iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Đau xương ống chân nguyên nhân do đâu, điều trị thế nào?

Đau xương ống chân có rất nhiều nguyên nhân mà trong đó không thể  không kể tới các bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng này thường xuyên cần kiểm tra sớm và tìm ra nguyên nhân. Từ đó, có các phương án điều trị phù hợp để bảo đảm sức khỏe.

Đau xương ống chân là gì?

Đau xương ống chân được hiểu là tình trạng cẳng chân bị đau nhức, khó chịu và căng cứng. Nó có thể diễn ra ở mặt trên hoặc mặt dưới của cẳng chân với nhiều nguyên nhân khác nhau từ bắp chân, cơ hay xương và mô mềm bị tổn thương. Người bị đau xương ống chân có thể sẽ chịu các cơn đau nhức kéo dài hay đột ngột tùy vào mức độ nghiêm trọng của từng người.

Đau xương ống chân khiến người bệnh đi lại khó khăn
Đau xương ống chân khiến người bệnh đi lại khó khăn

Triệu chứng đau xương ống chân

Khi mắc phải chứng đau xương ống chân, người bệnh thường phải chịu các cơn đau âm ỉ hoặc đau nhói rất khó chịu. Cảm giác đau sẽ dọc theo cẳng chân khiến cho việc đi lại bị cản trở và đôi khi là sưng nhẹ.

Đau xương ống chân ban đầu sẽ khiến cho người bệnh phải ngừng các hoạt động đang diễn ra. Tuy nhiên, một số trường hợp cũng vẫn sẽ diễn ra cho dù bạn đã nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, đau nhức ống chân tăng lên mỗi khi phải hoạt động mạnh như đi lại hoặc chạy nhảy.

Đau xương ống chân khi nào nên đi khám?

Khi gặp phải tình trạng đau xương ống chân và kèm theo các biểu hiện dưới đây thì cần phải đi khám càng sớm càng tốt:

  • Các cơn đau kéo dài và diễn ra trên 5 ngày.
  • Cơn đau kèm theo biểu hiện cứng khớp, viêm khớp và đỏ.
  • Đau âm ỉ liên tục trong 24h.
  • Người bệnh gặp khó khăn đi lại do các cơn đau gây ra.
  • Cơn đau bị tăng lên khi vận động.
  • Cơn đau do các chấn thương như té, ngã, tai nạn gây ra.

Nguyên nhân đau xương ống chân

Việc bị đau trong xương ống chân có thể do rất nhiều các nguyên nhân khác nhau. Từ đó, gây cản trở và đảo lộn cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Tình trạng buốt ống chân cũng có thể do tập thể dục mà ra. Nguyên nhân là không khởi động kỹ trước khi tập luyện dân tới hiện tượng đau và mỏi cơ xương, nhất là đối với xương ống chân.

Đau xương ống chân hoàn toàn có thể do lao động quá sức và vất vả gây ra. Hoặc do đặc thù công việc khiến cho bạn phải đi lại nhiều khiến cho áp lực tác động đến hệ cơ xương rồi làm xương đau nhức.

Một số trường hợp có bệnh lý như viêm cơ, viêm xương khớp hay ung thư xương ống chân hoặc giãn tĩnh mạch…. cũng gây ra tình trạng đau xương ống chân. Cơn đau thường sẽ xuất hiện mỗi lần di chuyển hoặc hoạt động mạnh.

Các chấn thương mạnh làm chân bị va đập, tổn thương và dẫn tới đau xương ống chân. Ngoài ra, việc thiếu đi vitamin D hay thiếu canxi ở phụ nữ đang mang thai và sau sinh cũng sẽ khiến cho hiện tượng này xuất hiện.

Những người trẻ tuổi vẫn đang trong quá trình phát triển cũng có thể bị đau xương ống chân. Đây là một dấu hiệu không cần lo lắng bởi xương và sụn phát triển bình thường. Song, cơ bắp thì vẫn chưa thể phát triển với tốc độ như nhau.

Chẩn đoán đau xương ống chân như thế nào?

Để có thể xác định đau ống chân là bệnh gì thì bác sĩ thường sẽ tiến hành kiểm tra 2 bài bao gồm.

Khám lâm sàng

Quan sát và đánh giá mức độ tổn thương ở khu vực bị đau, tần suất cơn đau và triệu chứng đau. Ngoài ra, người bệnh cũng phải cung cấp một số thông tin như tiền sử bệnh, thói quen sinh hoạt… để có thể nắm bắt tình trạng cụ thể.

