iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Đau xương chậu là bệnh gì, nguy hiểm không và điều trị thế nào?

Đau xương chậu nói chung và đau vùng xương chậu sau lưng không hề hiếm gặp ở cả nam lẫn nữ. Việc nắm được nguyên nhân gây bệnh cũng như xác định mức độ nghiệm trọng có vai trò lớn trong việc áp dụng cách điều trị đau xương chậu một cách tốt nhất. Bài viết này phòng khám chiropractic Hà Nội sẽ giải đáp cũng như cung cấp mọi thông tin cho mọi người về điều đó.

Đau xương chậu là gì?

Xương chậu là xương có hình chậu có vai trò nâng đỡ cơ thể cũng như bảo vệ các cơ quan bên trong bụng. Xương chậu bao gồm: Xương cùng, xương cụt và 3 xương hông (xương mu, xương hông và ụ ngồi). 

Theo đó, đau xương chậu hay đau vùng xương chậu được hiểu là cơn đau xuất hiện ở vị trí dưới rốn và bên trên xương đùi của cơ thể. Cơn đau có thể lan xuống phần lưng dưới, mông, đùi với tần suất âm ỉ hay dữ dội. Đôi khi, đau xương chậu sẽ xảy ra ở những thời điểm nhất định như đi tiểu hay quan hệ tình dục.

Đau xương chậu xuất hiện ở vùng dưới rốn và trên khu vực xương đùi
Đau xương chậu xuất hiện ở vùng dưới rốn và trên khu vực xương đùi

Thông thường, đau xương chậu sẽ được chia làm hai nhóm như sau:

Đau xương chậu cấp tính hay còn được hiểu là đau dưới 6 tháng. Đây là một dạng mà khiến cho bệnh nhân cảm thấy rất khó chịu khi phải đối mặt với các cơn đau đột ngột, diễn ra dữ dội, đau nhói, quặn thành từng cơn.

Đau xương chậu mãn tính là loại đau kéo dài trên 6 tháng đối với người bệnh. Khi này, bạn cũng sẽ phải đối mặt với các cơn đau quặn nhưng đương nhiên thời gian sẽ kéo dài hơn. Đồng thời, các cơn đau sẽ trở nên âm ỉ và dai dẳng không có dấu hiệu của sự thuyên giảm.

Triệu chứng đau xương chậu

Thực tế, người bệnh sẽ khá là khó để phân biệt được rằng đau xương chậu hay đau ở các vị trí xung quanh nó. Vì vậy, nhằm mang lại sự chính xác thì mọi người cần phải dựa vào triệu chứng của bệnh lý. Mỗi khi đối mặt với đau xương chậu, thông thường người mắc sẽ có dấu hiệu điển hình như: 

  • Cảm thấy đau nhói như dao đâm, bỏng rát và đột ngột.
  • Các cơn đau xuất hiện rất từ từ và không biến mất ngay.
  • Đau âm ỉ, cảm thấy nặng nề, áp lực.
  • Đau xoắn hay thắt nút.
  • Cảm thấy đau quặn thắt hay đau nhói, xuất hiện bị ngắt quãng.
  • Cơn đau xuất hiện khi người bệnh vận động như đi tiểu hay quan hệ tình dục.

Biến chứng khi bị đau xương chậu

Đau xương chậu bên trái hay đau xương chậu bên phải có mức độ nguy hiểm còn tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Song, khi mắc phải tình trạng này thì bệnh vẫn sẽ đối diện với một loạt biến chứng nếu không được can thiệp kịp thời: Nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng, sốc mất máu hay sốc giảm thể tích và suy đa cơ quan.

Những ai thường hay đau xương chậu?

Bất cứ ai cũng có thể bị đau vùng xương chậu sau lưng hay đau xương chậu nói chung nhưng nữ giới vẫn là đối tượng dễ mắc hơn là nam. Bên cạnh đó, những đối tượng nguy cơ sẽ khác nhau tùy theo nguyên nhân gây bệnh đau xương chậu. Ví dụ như đau xương chậu mãn tính thường thấy ở nam giới dưới 50 tuổi. Trong khi đó, tình trạng tăng sản tuyến tiền liệt lành tính lại thường gặp ở nam giới cao tuổi. Cụ thể, độ tuổi từ 51 – 60 tỷ lệ mắc là khoảng 50% và 90% ở nam giới cho người từ 80 tuổi.

Ngoài ra, một số các đối tượng này cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh đau xương chậu: Những người quan hệ tình dục không an toàn, tuổi tác còn khiến phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới hoặc sa cơ quan vùng chậu ở nữ. Phụ nữ đang trong quá trình mang thai, chấn thương lưng, xương chậu cũng sẽ gây ra việc đau xương chậu.

Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ đau xương chậu
Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ đau xương chậu

Đau xương chậu cảnh báo bệnh gì?

Đau xương chậu cảnh báo bệnh gì còn tùy thuộc và là nam hay nữ hay cho cả mọi đối tượng giới tính. Dưới đây là một số các bệnh lý gây ra  chứng đau xương chậu cụ thể.

Đau xương chậu ở nam và nữ

Nhiễm trùng đường niệu là một bệnh lý ở nam và nữ có thể gây ra chứng đau xương chậu. Các cơn đau thường sẽ xảy ra ở giữa xương chậu và quanh vùng xương mu với các biểu hiện là: Tiểu gấp, tiểu có mùi nồng, nóng rát, đau khi tiểu hoặc có thể gây sốt cho người bệnh.

Nhiễm trùng gây qua đường tình dục có thể gây bệnh lậu và chlamydia. Thực tế, nhiều bệnh nhân sẽ không biểu hiện triệu chứng cụ thể, dù vậy thì phụ nữ vẫn xuất hiện đau xương chậu mỗi khi đi tiểu. Ngoài ra, còn một số các dấu hiệu khác như tiết dịch bất thường từ âm đạo hay dương vật hoặc liên quan đến việc đi tiểu hoặc đại tiện.

Thoát vị cũng là một nguyên nhân có thể khiến cho người bệnh mắc chứng đau xương chậu. Đặc biệt, các cơn đau sẽ nặng hơn khi ho, hắt hơi, nâng vật nặng… Người mắc phải thoát vị đĩa đệm sẽ có các triệu chứng như cảm giác nặng và phình ra một khối cùng vụng chậu. Yếu, áp lực ở vùng thoát vị, đau và sưng quanh khu vực tinh hoàn.

Người mắc viêm ruột thừa cũng sẽ có nguy cơ bị đau xương chậu, bệnh lý này có thể diễn ra ở mọi lứa tuổi. Viêm ruột thừa gây đau vùng quanh rốn và di chuyển xuống vùng bụng dưới phía bên phải. Cơn đau sẽ nặng hơn khi người bệnh ho, hắt hơi với các triệu chứng như: Buồn nôn, nôn, sốt hay táo bón, tiêu chảy và ăn không ngon.

Đau xương chậu là một triệu chứng phổ biến ở cả nam và nữ
Đau xương chậu là một triệu chứng phổ biến ở cả nam và nữ

Sỏi thận hoặc nhiễm trùng cũng là một lý do mà người bệnh cảm thấy đau vùng xương chậu. Sỏi thận được hình thành từ canxi hay acid uric và không có triệu chứng gì trừ khi sỏi đã chuyển qua đường niệu quản. Khi này, cơn đau sẽ lan ra vùng hông, xương chậu và có cảm giác quặn thắt từ dữ đội cho tới giảm dần. Trong khi đó, nhiễm trùng sẽ xảy ra nếu vi khuẩn xâm nhập lên thận với hàng loạt triệu chứng như: Tiểu máu, tiểu đục và có mùi hôi, tiểu thường xuyên, nóng rát, nôn sốt hay ớn lạnh.

Chèn ép dây thần kinh thẹn xảy ra do chấn thương, phẫu thuật hay đau dây thần kinh. Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho người bệnh cảm thấy đau xương chậu với biểu hiện là đau nặng khi ngồi, giảm khi nằm hay đứng. Ngoài ra, người bệnh còn có các dấu hiệu như tiểu gấp, lắt nhắt hay táo bón, tê dương vật, bìu hay âm hộ, rối loạn cương dương, đau khi đại tiện.

Dính ruột được hiểu là tình trạng khi mà các cơ quan ở vùng bụng bị dính lại với nhau. Khi phẫu thuật có tới  90% người bệnh sẽ mắc phải bệnh lý này, theo đó, người dính ruột sẽ khiến cho vùng xương chậu bị căng và đau. Dính ruột không gây ra quá nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng vẫn khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn, nôn, bụng to, táo bón, nghe âm thanh lớn trong ruột.

Đau xương chậu ở nam

Viêm tuyến tiền liệt do nhiễm trùng là một căn bệnh xuất phát bởi vi khuẩn và gây ra việc đau xương chậu ở nam giới. Bên cạnh việc đau xương chậu ra thì người bệnh còn phải chịu một số các biểu hiện như là: Tiểu gấp, lắp nhắt, đau, bí tiểu, sốt, ớn lạnh, buồn nôn và mệt mỏi…

Đau vùng chậu mãn tính là tình trạng đau kéo dài trên 3 tháng mà không phải do bị nhiễm trùng hay các nguyên nhân khác. Bệnh lý này thường diễn ra ở nam giới với khả năng mắc từ 2-16% cho độ tuổi dưới 50. Khi mắc phải vấn đề này, người bệnh sẽ cảm thấy đau ở dương vật, tinh hoàn, đáy vùng chậu, bụng dưới. Ngoài ra, còn một số các triệu chứng khác như đau khi tiểu, xuất tinh, tiểu yếu, đau cơ khớp, mệt mỏi.

