Đau cơ ngực diễn ra ở bất cứ độ tuổi nào, nếu như không được điều trị kịp thời sẽ gây không ít phiền phức đến các hoạt động của tay và lưng. Điều quan trọng, căng cơ không chỉ là do bị giãn cơ bắp quá mức mà nó cũng có thể xuất hiện với các triệu chứng bệnh lý. Cùng phòng khám Chiropractic Hà Nội tìm hiểu bệnh đau cơ ngực nguy hiểm không và điều trị như thế nào
Đau cơ ngực là gì?
Thành ngực được cấu tại bởi da, mỡ, cơ và khung xương của lồng ngực. Cụ thể, cơ ngực sẽ bao gồm 2 nhóm chính là:
Cơ ngực bé (hay còn được biết là Pectoralis Minor): Được hiểu là dải cơ nối giữa xương bả vai với các xương sườn thứ 3-4-5.
Cơ ngực lớn (có tên tiếng Anh là Pectoralis Major): Đây là dải cơ có hình quạt đối xứng qua xương ức, liên kết xương quai xanh với xương cánh tay.
Đau cơ ngực được hiểu là khi mà các nhóm cơ này bị kéo giãn quá mức hoặc rách gây ra đau đớn đột ngột hay âm ỉ. Đặc biệt là khi sử dụng vai trên, hắt hơi, ho….
Triệu chứng đau cơ ngực
Người bị đau cơ ngực sẽ xuất hiện các triệu chứng như sau.
- Đau ngực đột ngột đặc biệt khi sử dụng vai, ho, hắt xì, thở mạnh…
- Sưng ngực.
- Ngực xuất hiện vết bầm tím.
- Co thắt cơ bắp ở ngực.
- Cơn đau sẽ lan ra các khu vực lân cận như vai, tay, lưng…
Nguyên nhân đau cơ ngực
Đau cơ ngực trái hay phải hoặc đau cơ ngực ở giữa phần lớn xuất hiện do cơ bắp bị kéo giãn quá mức bởi các hoạt động mạnh. Có thể kể tới một số các vận động dẫn tới tình trạng này như:
Nâng vật nặng lên cao quá sức.
Vặn thân mình ra khỏi phạm vi cho phép.
Chấn thương ngực do tai nạn, té ngã, chơi thể thao…
Ảnh hưởng từ các chuyển động lặp đi lặp lại như đánh tennis, chèo thuyền hay chơi gôn, bóng chày và thể dục dụng cụ….
Tay vươn lên cao quá mức hay do giữ trong thời gian khá dài.
Trước khi chơi thể thao không khởi động kỹ khu vực trước ngực.
Ngoài ra, đau cơ ngực đôi khi là biểu hiện của một số bệnh lý như viêm phế quản hay ho mãn tính…
Những ai thường bị đau cơ ngực?
Người lớn hay trẻ nhỏ thì đều có thể mắc phải chứng đau cơ ngực. Đặc biệt là các đối tượng dưới đây.
Khi bị té ngã, người lớn tuổi sẽ khả năng đau cơ ngực cao hơn.
Người lớn cũng là đối tượng dễ bị đau cơ ngực do tai nạn hay khi chơi thể thao.
Đổi lại, trẻ em có nguy cơ thấp nhất cho chứng đau cơ ngực.
Đau cơ ngực có nguy hiểm không?
Đau cơ ngực thông thường là một biểu hiện không mấy nguy hiểm và sẽ hồi phục từ 2-3 tuần sau khi điều trị đúng cách. Tuy nhiên, cũng không được chủ quan bởi đau cơ ngực cũng sẽ dẫn tới các biến chứng khác về hô hấp.
Người bị đau cơ ngực sẽ có 3 cấp độ:
- Cấp độ 1 – Tổn thương nhẹ: Cơ ngực khi này chỉ bị tổn thương dưới 5% và các hoạt động vẫn diễn ra bình thường.
- Cấp độ 2 – Tổn thương rộng hơn: Cơ chưa bị đứt nhưng số lượng cơ giờ đây bắt đầu tổn thương nhiều hơn.
- Cấp độ 3 – Cơ đã bị đứt hoàn toàn: Khi cơ ngực đã bị đứt hoàn toàn là một mức độ nặng. Thậm chí là phải phẫu thuật để điều trị.
Đau cơ ngực khi nào nên đi gặp bác sĩ?
Đau cơ ngực phải hay giữa tưởng chừng như rất phổ biến nhưng cần thăm khám sớm nhất khi có các triệu chứng sau.
- Chóng mặt.