Khám lâm sàng để nắm bắt tình trạng đau xương ống chân
Khám lâm sàng để nắm bắt tình trạng đau xương ống chân

Xét nghiệm hình ảnh

Chụp X-quang giúp cho bác sĩ có thể xác định được chính xác các tổn thương hoặc vấn đề về xương. Để tìm ra nguyên nhân gây đau buốt xương ống chân, X-quang xương sẽ được chụp tại các vị trí như khớp gân hoặc dây chằng và cơ.

Chụp cộng hưởng từ MRI là một trong những phương án phổ biến và hiện đại được áp dụng nhằm đánh giá mức độ tổn thương hay tổn thương xương. Ngoài ra, còn giúp bác sĩ phát hiện các vấn đề về xương như: Thoát vị đĩa đệm, loãng xương và cả viêm khớp gối…

Xét nghiệm tế bào máu cũng là một phương án chẩn đoán cần cho đau xương ống chân. Mục đích của xét nghiệm này để phát hiện sự gia tăng hay phát triển bất thường của bạch cầu trong máu. Từ đó có thể phát hiện việc đang bị nhiễm trùng hoặc viêm.

Xét nghiệm axit uric là được sử dụng để phát hiện bệnh gout cho bệnh nhân. Một khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao thì rõ ràng bạn đang nguy cơ rất lớn bị gout và dẫn tới tình trạng đau xương ống chân.

Phương pháp điều trị đau xương ống chân

Việc điều trị đau xương ống chân như thế nào còn phụ thuộc vào nguyên nhân, tình trạng của mỗi người để áp dụng phương án phù hợp. Dù vậy, thì người bệnh vẫn có thể khắc phục tại nhà bằng các cách như sau.

Nghỉ ngơi

Ngay sau khi có dấu hiệu đau xương ống chân dù là nguyên nhân gì đi nữa thì người bệnh cũng nên hạn chế di chuyển. Thậm chí là dừng mọi hoạt động để triệu chứng không nặng hơn và cần có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và phục hồi.

Nghỉ ngơi là một cách giảm đau xương ống chân
Nghỉ ngơi là một cách giảm đau xương ống chân

Chườm đá và nóng

Chườm đá cũng là một cách điều trị tại nhà hiệu quả để giảm đau, gây tê trong thời gian ngắn và kích thích quá tình làm lành. Nên lấy đá cho vào túi sạch hay khăn sạch và chườm lên khu vực đau từ 10-15 phút.

Ngược lại, chườm nóng cũng sẽ giúp cho máu được lưu thông tốt hơn, hạn chế các cơn đau và giảm viêm. Cách dùng là lấy khăn sạch nhúng nước ấm vắt khô và chườm lên vùng bị đau. Ngoài ra, cũng có thể dùng túi chườm chuyên dụng để chườm trong 10-15 phút.

Áp dụng các bài tập

Việc áp dụng các bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp cho xương khớp được kéo giãn, linh hoạt và thư giãn. Ngoài ra, một số động tác khó về vật lý trị liệu hay chuyên sâu cũng được khuyến khích nhưng cần có sự tư vấn hay hướng dẫn từ bác sĩ.

Cách phòng tránh đau xương ống chân

Để giảm thiểu tình trạng đau xương ống chân hiệu quả thì chúng ta nên có một cuộc sống lành mạnh với các lưu ý sau đây.

Trước khi chơi thể thao hay tập luyện cần có thời gian để khởi động làm nóng và linh hoạt các cơ, xương, khớp. Từ đó, giảm thiểu các chấn thương như bong gân, trật khớp… Đồng thời nên ưu tiên các bộ môn an toàn như bơi lội, đạp xe, đi bộ…

Kể cả là sau khi tập luyện hay trong cuộc sống hằng ngày thì thời gian nghỉ ngơi luôn phải được diễn ra phù hợp. Với việc nghỉ đủ sẽ giúp các cơ, xương được phục hồi và tránh làm việc quá sức dẫn tới tổn thương.

Bổ sung các chất vitamin D, canxi, protein, magie… để giúp cho xương chắc khỏe hơn. Đồng thời, hạn chế các loại đồ uống có cồn và chất kích thích khác. Sẽ tốt hơn nếu như bạn thường xuyên ngâm chân bằng nước muối ấm trước khi đi ngủ.

Rất nhiều người từng bị đau xương ống chân có thể là ngắn hoặc âm ỉ dài ngày mà không rõ nguyên nhân là gì? Thông qua bài viết này, bạn sẽ phần nào hiểu được tình trạng đau xương ống chân đến từ đâu và khi nào cần phải thăm khám nhằm bảo đảo sức khỏe, tránh các vấn đề nghiêm trọng. Đừng quên ghé thăm website phòng khám chiropractic ICCARE để cập nhật thông tin về sức khỏe mới nhất nhé!

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    X iCCare chăm sóc sức khoẻ
    bền vững cho cả gia đình!
    chat zalo call