Hẹp niệu đạo là một tình trạng bị sưng, chấn thương hay nhiễm trùng đường niệu. Bệnh lý này thường xuất hiện 1% ở nam giới lớn tuổi, phụ nữ cũng có thể mắc nhưng ít phổ biến hơn. Khi mắc phải hẹp niệu đạo thì người bệnh sẽ cảm nhận được dấu hiệu đau xương chậu, tiểu ra máu, đau khi tiểu, rò rỉ nước tiểu và mất kiểm soát bàng quang.

Hẹp niệu đạo là một nguyên nhân gây đau xương chậu ở nam
Hẹp niệu đạo là một nguyên nhân gây đau xương chậu ở nam

Hội chứng đau sau thắt ống dẫn tinh cũng có thể gây ra chứng đau xương chậu cho người bệnh. Đây là một phương pháp tránh thai ở nam giới và có từ 1-2% bị đau tinh hoàn trong hơn 3 tháng sau khi thực hiện thủ thuật này. Cơn đau này có thể là liên tục hoặc ngắt quãng và xuất hiện đau khi cương cứng hay xuất tinh.

Đau xương chậu ở nữ

Đau khi rụng trứng cũng là một nguyên nhân khiến cho xương chậu của phụ nữ cảm thấy bị đau. Khi mà người bị đau xương chậu cho rụng trứng sẽ xuất hiện một loạt các dấu hiệu như: Kéo dài vài phút hay vài giờ, đau ở bên bụng nơi rụng trứng cũng như đau nhói, sắc.

Hội chứng tiền kinh nguyệt và đau bụng kinh cũng sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy đau vùng xương chậu trước và trong kỳ kinh nguyệt. Vấn đề này xảy ra do thay đổi nội tiết tố và tử cung co bóp để đẩy niêm mạc tử cung ra bên ngoài. Bên cạnh đau xương chậu, phụ nữ khi mắc hội chứng tiền kinh nguyệt và đau bụng kinh còn xuất hiện dấu hiệu như: Đau ngực, đầy hơi, thèm ăn, cáu gắt, đau đầu, nôn…

Thai ngoài tử cung sẽ gây ra các cơn đau như dao đâm hay đau nhói và đau vùng xương chậu. Bên cạnh đó, người bị thai ngoài tử cung còn  xuất hiện một số các triệu chứng như chảy máu âm đạo, đau lưng, vai, chóng mặt, mệt mỏi…

Bị đau xương chậu khi mang thai là một tình trạng thường gặp, cứ 5 người mang thai thì có 1 người bị đau xương chậu, đồng thời có 1/10 phụ nữ bị đau xương chậu sau khi sinh. Phụ nữ mang thai sẽ bị đau xương chậu bên trái, bên phải hay trước và sau lưng. Thông thường, bị đau xương chậu khi mang thai 3 tháng đầu sẽ diễn ra khá phổ biến, đồng thời ở cả tháng cuối thai kỳ. 

Người bị viêm vùng chậu thường do các bệnh lây qua đường tình dục như lậu hoặc chlamydia. Bệnh lý này sẽ gây ra đau xương chậu cùng với hàng loạt các triệu chứng như: Tiết dịch âm đạo, chảy máu âm đạo bất thường, sốt và đau khi quan hệ tình dục hay tiểu đau.

U nang buồng trứng khiến cho người bệnh cảm thấy đau vùng xương chậu, đầy hơi, đau đột ngột, đau âm ỉ hay nhói. Hầu hết, khi cơn đau xuất hiện là lúc mà u nang buồng trứng đã có kích thước quá lớn. Với tình trạng u quá lớn thì bác sĩ có thể tiến hành cắt bỏ để tránh việc u nang bị vỡ.

Khi các khối u phát triển bên trong thành tử cung là u lành tính sở hữu kích thước khác nhau từ nhỏ đến lớn. Khi này, u xơ tử cung sẽ chèn ép và gây đau xương chậu, kinh nguyệt kéo dài, ra nhiều máu, đau lưng, tiểu nhiều, đau khi quan hệ tình dục.

Sảy thai cũng là một tình trạng khiến cho người bệnh cảm thấy đau xương chậu đi kèm với chảy máu âm đạo. Đây là một vấn đề hết sức nguy hiểm và đáng tiếc thường diễn ra trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Do đó, bà bầu nên rất thận trọng trong suốt quá trình mang bầu để không có sự cố xuất hiện.

