iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Phân biệt đau ngực trước kỳ kinh và đau ngực có thai như thế nào

Đau ngực trước kỳ kinh và đau ngực có thai là hai vấn đề rất dễ khiến cho chị em phụ nữ nhầm lẫn với nhau. Nếu như không thể tìm ra điểm phân biệt, rõ ràng việc xác định nguyên nhân là điều rất khó. Vậy đau ngực kỳ kinh có gì khác với đau ngực có thai hay không?

Nhận biết đau ngực trước kỳ kinh và đau ngực có thai

Đau ngực trước kỳ kinh và đau ngực có thai khá là giống nhau, song vẫn sẽ sở hữu những điểm khác biệt sau đây.

Đau ngực trước kỳ kinh và đau ngực có thai khá giống nhau
Đau ngực trước kỳ kinh và đau ngực có thai khá giống nhau

Đau ngực đến tháng 

Thông thường, đau ngực đến tháng sẽ diễn từ trước đó từ 7-10 ngày do estrogen và progesterone tăng cao khiến ống dẫn sữa giãn nở. Khi này, ngực sẽ có biểu hiện cứng và đau nhưng đầu ti lại không quá đau. Bên cạnh đó, mệt mỏi cũng như uể oải chính là biểu hiện của vấn đề này.

Đau ngực khi mang thai 

Đau ngực khi mang thai lại khác khi chủ yếu đau ở vùng đầu ti, chỉ cần chạm nhẹ thông là bạ cũng sẽ cảm nhận được. Đồng thời, xung quanh đầu ti xuất hiện vùng thâm đen, nổi gân xanh. Thời gian đau ngực kéo dài qua cả ngày dự kiến đèn đỏ từ 3-5 ngày. Đau ngực chậm kinh rõ ràng là biểu hiện khá dễ nhận biết khi mang thai.

Đau ngực có thai cùng các dấu hiệu đi kèm

Để chắc chắn hay phân biệt rõ ràng hơn đau ngực trước kỳ kinh và đau ngực có thai như thế nào, cùng tìm hiểu các triệu chứng khác của mang bầu.

Chậm kinh

Chậm kinh là dấu hiệu đầu tiên
Chậm kinh là dấu hiệu đầu tiên

Hiện tượng ngực căng đau và trễ kinh là dấu hiệu dễ nhận biết phổ biến nhất khi mang thai. Cơ thể tiết ra nội tiết tố gây ức chế không cho rụng trứng. Do đó, phụ nữ sẽ chậm kinh khi mà vẫn chưa biết mình mang thai. Tuy nhiên, một số trường hợp thì vấn đề kinh nguyệt không đều cũng rất dễ nhầm với chậm kinh.

Chuột rút

Chuột rút cũng là một cách để phân biệt đau ngực trước kỳ kinh và đau ngực có thai. Tình trạng này sẽ xuất hiện bắt đầu từ ngày 6-12 của thai kỳ do trứng đang bắt đầu làm tổ ở tử cung. Khi đó, tử cung bị kéo căng nhẹ và gây ra các cơn đau trong quá trình giãn nở. Nó có thể diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng cũng có thể kéo dài 1 tháng.

Mệt mỏi

Mệt mỏi là một biểu hiện của việc bạn đang mang thai khi mà năng lượng trong cơ thể của mẹ cần san sẻ để nuôi quá trình phát triển thai nhi. Tình trạng này sẽ phần nào được cải thiện khi thai nhi dần đầy đủ từ tuần 12 trở đi.

>>> Xem thêm: Bị đau bụng dưới bên trái ở nữ có phải mang thai hay không?

Máu báo thai

Nhận biết đau ngực trước kỳ kinh và đau ngực có thai thông qua máu báo thai. 1 tuần sau khi đã thụ thai, mẹ bầu có thể bị ra máu ở âm đạo kèm với cơn đau bụng vì khi đó phôi di chuyển vào tử cung, bám vào lớp nội mạc tử cung. Vấn đề này xuất hiện rất ngắn ngày và ít, khác với chu kỳ kinh nguyệt nên bạn hoàn toàn có thể kiểm tra bằng que thử.

