Đau cơ xơ hóa được hiểu là hội chứng đau mãn tính diễn ra trên khắp cơ thể ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Bên cạnh các cơn đau thì người bệnh còn phải đối mặt với nhiều triệu chứng ở một số cơ quan khác. Liệu rằng bệnh đau cơ xơ hóa có nguy hiểm không? Cùng phòng khám chiropractic tìm hiểu ngay với các thông tin chi tiết dưới đây.
Đau cơ xơ hóa là gì?
Đau cơ xơ hóa hay đau cơ xơ, viêm xơ hóa là tình trạng đau mỏi, ê ẩm khắp cơ thể, rối loạn giấc ngủ hay nhận thức và tâm trạng. Các triệu chứng của hội chứng đau cơ xơ hóa nhìn chung khá là dễ nhầm lẫn với suy giáp, bệnh tự miễn…
Đau cơ xơ hóa có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng hay độ tuổi nào. Tuy nhiên, phụ nữ từ 30-50 tuổi vẫn là nhóm người nguy cơ cao hơn thông thường. Nếu như không được điều trị bệnh kịp thời, hoàn toàn có thể gây ra các khó khăn trong sinh hoạt cũng như công việc.
Dấu hiệu của đau cơ xơ hóa
Triệu chứng điển hình nhất của đau cơ xơ hóa chính là những cơn đau lan tỏa, diễn ra ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể như: Chẩm, cổ, vai hay cột sống ngực và thắt lưng, mông hoặc hông, khuỷu tay và cả bàn tay, đầu gối… Mức độ đau sẽ tùy vào từng giai đoạn bệnh cũng như hoạt động mỗi người. Có những trường hợp sẽ xuất hiện triệu chứng vào sáng sớm, đau nhức, cứng khớp và khó di chuyển….
Ngoài ra, người mắc đau cơ xơ hóa còn dễ mất ngủ, tỉnh ngủ, mơ màng hay không tỉnh táo mỗi lần thức dậy vào buổi sáng. Nguyên nhân chính là bởi bệnh nhân sẽ tiết ít melatonin hơn người bình thường.
Đau cơ xơ có xảy ra còn gây rối loạn chức năng trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận và ảnh hưởng nhiều đến phản ứng thích nghi. Một số các trường hợp còn bị rối loạn nhận thức, cụ thể như: Khó khăn trong tập trung, trí nhớ kém….
Nguyên nhân gây đau cơ xơ hóa
Cho tới thời điểm hiện tại, đau cơ xơ hóa vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân rõ ràng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hội chứng này xảy ra cũng rất có thể là bởi sự kích thích dây thần kinh lặp lại trong thời gian dài làm cho hệ thần kinh thay đổi các hoạt động. Từ đó, gây ảnh hưởng đến tín hiệu đau cơ thể và khuếch đại cảm giác đau ở người mắc phải tình trạng này.
Ngoài ra, một số các yếu tố sau đây cũng sẽ làm tăng nguy cơ đau cơ xơ hóa như: Môi trường, di truyền, nội tiết tố hay thần kinh, miễn dịch và nhiễm trùng hoặc chấn thương thể chấn cũng như tâm lý trong thời gian nhất định.
>>> Xem thêm: Đau cơ đùi do đâu? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?
Biến chứng đau xơ xơ hóa
Mặc dù đau cơ xơ hóa không gây tử vong nhưng vẫn có thể để lại một loạt các biến chứng nghiêm trọng. Đồng thời, phải chịu những cơn đau nhức, khó chịu về thể xác lẫn tinh thần: Chất lượng cuộc sống suy giảm, làm việc khó khăn, nguy cơ trầm cảm cao hơn, tăng tỷ lệ chấn thương. hay mắc các bệnh về khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp….
Chẩn đoán đau cơ xơ hóa
Chính vì chưa thể xác định được đâu là con đường chủ yếu dẫn tới bệnh lý này nên việc chẩn đoán cũng gặp nhiều khó khăn. Hiện chỉ có thể dựa vào các đánh giá lâm sàng toàn diện để loại trừ đi những vấn đề có biểu biểu hiện khá giống với đau cơ xơ hóa như rối loạn thấp khớp, cường giáp như sau.
- Khám thực thể: Đau nhức xương khớp toàn thân từ 3 điểm và nhiều hơn 3 tháng trở lên, không có nguyên nhân cơ bản, đau trên 11/18 điểm khi sờ nắn hay thường xuyên lo lắng hoặc mệt mỏi, ngủ kém và cả đau đầu mãn tính…
- Cơn đau lan rộng, xác định vị trí đau ở các vùng cụ thể.
