Càng gần Tết tình trạng đau xương khớp trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người. Thời tiết thay đổi, mưa lạnh, áp lực công việc, vận động sai tư thế, tiệc tùng nhiều,… là những lý do hàng đầu ảnh hưởng tiêu cực đến xương khớp. Cùng iCCARE tìm hiểu cách chăm sóc hệ cơ xương khớp đúng cách để có thể vui Tết trọn vẹn.
Phòng ngừa những cơn đau nhức xương khớp để đón mùa Tết trọn vẹn
1. Tại sao nhiều người dễ bị đau xương khớp mùa Tết?
Đáng lẽ ra sau một năm bận bịu với trăm ngàn việc, Tết phải là dịp để mọi người nghỉ ngơi, thảnh thơi bên gia đình và người thân, “sạc” đầy năng lượng để đón chào năm mới với những dự định, mục tiêu mới. Tuy nhiên, Tết chưa kịp về mà nhiều người đã phải đón những cơn đau xương khớp, mùa Tết có thể trở thành “thảm họa”.
Bởi vì khối lượng công việc những ngày cận Tết thường nhiều gấp 2, gấp 3 ngày thường, liên tục “chạy việc” để giải quyết KPI mùa cuối năm. Lao động gấp gáp với cường độ cao làm tăng áp lực lên hệ cơ xương khớp, dẫn đến tình trạng đau mỏi và căng cứng khớp, nhất là các khớp chịu tải trọng lớn như cột sống thắt lưng, khớp gối, khớp vai…
Bên cạnh đó, trong quá trình dọn dẹp và sửa sang nhà cửa đón Tết, cơn đau khớp có thể xuất hiện khi vận động liên tục ở các tư thế như quỳ gối lau sàn nhà, vươn cao tay lau cửa kính, khom lưng khiêng chậu cây cảnh…hay vận động sai tư thế khi cúi người bê đồ.
Ngoài ra, thời tiết cuối năm mưa lạnh cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ đau khớp. Khi nhiệt độ xuống thấp, áp suất không khí giảm, các mạch máu quanh khớp có xu hướng co lại, khiến lưu lượng máu đến khớp suy giảm. Đồng thời, hệ thống gân, cơ và các mô xung quanh khớp cũng giãn ra, làm tăng mức độ đau và sưng khớp.
Người lớn tuổi và người có bệnh nền như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp… là những đối tượng chịu ảnh hưởng lớn nhất từ cơn đau khớp khi trời chuyển lạnh. Dù vậy, làm việc cường độ cao, dưới thời tiết lạnh, người trẻ khỏe cũng khó tránh được cảm giác đau nhức khớp.
>>> Tìm hiểu thêm: Top 11 món ăn phổ biến ngày Tết người bị đau khớp nên tránh xa
2. Bí quyết bảo vệ xương khớp để Tết vui trọn vẹn
2.1 Giữ ấm cơ thể
Năm ngoái chúng ta có thể khỏe, thấy thời tiết mát mẻ nhưng có thể năm nay sức chịu đựng của bạn đã khác nên không nên chủ quan với chuyện lạnh. Luôn giữ ấm cơ thể, tắm nước ấm để tránh nhiễm lạnh làm suy giảm hệ miễn dịch, gây ảnh hưởng đến xương khớp.
Chú ý giữ ấm cơ thể bằng cách uống trà nóng, đi tất chân và đeo găng tay, mặc đủ ấm,… Nếu trời mưa hoặc quá lạnh thì nên hạn chế đi ra ngoài.
Khi có cơn đau nhức xương khớp vào ngày Tết hãy ngâm chân tay vào nước ấm hoặc dùng túi chườm nóng để làm mềm cơ, giãn mạch. Việc làm này sẽ giúp cải thiện vận động và giảm đau ở khớp.
2.2 Sắp xếp công việc hợp lý
Chúng ta nên bắt tay lên kế hoạch giải quyết việc gì trước, cái gì cần trước Tết, cái gì cần sau Tết để tránh bị dồn công việc. Nhất là công việc dọn dẹp nhà cửa nên bắt đầu làm từ sớm, mỗi ngày làm một chút. Tránh động tác sau: ngồi xổm, ngồi xếp bằng, ngồi một chỗ quá lâu, khom lưng, khiêng vác,… Nếu muốn nâng đồ vật nặng từ dưới sàn lên cao nên ngồi chùng gối xuống để phân phối sức nặng lên hai đùi (càng gần vật nâng càng tốt), sau đó nâng chậm và nhẹ nhàng, giữ lưng thẳng. Khi đi, lưu ý thay đổi hướng đi bằng bàn chân, hạn chế xoay người, mắt nhìn thẳng phía trước. Tư thế này sẽ giúp giảm lực tải lên cột sống, tránh đau lưng.