- Đổ nhiều mồ hôi.
- Tim đập nhanh và khó thở.
- Sốt, ớn lạnh.
- Ho ra máu.
Cách chẩn đoán đau cơ ngực
Khi bị đau cơ ngực, phương pháp chẩn đoán hiệu quả nhanh chóng là khám lâm sàng lẫn kiểm tra xét nghiệm…
Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ trao đổi và nắm bắt các triệu chứng tiền sử bệnh của người đau cơ ngực nhằm đưa ra chẩn đoán ban đầu.
Khám cận lâm sàng
Chụp X-quang hay chụp cộng hưởng từ (MRI)… để loại trừ một số lý do đau cơ ngực do tim hay gãy xương. Đồng thời, phát hiện các bất thường khác nếu có.
Điều trị đau cơ ngực
Có khá nhiều các phương pháp điều trị đau cơ ngực, tùy vào từng tình hình ục thể sẽ áp dụng cách phù hợp nhất.
Điều trị tại nhà
- Nghỉ ngơi: Khi xuất hiện tình trạng đau cơ ngực nên nghỉ ngơi để cơ được thư giãn. Sau 2 ngày thì vận động nhẹ và tiếp tục nghỉ nếu như đau cơ trở lại.
- Chườm đá: Chườm đau khu vực cơ bị tổn thương nhằm giảm đau, sưng. Thực hiện chườm từ 15-20 phút và mỗi ngày chườm 3-4 lần.
- Băng ép: Lấy vải thun quấn quanh ngực để cố định cơ lẫn giảm sưng, viêm. Không nên quấn chặt khiến máu lưu thông kém.
- Để vị trí chấn thương cao: Nên để khu vực ngực cao hơn so với cơ thể khi ngủ để giảm sưng.
Dùng thuốc
Các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen hoặc aspirin có thể giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, nó chỉ có tác dụng tạm thời và có thể tái phát sau đó.
Nếu như tình trạng đau cơ ngực kéo dài, rất có thể sẽ được bác sĩ kê đơn opioid hay thuốc giãn cơ để giảm co thắt. Ngoài ra, trường hợp bị căng cơ do ho cũng sẽ được kê đơn thuốc ho để giảm căng thẳng tại khu vực cơ liên sườn.
Lưu ý, nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và không nên tự tiện dùng.
Điều trị thần kinh cột sống Chiropractic
Điều trị Chiropractic là một phương pháp lành tính không thuốc, không phẫu thuật. Bác sĩ sẽ trực tiếp nắn chỉnh đưa cấu trúc xương về tư thế tự nhiên. Qua đó, giảm đau, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép và kích thích cơ chế tự chữa lành.
Phòng khám ICCARE đã và đang áp dụng thành công phương pháp trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic bằng kinh nghiệm chuyên gia cũng như kết hợp máy móc hiện đại như giường DOC, Shockwave, điện xung, siêu âm…
Phẫu thuật
Khi mà đau cơ ngực ở mức độ nặng đứt cơ hoàn toàn thì đương nhiên phẫu thuật sẽ được áp dụng để tái tạo lại. Bác sĩ sẽ rạch một đường trên cơ ngực và thực hiện thao tác kỹ thuật nhằm gắn lại phần tổn thương.
Phòng tránh đau cơ ngực
Để tránh tình trạng đau cơ ngực ngoài ý muốn thì bất cứ ai cũng nên đề phòng. Nhất là đối với những người lớn tuổi.
Khởi động làm nóng cơ trước khi tập luyện hay chơi thể thao.
Sau khi hoạt động mạnh các nhóm cơ cần được nghỉ ngơi, thư giãn và giảm áp lực.
Khi thực hiện nâng vật nặng lên cao cần có sự trợ giúp để giảm áp lực lên cơ ngực. Ngoài ra, không nên đeo ba lô một bên.
Lên xuống cầu thang nên cầm tay vịn để tránh té ngã do cầu thang trơn.
Tăng cường các thực phẩm giàu protein như thịt, trứng, sữa… nhằm phục hồi cơ tốt hơn. Ngoài ra, nên hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá để tránh viêm cơ.
Thường xuyên tập luyện, đi bộ, đạp xe.. để cơ được linh hoạt và dẻo dai.
Đau cơ ngực đa phần là do hoạt động quá sức khiến cho tình trạng cơ bị tổn thương và gây đau. Nên kiểm soát các hoạt động cũng như chủ động trong cách phòng ngừa để giảm thiểu đau cơ ngực trong công việc lẫn cuộc sống.