- Thang điểm đánh giá mức độ nghiêm trọng của cơ đau gây ra.
- Xét nghiệm máu và chẩn đoán thông qua hình ảnh.
Điều trị đau cơ xơ hóa như thế nào?
Hội chứng bệnh liên tục thay đổi sau thời gian và các cách điều trị cũng chưa thể chữa trị triệt để. Thay vào đó chỉ là hạn chế, ngăn ngừa và giảm triệu chứng bệnh.
Điều trị không thuốc
Minh chứng đã chỉ ra rằng yếu tố tinh thần, trầm cảm hay tinh thần không tốt có nguy cơ sẽ khiến cho tình trạng bệnh bùng phát cũng như diễn biến tệ hơn. Do đó, cần tìm ra nguyên nhân gây ra việc stress cho người bệnh.
Bệnh nhân hoàn toàn áp dụng các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội…. để thư giãn đầu óc, tinh thần thoải mái. Đồng thời, tăng cường sức mạnh cho hệ xương khớp, đẩy lùi béo phì, ngăn ngừa tim mạch, suy tim, đột quỵ….
Điều trị bằng thuốc
Mỗi người bệnh sẽ có một tình trạng khác nhau và cách điều trị cũng khác nhau. Dưới đây là một số loại thuốc sẽ được chỉ định cho bệnh đau cơ xơ hóa.
Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA): Amitriptyline sẽ là một trong những loại thuốc hàng đầu mà bác sĩ chỉ định cho những bệnh nhân mắc phải hội chứng kể trên.
Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có sự chọn lọc (SSRI) hay ức chế tái hấp thu serotonin, norepinephrine có chọn lọc (SNRI): Đây chính là một nhóm thuốc thường được dùng cho người trầm cảm, lo âu, kiểm soát cơn đau vì cảm thụ mà ra. Việc kế hợp thuốc trầm cảm ba vòng vùng với SSRI hoặc SNRI sẽ giúp cho triệu chứng phần nào được cải thiện từ nhẹ đến trung bình. Liều lượng hay thời gian dùng thuốc sẽ còn phải phục thuộc vào hiệu quả.
Thuốc chống co giật: Pregabalin là loại thuốc dùng nhiều nhất cho hội chứng đau cơ xơ. Tượng tự như gamma-aminobutyric acid (GABA), Pregabalin năng giảm hoặc giải phóng chất dẫn truyền thần kinh.
Thuốc giảm đau Opioid được dành cho những đối tượng có mức độ đau khả năng từ trung bình đến nặng, chức năng suy giảm hoặc những người không hiệu quả với phương pháp khác. Tuy nhiên, việc sử dụng lâu dài loại thuốc này cho đau cơ xơ không được khuyến khích.
Chế độ sinh hoạt cho bệnh nhân
Khi mắc phải hội chứng đau cơ xơ, người bệnh nên tuân thủ lối sống sinh hoạt bằng 4 yếu tố sau đây.
Luyện tập thể dục thể thao đều đặn: Việc tập thể dục trong thời gian đầu có thể khiến người bệnh cảm thấy đau. Tuy nhiên, về lâu dài vận động thường xuyên sẽ giúp cơ, khớp linh hoạt và dẻo dai hơn rất nhiều.
Duy trì lối sống hay chế độ ăn uống lành mạnh: Người bệnh nên hạn chế các đồ uống có cồn như bia, rượu, thuốc lá… Đồng thời, giảm đi những đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên, rán sẽ khiến cơ thể gặp nhiều vấn đề về tim mạch…
Ngủ đủ giấc: Một trong những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy mệt mỏi về tinh thần, thiếu năng lượng đó chính là giấc ngủ. Cần bổ sung và cam kết ngủ đúng giờ, đủ giấc thì tinh thần mới lại thoải mái nhất.
Giảm căng thẳng: Nếu như không muốn tinh thần stress quá nhiều thì tinh thần luôn phải vui tươi. Để làm được điều đó, cần thay đổi thói quen xấu, tập hít thở, tiền đình và không nên lao động quá mệt nhọc.
Đau cơ xơ hóa sẽ khiến cho người bệnh phải đối mặt với rất nhiều khó khăn về cuộc sống và tài chính. Do đó, nên bảo đảm sức khỏe bằng cách duy trì lối sống khoa học, đồng thời kiểm tra định kỳ để có phương pháp ngăn chặn nếu như phát hiện dấu hiệu bất thường.
>>> Xem thêm: Đau cơ ngực là gì? Có nguy hiểm không, điều trị thế nào?