên trên.

>>> Xem thêm: Gai đốt sống cổ là gì? Bị gai đốt sống cổ có chữa được không?

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    chat zalo call