2.3 Chú ý thực phẩm, dinh dưỡng
Thói quen ăn uống thả ga mùa Tết cũng được coi là “kẻ thù của bệnh khớp”. Trong đó, ăn nhiều món có nhiều chất béo như thịt kho tàu, thịt đông, chân giò, chả mỡ, lạp xưởng…; các loại bánh mứt, nước ngọt, lạm dụng rượu bia… sẽ làm tăng phản ứng viêm tại khớp. Ngoài ra, tiêu thụ nhiều món ăn mặn như thịt muối, thịt xông khói, cá kho… có thể gây co mạch, giảm lượng máu được lưu thông, giảm hấp thu canxi dẫn đến các cơn đau khớp.
2.3.1 Người đau xương khớp nên tránh các thực phẩm:
Hạn chế muối ăn: Thực phẩm giàu muối gây giữ nước trong các tế bào của khớp, dẫn tới viêm sưng ở các khớp
Hạn chế thực phẩm chiên rán: Thực phẩm chiên sẽ khiến mức cholesterol trong cơ thể tăng lên là nguyên nhân khiến triệu chứng viêm khớp thêm nặng.
Hạn chế thịt đỏ: thịt bò, thịt dê, thịt cừu,… chứa muối, thực phẩm chiên rán (nguyên nhân viêm khớp thêm nặng)
Đặc biệt tránh rượu bia: đây là 2 thứ làm sức khỏe cơ xương khớp bị suy giảm nhanh. Chất cồn có đặc tính gây viêm cao, có thể kích thích tình trạng viêm khớp. Nếu không tránh được thì uống không quá 2 đơn vị cồn/ngày với nam giới, 1 đơn vị cồn/ngày đối với nữ giới và không uống quá 5 ngày/tuần. Một đơn vị cồn tương đương ¾ lon bia 330ml (5%), một ly rượu vang 100ml (13,5%) hoặc một chén rượu mạnh 30ml (40%).
2.3.2 Thực phẩm nên ăn
Khi tiệc tùng mùa Tết, người bệnh khớp nên tăng cường ăn nhóm thực phẩm cung cấp những dưỡng chất có lợi cho khớp như cá hồi, cá trích, cá mòi, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, rau lá xanh, trái cây tươi… Lưu ý uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày (khoảng 40 ml/kg trọng lượng cơ thể) để hỗ trợ điều hòa miễn dịch, giúp quá trình sản xuất dịch khớp chất lượng và ổn định tính đàn hồi của sụn khớp.
2.4 Duy trì tập thể dục
Nên dành ra ít nhất 30 phút/ngày cho việc tập thể dục. Hoạt động thể chất giúp thư giãn cơ khớp, tăng lưu lượng máu đến khớp và tăng khả năng hấp thu dưỡng chất cho sụn khớp, góp phần ngăn chặn cơn đau khớp khởi phát.
2.5 Phương pháp điều trị xương khớp an lành hiệu quả
Chiropractic là phương pháp bảo tồn hệ thần kinh cột sống, khắc phục hiệu quả các cơn đau nhức xương khớp mùa lạnh mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.
Nhờ lực tay vừa phải của bác sĩ, tác động nắn chỉnh lại những cấu trúc sai lệch ở vị trí khớp đau nhức về đúng vị trí, từ đó làm giảm đau xương khớp đáng kể, khôi phục khả năng linh hoạt của hệ khớp.
>>> Tìm hiểu thêm: Những thói quen xấu ngày Tết dễ gây bệnh khớp
ICCARE có hơn kinh nghiệm 13 năm làm việc với đội ngũ bác sĩ nước ngoài, kỹ thuật viên dày dặn kinh nghiệm, và các thiết bị điều trị tối tân. Mọi câu hỏi của bạn về các bệnh lý xương khớp và dịch vụ của iCCARE CHIROPRACTIC CLINIC vui lòng liên hệ qua hotline 096 393 1999 để được tư vấn cụ thể.