Đau đầu chóng mặt buồn nôn mệt mỏi là tình trạng rất thường thấy ở hầu hết nhiều người hiện nay. Có trường hợp là vì làm việc quá sức, nhưng cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm như u não, đột quỵ… Cùng ICCARE tìm hiểu nguyên nhân chính dẫn tới đau đầu chóng mặt buồn nôn mệt mỏi cũng như cách phòng tránh hiệu quả tình trạng này.
Đau đầu chóng mặt buồn nôn mệt mỏi là bệnh gì?
Đau đầu chóng mặt buồn nôn mệt mỏi là một biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau có thể là thông thường nhưng cũng có thể là nguy hiểm như: Đau đầu, đau nửa đầu, chóng mặt tư thế kịch phát, chấn thương sọ não, u não, đột quỵ…..
Đau đầu chóng mặt buồn nôn mệt mỏi chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn thì không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, sẽ rất nguy hiểm và cần thăm khám ngay nếu như trình trạng này kéo dài và thường xuyên lặp lại.
Triệu chứng của đau đầu chóng mặt buồn nôn mệt mỏi
Đau đầu chóng mặt buồn nôn mệt mỏi sẽ có rất nhiều biểu hiện đi kèm nhưng rõ nhất vẫn là 2 triệu chứng:
- Đau đầu: Bên cạnh cảm giác đau thì người bệnh cảm cảm thấy có áp
lực ở 2 bên đầu, sau đầu, gáy, trán và mắt. Tình trạng đau đầu sẽ diễn ra vài phút nhưng cũng có thể kéo dài vài giờ tới vài ngày. - Chóng mặt: Đi kèm với đau đầu thì chóng mặt là triệu chứng mà người bệnh cảm thấy rõ rệt nhất. Khi đó, bạn sẽ không giữ được thăng bằng, cảm giác xoay vòng, lơ lửng. Cùng với đó là biểu hiện buồn nôn, khó chịu khu vực bụng hay có cảm giác hơi ê. Đau đầu chóng mặt buồn nôn mệt mỏi rất nhạy cảm với tiếng ồn và ánh sáng, có thể dẫn tới việc kiệt sức, ngất xỉu thậm chí là hôn mê.
>>> Xem thêm: Đau lòng bàn chân là bệnh gì? nguyên nhân và các vị trí đau thường gặp
Nguyên nhân đau đầu chóng mặt buồn nôn mệt mỏi
Đau đầu chóng mặt buồn nôn mệt mỏi là bệnh gì? Nó có thể xuất hiện do rất nhiều các bệnh lý hay nguyên nhân khác nhau.
Đau nửa đầu
Đau đầu chóng mặt buồn nôn mệt mỏi cũng có thể là chứng của bệnh đau nửa đầu. Khi đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức một bên đầu từ nhẹ tới nặng. Hoạt động thể chất sẽ khiến bạn đối mặt cơn đau thường xuyên, buồn nôn và nhạy cảm với âm thanh ánh sáng. Thậm chí, một vài trường hợp còn cảm giác được một số bất thường như âm thanh lạ, ánh sáng lạ.
Chóng mặt kịch phát lành tính
Chứng chóng tư thế kịch phát lành tính phần đa là liên quan đến tư thế của người bệnh. Khi đứng lên, ngồi xuống hay xoay thường là khởi phát hiện tượng đau đầu, chóng mặt và các biểu hiện đi kèm khác. Vấn đề này sẽ bắt đầu thuyên giảm nếu như được nghỉ ngơi và có thể tái phát sau vài ngày, vài tháng hoặc vài năm.
Chấn thương sọ não
Chấn thương sọ não do té ngã hay tai nạn lao động, tai nạn giao thông… Chấn thương sọ não gây ra các triệu chứng đau đầu, vấn đề về thần kinh như nôn mửa, buồn nôn, chóng mặt.
Đột quỵ và u não
Đột quỵ là khi mà mạch máu não bị vỡ hay tắc nghẽn. Triệu chứng của đột quỵ diễn ra ở mỗi người có thể khác nhau và tùy vào từng vùng não bị ảnh hưởng bởi đột quỵ. Một vài trường hợp có thể cảm thấy đau đầu, buồn nôn chóng mặt. Biểu hiện rõ ràng của đột quỵ là đau đầu, mặt xệ xuống, không thể đưa hai tay lên cao hoặc qua đầu, mất cảm giác hoặc liệt một phần cơ thể.
U não gây chèn ép não hay các dây thần kinh lân cận, tăng áp lực lên nội sọ và có thể khiến đau đầu chóng mặt buồn nôn mệt mỏi diễn ra.
Cảm và cúm
Cảm lạnh hay cúm là một bệnh lý thường thấy ở bất cứ ai do virus gây nên. Người bị cảm lạnh hay cúm có thể gặp các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, đau bụng, tức bụng và mệt mỏi hay ớn lạnh, sốt, ho.
Covid-19
Người bị viêm đường hô hấp Covid-19 có thể không cảm nhận được các triệu chứng từ trung bình đến nặng. Khi bị Covid-19 có thể gặp các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở, nghẹt mũi, ho, ớn lạnh hay mất vị giác, tiêu chảy.
Viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột là do các nguyên nhân như: Nhiễm trùng do vi khuẩn (Salmonella) hay virus (norovirus). Bệnh lý này sẽ gây ra các triệu chứng như đau đầu, nôn mửa, sốt, tiêu chảy, chuột rút cơ bắp, co thắt dạ dày… Tình trạng mất nước do nhiễm trùng dạ dày cũng có thể dẫn tới đau đầu hoặc mất nước bởi tiêu chảy, nôn mửa.
