iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Dây đau xương có tác dụng gì, chữa bệnh nào?

Trong dân gian, cây dây đau xương vẫn được xem là một loại thuốc nam có tác dụng rất tốt để chữa bệnh nếu như áp dụng đúng. Vậy loại cây nào nhận dạng như thế nào và tác dụng của nó là gì? Bài viết dưới đây phòng khám xương khớp Hà Nội ICCARE sẽ trả lời thắc mắc này một cách chi tiết nhất.

Đặc điểm nhận dạng cây dây đau xương

Dây đau xương hay còn được gọi là cây khoan cân đằng thuộc họ cây leo dài từ 7-8cm, thân hình trụ và màu xám. Lá của loại cây này mọc so le, hình trái tim và có gân. Mặt trên của lá bóng nhắn trong khị mặt dưới có lớp lông tơ trắng. 

Dây đau xương có hoa màu vàng lục, được mọc từng cụm từ kẽ lá thành từng chùm hoặc cũng có thể là đơn lẻ. Quả dây đau xương có hình bầu dục hoặc hình tròn. Khi chín, loại quả này sẽ chuyển sang màu đỏ chứa hạt và chất nhầy bên trong.

Dây đau xương có đặc điểm khá dễ nhận biết
Dây đau xương có đặc điểm khá dễ nhận biết

Tác dụng của dây đau xương

Dây đau xương có nhiều lợi ích đối với người mắc bệnh xương khớp
Dây đau xương có nhiều lợi ích đối với người mắc bệnh xương khớp

Rất nhiều người không khỏi thắc mắc dây đau xương có tác dụng gì? Theo nghiên cứu thì thành phần hợp chất loại cây này gồm: Ancolit, tinosinen, dinorditerpen glucosid và cả tinosinesid A, B. Tác dụng của các hợp chất này là giúp ức chế hoạt tính gây co thắt cơ trơn của histamin, acetylcholin trong thí nghiệm ruột cô lập. 

Dây đau xương còn còn ảnh hưởng đến huyết áp động vật thí nghiệm, ức chế hệ thần kinh trung ương biểu hiện ở một số các hiện tượng quan sát bên ngoài, tác dụng hiệp đồng với thuốc ngủ, an thần hay thuốc lợi tiểu.

Dây đau xương có vị đắng, mát, quy vào kinh can, được sử dụng trong các trường hợp như khu phong trừ thấp hay thư cân hoạt lạc. Hoặc cũng có thể được sử dụng để điều trị các chứng của bệnh tê thấp, đau xương hay đau người và dùng làm thuốc bổ.

>>> Xem thêm: Đau xương ống chân nguyên nhân do đâu, điều trị thế nào?

Dây đau xương chữa bệnh gì?

Với các công dụng của mình, dây đau xương trị được khá nhiều các loại bệnh. Dưới đây là một số các bệnh điển hình như.

Chữa trật khớp, bong gân

Nguyên liệu: Lấy một lượng vừa đủ xương rồng bà, lá thầu dầu tía và lá canh châu, gừng sống, lá náng, lá kim cang cả vỏ sòi, lá mua, huyết giáp, vỏ núc nác, củ nghệ, đinh hương, quế lẫn các loại cây khác như hạt trấp, lá bưởi bung, hồi hương, lá dây đau xương, hạt máu chó cùng với lá tầm gửi cây khế.

Cách dùng: Lấy toàn bộ các nguyên liệu đã nói trên giã nhỏ với nhau. Sau đó đi sao để làm nóng tiếp tục cho vào một chiếc khăn sạch để thực hiện đắp lên vùng bị đau.

Dây đau xương có tác dụng chữa trật khớp và bong gân
Dây đau xương có tác dụng chữa trật khớp và bong gân

Trị thấp khớp

Nguyên liệu: Thu gom mỗi loại một chút bao gồm huyết giác, lá lốt, tầm xuân và kê huyết đằng, ngưu tất lẫn rễ bưởi bung, hoàng lục cùng với thổ phục linh, dây đau xương thêm cả hoàng nàn chế.

