iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Đau gót chân là bệnh gì? Dấu hiệu và cách điều trị 

Đau gót chân khiến người bệnh khó chịu mỗi lần đi lại và cũng rất lo lắng không rõ nguyên nhân từ đâu. Việc tìm ra lý do chính xác có nhiệm vụ quan trọng trong việc áp dụng cách điều trị hiệu quả. Qua đó, giúp cho gót chân trở lại trạng thái bình thường nhanh nhất.

Thông tin chung về đau gót chân

Tìm hiểu chi tiết về tình trạng đau gót chân cũng như các triệu chứng thường thấy của vấn đề này.

Đau gót chân là gì?

Đau gót chân là một hiện phổ biến do nhiều nguyên nhân từ bệnh lý tại chỗ hoặc toàn thân gây ra. Từ đó, khiến cho người mắc đối mặt với các cơn đau nhức ở khu vực gót chân. Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội tùy vào từng trường hợp.

Đau gót chân có thể ở phía sau, bên dưới hoặc từ trong xương  ra bên ngoài
Đau gót chân có thể ở phía sau, bên dưới hoặc từ trong xương  ra bên ngoài

Dấu hiệu đau gót chân

Tùy vào từng nguyên nhân mà dấu hiệu đau gót chân sẽ diễn ra không hề giống nhau. Nhiều trường hợp tự nhiên đau một cách đột ngột hay đau sau khi mang giày dép. Kể cả lúc đã tháo giày thì tình trạng vẫn chưa giảm, nhất là khi cố gắng đưa chân lên cao, duỗi mũi chân.

Theo đó, dấu hiệu đau gót chân sẽ được căn cứ vào 3 yếu tố như sau:

  • Vị trí: Cơn đau có thể xảy ra ở phía sau gót chân, dưới gót chân hoặc từ trong xương ra bên ngoài.
  • Mức độ: Tình trạng đau tăng lên khi thay đổi động tác từ ngồi hoặc nằm chuyển sang đứng.
  • Thời điểm: Đau gót chân sẽ xuất hiện nhiều vào buổi sáng sau khi ngủ dậy hay đặt chân xuống đất. Song, cũng sẽ giảm đi nếu như vận động bình thường lại một lúc.

Bị đau gót chân là bệnh gì?

Rất nhiều người bệnh không khỏi thắc mắc đau gót chân là bị gì? Cùng tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân dẫn tới tình trạng này bằng các bệnh lý dưới đây.

Viêm gan chân

Viêm gan chân được hiểu là tình trạng viêm của cân gan chân. Thông thường những đối tượng mắc phải bệnh lý này bao gồm: Người có mặt lòng bàn chân bất thường như bàn chân bẹt hay quá cao, người béo phì hoặc những ai phải đi bộ, đứng quá lâu. Cơn đau sẽ xuất hiện sau mỗi sáng sớm hay lúc ngồi trong thời gian dài.

Gai xương gót

Gai xương gót được xem như nguyên nhân hàng đầu dẫn tới đau gót chân trái hay đau gót chân phải. Đây là hệ lụy của viêm gân chân kéo dài mà không được điều trị kịp thời. Từ đó, dẫn tới hình thành các gai xương gót chân.

Hội chứng đường hầm cổ chân

Khoảng hẹp nằm phía trong cổ chân, cạnh xương mắt cá chân được gọi là đường hầm cổ chân. Đây được hiểu là tình trạng dây thần kinh chày sau đã bị chèn ép do gãy xương hay khối u và hạch hoặc gai gót chân.

Đau, tê, bỏng rát và có cảm như bị điện giật bên trong của mắt cá hay dưới lòng bàn chân là dấu hiệu của bệnh lý này. Ngoài ra, Các triệu chứng này còn lan rộng tới đến gót chân hay vòm chân hoặc ngón chân và thậm chí bắp chân.

Viêm gân hay đứt gân gót chân (Achilles)

Viêm gót chân Achilles là gân nằm ở mặt sau cẳng chân, bám vào xương gót chân. Dấu hiệu phổ biến của viêm gót chân là đau, sưng, gân dày lên khiến cho vận động bị trì nặng hơn bình thường. Bên cạnh đó, có thể xuất hiện cả việc chồi xương nếu như viêm tại điểm bám gân. Lưu ý, đang trong quá trình vận động mà xảy ra tiếng “phụt” sau cẳng chân thì rất có thể gân Achilles đã bị xé rách hoặc đứt.

Viêm bao hoạt dịch

Viêm bao hoạt dịch ở gót chân xuất hiện khi mà túi hoạt dịch xung quanh khu vực này bị viêm do vi khuẩn. Triệu chứng điển hình của tình trạng này là sưng tấy mặt sau gót chân và đau cơ khi đi bộ hay chạy, vùng da gót chân đỏ, nóng…

Viêm bao hoạt dịch có thể gây đau gót chân
Viêm bao hoạt dịch có thể gây đau gót chân

Viêm tủy xương

Viêm tủy xương là tình trạng xương bị nhiễm trùng rất nghiêm trọng. Khi mắc phải bệnh lý này, người bệnh sẽ đối mặt với hàng loạt triệu chứng như: Sốt, khó chịu hay mệt mỏi và buồn nôn. Ngoài ra, còn kèm theo cả việc gót chân trở nên mềm, đỏ và ấm.