Lạc nội mạc tử cung được hiểu là tình trạng mà lớp niêm mạc của tử cung có xuất hiện và phát triển ở một số các bộ phận khác của khung chậu. Từ đó, dẫn tới việc đau xương chậu trước hay trong kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy đau khi quan hệ tình dục hay đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Lạc nội mạc tử cung khiến đau xương chậu ở nữ
Lạc nội mạc tử cung khiến đau xương chậu ở nữ

Chẩn đoán đau xương chậu như thế nào?

Để có thể chẩn đoán đau xương chậu thì bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng lẫn cận lâm sàng để nắm được tình hình cụ thể của từng bệnh nhân.

Khám lâm sàng

Đối với phương pháp khám lâm sàng thì bác sĩ sẽ tiến hành hỏi tiền sử bệnh cũng như các triệu chứng của bệnh. Một loạt các câu hỏi sẽ đặt ra và người bệnh cần phải trả lời cho thắc mắc: Đau khi nào, vị trí đau ở đau ở đâu, đau nhiều hay không và có liên quan đến kinh nguyệt hay tình dục không? Ngoài ra, bác sĩ còn đặt ra vấn đề liệu cơn đau diễn ra ở hoàn cảnh nào, đau đột ngột hay không và cơn đau diễn ra như thế nào?

Cận lâm sàng

Để chẩn đoán chính xác, thì bác sĩ còn tiến hành một số các xét nghiệm khác: Xét nghiệm máu và nước tiểu, xét nghiệm mang thai cho phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, xét nghiệm vi khuẩn trong âm đạo hay dương vật, chụp cộng hưởng MRI, X-quang bụng hay vùng chậu. Bên cạnh đó, còn có một loạt kiểm tra khác về độ chắc khỏe của xương, mật độ xương, nội soi buồng tử cung, nội soi đại trực tràng, một phần hay toàn bộ đại tràng, cắt lớp vi tính bụng, chậu và siêu âm các cơ quan nội tạng khác.

Cách điều trị đau xương chậu

Để có thể điều trị được chứng đau xương chậu thì cần phải chẩn đoán và xác định được nguyên nhân gây bệnh. Mỗi bệnh lý khiến đau xương chậu sẽ có cách chữa khác nhau. Có thể là dùng thuốc giảm đau, kháng sinh, vật lý trị liệu hay dùng các bài tập theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, một số các bệnh lý có liên quan đến cơ quan nội tạng còn được can thiệp bằng phẫu thuật.

Phương pháp phòng ngừa đau xương chậu

Bổ sung chất dinh dưỡng: Các thực phẩm giàu Canxi tốt cho xương khớp, Vitamin nhóm B, Vitamin C, Vitamin E, sắt, magie
Bổ sung chất dinh dưỡng: Các thực phẩm giàu Canxi tốt cho xương khớp, Vitamin nhóm B, Vitamin C, Vitamin E, sắt, magie

Để có thể hạn chế tốt nhất chứng đau xương chậu ở nam và nữ thì mỗi người đều phải quan tâm đến sức khỏe cũng như lối sống sinh hoạt của bản thân. 

Đầu tiên, mỗi người cần phải có một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế sử dụng chất kích thích như bia rượu, thuốc lá và tránh các đồ ăn nhanh. Ngoài ra, mỗi người cần thường xuyên rèn luyện thói quen tập thể dục để tăng cường sức đề kháng, tăng tính linh hoạt và dẻo dai cho xương khớp.

Khi mắc phải các bệnh lý như đường tiết niệu, tiêu hóa hay bệnh viêm nhiễm phụ khoa… người bệnh nên tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ để mang lại hiệu quả cao và đặc biệt nên chữa dứt điểm. Không nên tự ý dùng hay đổi thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. 

Khi mang thai, người phụ nữ cần giữ gìn sức khỏe của mình nhất là chế độ ăn uống phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và dinh dưỡng. Theo dõi sức khỏe một cách thường xuyên để không xảy ra những sự cố đáng tiếc hay có cách khắc phục sớm.

Khi vận động như leo cầu thang, chạy, nhảy… tránh tình trạng chấn thương xảy ra. Nên sử dụng các dụng cụ như giầy dép phù hợp để tránh các sự cố xảy ra trong lúc vận động hay tập luyện.

Đau vùng xương chậu rõ ràng là một dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có cả những tình trạng nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần phát hiện sớm và thăm khám để có cách điều trị kịp thời. Ngoài ra, còn giúp cho mọi người có thể xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để giảm thiểu chứng đau xương chậu ở cả nam lẫn nữ giới.

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    chat zalo call