Cách dùng: Sau khi đã thu gom tất cả các nguyên liệu thì nên sửa sạch sẽ rồi đun nước uống như bình thường. Uống kiên trì và thay cho nước lọc.

Chữa đau lưng, mỏi gối

Dây đau lưng chữa đau lưng mỏi gối hiệu quả
Dây đau lưng chữa đau lưng mỏi gối hiệu quả

Nguyên liệu: Bao gồm rễ cỏ xước, dây đau xương và cả thỏ ty tử, củ mài (mỗi loại 12g). Tiếp tục thu gom tiếp 16g mỗi vị như tỳ giải, cốt toái bổ và cả đỗ trọng.

Cách dùng: Lấy tất cả các nguyên liệu nói trên thành một thang thuốc. Có thể sắc nước uống hoặc ngâm rượu trong vòng 1 tháng và dùng dần mỗi ngày để giúp triệu chứng được giảm đi.

Trị rắn cắn

Nguyên liệu: Để trị rắn cắn, mọi người sẽ cần chuẩn bị 20g lá tía tô cùng với 20g dây đau xương và cả 30g lá thài lài kết hợp 50g rau sam. Sau khi đã có đầy đủ các loại nguyên liệu thì tiếp tục thực hiện theo cách dưới đây.

Cách dùng: Sử dụng toàn bộ các nguyên liệu ở dạng tươi, không phơi khô và rửa sạch. Tiếp tục thực hiện giã nhuyễn sau đó vắt lấy phần nước để uống, phần bã còn lại dùng để đắp lên vết rắn cắn.

Trị đau nhức xương khớp

Nguyên liệu: Chuẩn bị sẵn cây dây đau xương cộng thêm cả rượu trắng. Lưu ý cây dây đau xương cần phải thái nhỏ rồi sao vàng. Tùy thuộc vào mục đích hoặc lưu lượng mỗi người sẽ lấy sao cho phù hợp nhất.

Cách dùng: Lấy phần thân dây đau xương đã chuẩn bị hòa với rượu tỷ lệ 1:5 rồi ngâm  trong vòng 1 tháng. Sau đó là lấy chén nhỏ để dùng mỗi ngày, cứ 3 lần/ngày. Trường hợp không uống được rượu có thể lấy thân dây đau xương để sắc thuốc uống liên tục từ 15-20 ngày.

Trị đau nhức xương khớp bằng dây đau xương
Trị đau nhức xương khớp bằng dây đau xương

Chữa sưng đỏ mu bàn chân lẫn đầu gối

Nguyên liệu: Cần chuẩn bị sẵn 20g cho mỗi vị rễ, lá cây lá lốt, cốt khí củ, rễ cỏ xước và cả dây đau xương, dây cam thảo. Toàn bộ đều phải được làm sạch sẽ khỏi bụi bẩn và đất cát…

Cách dùng: Lấy toàn bộ dược liệu đem sắc rồi chắt lấy phần nước để dùng liên tiếp trong 7 – 21 ngày.

Trị chứng liệt nửa người phải

Nguyên liệu: Chuẩn bị 10g rễ đinh lăng, 3g gừng tươi và 8g mỗi vị gồm cây xấu hổ, trâu cổ, đậu chiều lẫn dây đau xương. Thêm 6g cây thần sa cùng 5g mỗi vị như quế, quả hồ tiêu chín và 4g cây bách bệnh.

Cách dùng: Đem toàn bộ các nguyên liệu kể trên để sắc lấy nước uống.

Dây đau xương rõ ràng là một loại cây thuốc nam vô cùng hữu ích với nhiều công dụng khác nhau. Nếu như bạn đang mắc phải một trong những vấn đề nêu trên, hoàn toàn có thể dùng cây dây đau xương kết hợp một số nguyên liệu để chữa hiệu quả.

>>> Xem thêm: Đau xương khớp kiêng ăn gì cho nhanh khỏi

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    chat zalo call