Viêm khớp phản ứng

Đau gót chân hoàn toàn do viêm khớp phản ứng, đây được hiểu là một dạng viêm khớp gây ra tình trạng đau đớn do quá trình đáp ứng của hệ miễn dịch khi bị nhiễm khuẩn. Cần phải điều trị sớm để tránh các hệ lụy khôn lường liên quan đến khả năng vận động. 

Viêm khớp dạng thấp

Đây là tình trạng rối loạn viêm mãn tính cơ thể khiến cho nhiều hệ cơ quan như: Da, mắt hay phổi, tim và mạch máu bị tổn thương. Đối với trường hợp bị viêm khớp dạng thấp ở bàn chân, người bệnh vừa cảm thấy đau đớn vừa mệt mỏi, sốt cũng như chán ăn.

Gãy xương

Gãy xương khi chơi thể thao, làm việc hay tai nạn giao thông có thể khiến cho gót chân bị đau. Ngay sau khi có dấu hiệu hay nghi ngờ gãy xương, cần đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị để tránh các biến chứng khó lường.

Chẩn đoán đau gót chân

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân đau gót chân là gì thì bác sĩ vẫn sẽ tiến hành 2 phương án chính là khám lâm sàng và xét nghiệm hình ảnh.

Khám lâm sàng

Đầu tiên, bác sĩ cầnngười bệnh cung cấp các thông tin về tiền sử bệnh, chấn thương gần đây, độ tuổi và nghề nghiệp lẫn loại giày dép thường đi. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được được khám thông qua dáng đi, kiểm tra bàn chân và cả dây thần kinh.

Xét nghiệm hình ảnh

Ngoài phương án khám lâm sàng, tùy thuộc mỗi tình trạng sẽ được chỉ định chụp X-quang và các xét nghiệm chẩn đoán khác nhằm tăng độ chính xác nhất.

Cách điều trị đau gót chân

Ngoài cách chữa đau gót chân dân gian thì người bệnh cũng cần điều trị bằng các phương pháp tây y khoa học, hiệu quả.

Dùng nẹp bàn chân

Đây được xem là một cách điều trị viêm gân gót chân tại nhà cho người bệnh. Nẹp bàn chân sử dụng trong lúc đi ngủ ban đêm với mục đích là cố định. Tuy nhiên, để an toàn và hiệu quả thì tốt nhất nên nhờ sự tư vấn từ bác sĩ trước khi thực hiện.

Đế chỉnh hình

Đối với các trường hợp đau gót chân do viêm cân gan chân hay bàn chân bẹt có thể được bác sĩ sử dụng phương án đế chỉnh hình. Đây là một dụng cụ đặc biệt được thiết kế phù hợp với kích thước chân nhằm tái tạo vòm bàn chân và ngăn ngừa các biến chứng do bàn chân bẹt.

Sử dụng đế chỉnh hình cho đau gót chân do bàn chân bẹt
Sử dụng đế chỉnh hình cho đau gót chân do bàn chân bẹt

Dùng thuốc

Một số trường hợp, bác sĩ có thể tiến hành sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn: Paracetamol, thuốc chống viêm không steroid (NSAID. Nếu như tình trạng không được cải thiện thì tiêm corticosteroid là một giải pháp hiệu quả. Đổi lại, người bệnh sẽ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng lâu dài.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng nếu như tình trạng đau gót chân vẫn không thuyên giảm mặc dù đã áp dụng các cách trước đó. Tuy nhiên, phẫu thuật cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như gây yếu vòm bàn chân và nên cân nhắc trước khi thực hiện.

Phòng ngừa đau gót chân như thế nào?

Đau gót chân có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, để phòng ngừa hiệu quả cần tập trung thực hiện các biện pháp như sau:

Luôn bảo đảm rằng bản thân có một trọng lượng cơ thể phù hợp, giảm áp lực lên đôi chân của mình. Ngoài ra, nên sử dụng giày, dép phù hợp với kích thước của chân, không quá chật nhưng cũng không rộng và còn nguyên đế.

Trong cuộc sống hay công việc, hạn chế đứng lâu, thay vào đó là ngồi để giảm áp lực lên gót chân. Trước khi thực hiện các bài tập thể thao cần khởi động kỹ càng. Đảm bảo dụng cụ hỗ trợ như giày dép phù hợp với từng bộ môn để tránh chấn thương đáng tiếc. Hãy ghé thăm website phòng khám chiropractic Hà Nội ICCARE để cập nhật thông tin mới nhất về sức khỏe nhé!

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    chat zalo call