Thai kỳ
Khi mang thai thì bà bầu cũng hoàn toàn gặp phải chứng đau đầu chóng mặt buồn nôn mệt mỏi do thay đổi hormone. Các triệu chứng có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào và cũng đi kèm các biểu hiện như như nôn mửa, buồn nôn, đau đầu hay đau vùng xương chậu, đau bụng hoặc choáng váng và nhịp tim cao, huyết áp thấp….
Lý do khác
Não kiểm soát phần lớn các hoạt động của cơ thể, nên các bệnh lý về thần kinh cũng là lý do bị đau đầu chóng mặt buồn nôn mệt mỏi. Dù rất hiếm gặp nhưng các triệu chứng này cũng có thể là cảnh báo của u não.
>>> Xem thêm: Bổ sung canxi cho người lớn loại nào tốt và nên lưu ý gì?
Đau đầu chóng mặt buồn nôn mệt mỏi khi nào nên gặp bác sĩ?
Người bị đau đầu chóng mặt buồn nôn mệt mỏi kèm theo các dấu hiệu như sau cần phải đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
- Triệu chứng đột ngột xuất hiện: Nếu như cơn đau đầu xuất hiện đột ngột và dữ dội như có lực tác động kèm buồn nôn, chóng mặt thì rất có thể là đột quỵ não.
- Kèm các triệu chứng khác: Đau đầu chóng mặt buồn nôn mệt mỏi kèm một số dấu hiệu là tê yếu một bên cơ thể, giao tiếp khó khăn, một bên mắt bị mất thị lực thì nên thăm khám, ngay bởi đây là cảnh báo đột quỵ.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên đi khám nếu gặp phải cứng cổ, sốt, nhạy cảm âm thanh, ánh sáng, mất phương hướng hay khó giữ thăng bằng và đau quặn bụng…
- Tính chất thay đổi: Đau đầu chóng mặt buồn nôn mệt mỏi với tần suất ngày càng gia tăng thì nên đi khám ngay.
- Sau chấn thương: Đau đầu chóng mặt buồn nôn mệt mỏi sau khi bị chấn thương ở đầu.
- Triệu chứng xuất hiện thường xuyên trong thai kỳ: Đã qua thai kỳ mà vẫn đau đầu chóng mặt buồn nôn mệt mỏi thì nên thăm khám.
Đau đầu chóng mặt buồn nôn mệt mỏi khó thở kéo dài, không thuyên giảm mà còn nặng hơn.
Cách chữa đau đầu chóng mặt buồn nôn tại nhà
Khi bị đau đầu chóng mặt buồn nôn mệt mỏi ở tình trạng nặng thì nên đi khám ngay lập tức. Đổi lại, mức độ nhẹ thì có thể áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà.
Nghỉ ngơi
Bạn nên nghỉ ngơi ở một căn phòng yên tĩnh, tối hoặc ánh sáng nhẹ không bị tiếng ồn.
Dùng thuốc giảm đau
Người bệnh cũng có thể dùng các loại thuốc giảm đau như ibuprofen, paracetamol… để giảm chứng đau đầu nhưng cần có chỉ định của bác sĩ.
Điều chỉnh lối sống
Sinh hoạt và có lối sống lành mạnh, bảo đảm chất dinh dưỡng, ăn ngủ khoa học và không dùng chất kích thích để giảm đau đầu chóng mặt buồn nôn mệt mỏi khó thở.
Thư giãn
Thư giãn, hít thở sâu để giảm căng thẳng cũng như cải thiện tình trạng đau đầu chóng mặt buồn nôn mệt mỏi khó thở.
Luyện tập
Thường xuyên vận động, tập các bài về thăng bằng để giảm đau đầu chóng mặt buồn nôn mệt mỏi khó thở cho những người có vấn đề về thăng bằng.
Biện pháp phòng tránh đau đầu chóng mặt buồn nôn mệt mỏi
Để có thể giảm thiểu và tránh gặp phải tình trạng đau đầu chóng mặt buồn nôn mệt mỏi khó thở thì nên áp dụng các cách dưới đây.
Duy trì chế độ ăn uống khoa học: Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế đồ ăn nhanh, dầu mỡ, chất kích thích và uống đủ 2-2.5 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra, nên bổ sung các hoạt chất từ thiên nhiên như Blueberry (việt quất), Ginkgo Biloba (bạch quả) nhằm điều hòa máu não, cải thiện đau đầu, mất ngủ và giảm trí nhớ.
- Duy trì giấc ngủ: Ngủ đủ giấc, đúng giờ và không thức khuya.
- Rèn luyện thể thao: Tập luyện giúp cho máu được lưu thông tốt, giãn cơ bắp và sức khỏe tốt hơn.
- Hạn chế stress: Tránh suy nghĩ căng thẳng đầu óc bằng việc đọc sách, xem phim, chơi trò chơi..
- Điều chỉnh không gian sống, làm việc: Cần có một không gian sống sạch sẽ, thoáng mát. Nơi làm việc đủ ánh sáng và vị trí ngồi đúng khoa học.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện cũng như điều trị khi có vấn đề một cách sớm nhất.
Đau đầu chóng mặt buồn nôn mệt mỏi là bệnh gì? Thực tế đó là biểu hiện của khá nhiều các bệnh lý khác nhau. Điều quan trọng là nên phát hiện sớm, hiểu được mức độ nguy hiểm và điều trị sớm để bảo đảm sức khỏe bản thân.
>>> Xem thêm: Chiropractic là gì? Tìm hiểu phương pháp chiropractic từ A-Z