Buồn nôn

Nếu như đau ngực kèm với dấu hiệu buồn nôn, khó chịu và đầy hơi ở bụng rõ ràng đây là biểu hiện của mang bầu. Thông thường, hiện tượng này sẽ xảy ra ở thời gian đầu mang thai và xuất hiện ở bất cứ lúc nào trong một ngày.

Đau ngực trước kỳ kinh và đau ngực có thai khác nhau ở chỗ mang bầu sẽ buồn nôn
Đau ngực trước kỳ kinh và đau ngực có thai khác nhau ở chỗ mang bầu sẽ buồn nôn

Đi tiểu nhiều

Trong khoảng từ tuần 6-8, mẹ bầu sẽ cảm thấy buồn tiểu và đi nhiều hơn so với thông thường. Nguyên nhân là do tử cung của mẹ phát triển để nuôi dưỡng phôi thai, nên việc bị chèn ép vào bàng quang rồi gây buồn tiểu rất chính xác.

Đầy hơi, khó tiêu

Mẹ bầu đôi khi nhìn thấy đồ ăn rất muốn ăn nhưng lại không thể tiêu hóa vì dạ dày bị đầy hơi. Chướng bụng, đầy hơi và khó tiêu là những dấu hiệu sớm để nhận biết là bạn đang có thai.

Nhạy cảm mùi vị

Đau ngực trước kỳ kinh và đau ngực có thai có sự khác biệt khi người mang bầu thường có khứu giác nhạy cảm. Ở những tuần đầu tiên, phụ nữ mang thai rất nhạy cảm với mùi vị. Đôi khi, chính mùi mình thích trước đó lại trở thành ghét khi mà nội tiết tố nữ Estrogen bắt đầu tăng lên khiến mẹ bầu nhạy cảm hơn với mùi.

Thèm ăn

Phụ nữ có bầu sẽ xuất hiện hormone progesterone thai kỳ, từ đó làm cho bạn bị đói hơn. Đặc biệt là các loại đồ chua mà trước đây không muốn ăn thì giờ lại cảm thấy thèm hơn bao giờ hết.

Thường xuyên buồn ngủ

Ở giai đoạn cấn thai, phụ nữ mang bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi, mất năng lượng vì progesterone tăng. Từ đó, xuất hiện tình trạng thèm ngủ, ngủ gà và ngáp liên tục.

Cách giảm đau ngực tới tháng

Đau ngực trước kỳ kinh và đau ngực có thai khác nhau ở chỗ đến tháng sẽ vẫn có thể sử dụng một số biện pháp giảm đau, giúp cơ thể cảm thấy thoải mái.

Massage nhẹ nhàng

Sử dụng dầu massage xoa đều lên khu vực ngực bị đau và dùng các đầu ngón tay xoa theo vòng tròn nhẹ nhàng. Hành động này giúp cho cơ thể được cải thiện tuần hoàn máu, hạn chế đau tức và căng ở ngực hơn.

Massage nhẹ nhàng vùng ngực để giảm đau trước kỳ kinh
Massage nhẹ nhàng vùng ngực để giảm đau trước kỳ kinh

Dùng áo ngực hỗ trợ

Sử dụng áo nâng đỡ, bản rộng sẽ giúp cho ngực được bảo vệ, hạn chế chuyển động quá mức khiến tình trạng đau trầm trọng hơn. Tuy nhiên, khi lựa chọn cũng nên lấy kích thước phù hợp, không quá rộng hay quá bé để hạn chế kích ứng da, thoáng khí…

Chườm ấm, lạnh

Chườm ấm lên vùng ngực bị đau có tác dụng rất tốt để giãn các mạch máu, cải thiện tuần hoàn máu đồng thời giảm căng thẳng. Ngược lại, nếu cảm thấy đau kèm dấu hiệu sưng thì nên dùng khăn lạnh hay chườm lạnh để cải thiện triệu chứng hiệu quả nhất.

Đau ngực trước kỳ kinh và đau ngực có thai rõ ràng là khá giống nhau về biểu hiện. Song vẫn có cách phân biệt thông qua các đặc điểm khác. Qua bài viết này, phòng khám chiropractic Hà Nội ICCARE hy vọng chị em sẽ nhận định và tự rút ra được kết luật mình có thai hay là do kỳ kinh nguyệt nếu như gặp phải tình trạng đau ngực.

>>> Xem thêm: Bụng dưới căng tức khó chịu có phải có thai hay không?

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    chat zalo call