Đau cổ họng bên phải hay đau cổ họng bên trái khá dễ gặp trong cuộc sống hằng ngày nhưng thường gây khó khăn cũng như lo lắng cho người mắc. Việc chẩn đoán sẽ giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn cũng như có cách điều trị sớm.
Triệu chứng thường thấy khi bị đau cổ họng
Đau cổ họng khi nuốt hay thông thường đều sẽ có các biểu hiện điển hình như sau.
Khó khăn trong khi nuốt, đau rát cổ họng và có cảm giác phần dưới của thực quản bị tắc nghẽn.
Đau khi nói chuyện, nuốt nước bọt hay ăn uống.
Người bệnh còn có thể bị trào ngược thức ăn, ợ nóng lên hầu họng hay miệng và mũi ngay sau khi nuốt vào.
Khi bị tắc nghẽn thức ăn ở cổ họng sẽ gây ra tình trạng khó thở.
Nguyên nhân gây đau cổ họng
Đau cổ họng kéo dài xảy ra rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có những vấn đề không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng cũng không loại trừ các bệnh lý nguy hiểm.
Viêm họng, viêm họng hạt
Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau họng có thể kể đến như viêm họng hoặc nhiễm trùng họng. Tình trạng này có rất nhiều cách điều trị mà không ảnh hưởng hay xảy ra tác dụng phụ. Tình trạng này thường dấu hiệu sẽ khá nhẹ nhưng lại kéo dài dai dẳng.
Một số các dấu hiệu dễ dàng nhận biết có thể kể đến như sốt, đau vòm miệng hay đau cổ họng khi nuốt nước bọt hoặc sưng hạch bạch huyết. Ngoài ra, còn xuất hiện các mảng trắng amidan và các đốm đỏ ở vòm miệng.
Viêm amidan
Amidan được hiểu là hai hạch bạch huyết phía sau cổ họng. Khi mà amidan bị viêm đồng nghĩa với việc amidan của người bệnh đang trong giai đoạn nhiễm trùng do các virus, vi khuẩn xâm nhập hoặc cũng có thể là biến chứng của viêm họng liên cầu khuẩn. Từ đó khiến cho triệu chứng đau cổ họng xảy ra.
Bên cạnh dấu hiệu đau khu vực cổ họng thì người bệnh còn phải đối mặt với tình trạng sốt, miệng có mùi hôi khó chịu hay cổ và quai hàm mềm ra, amidan bắt đầu có các đốm trắng vàng, sưng.
Viêm nắp thanh quản
Viêm nắp thanh quản cũng là một nguyên nhân hàng đầu gây đau họng và có thể dẫn tới việc nhiễm trùng vạt sau cổ họng. Một số các dấu hiệu thường thấy như chảy nước dãi, đau cổ họng nhát là những lúc ngồi thẳng hoặc nghiêng về phía trước hay sốt cao, giọng khàn và thở khò khè.
>>> Xem thêm: Đau cổ vai gáy là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Viêm thực quản
Viêm thực quản được hiểu là ống dẫn thức ăn bị viêm có thể do trào ngược dạ dày thực quản, khi đó lượng axit sẽ trào lên ống thực quản rồi gây viêm. Đau họng, ho hay ợ nóng, ợ chua và cả tình trạng đau bụng, buồn nôn, khàn giọng chính là triệu chứng phổ biến của bệnh lý này.
Khối u thực quản
Khối u thực quản hình thành tại khu vực thực quản do sự tăng sinh bất thường của tế bào. Khi đó, người bệnh sẽ cảm thấy bị đau cổ họng nhất là khi nuốt đồ ăn nhưng lại không có các triệu chứng như ho hoặc sốt hay nổi hạch tại cổ.
Ung thư vòm họng
Lưu ý rằng đau cổ họng cũng là một dấu hiệu của ung thư vòm họng do các tế bào bên trong vòm họng phát triển bất thường và xuất hiện khối u tại đó hoặc dây thanh quản. Các dấu hiệu điển hình của bệnh lý nguy hiểm này có thể kể đến như đau rát cổ họng, có khối u trong vòm họng hay giảm cân, ho có đờm hoặc ngạt mũi, ù tai và khàn tiếng lẫn nổi hạch.
Ngoài bệnh lý này ra thì các tác nhân khác cũng hoàn toàn có thể gây đau cổ họng gồm: Khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, uống đồ lạnh hay dị ứng.
Những ai nguy cơ bị đau cổ họng
Bất cứ ai cũng có thể bị đau cổ họng nhưng rõ ràng những người làm công việc phải sử dụng cổ họng nhiều như huấn luyện viên, thầy giáo, ca sĩ… sẽ nguy cơ gặp phải triệu chứng này nhiều hơn. Ngoài ra, những người có các yếu tố sau đây cũng sẽ dễ bị hơn như;
- Nói, la hét ở cường độ cao và kéo dài.
- Nhiễm trùng ở vòm miệng hoặc cổ họng.
- Thường xuyên ăn thực phẩm cay nóng, dị ứng.
Khi nào cần phải thăm khám?
Nếu như đau cổ họng không phải do các vấn đề hay bệnh lý quá nghiêm trọng sẽ thuyên giảm sau khoảng từ 5-7 ngày. Tuy nhiên, sẽ cần phải thăm khám ngay nếu như gặp phải các trường hợp sau.
- Nhiều mảng trắng hình thành ở khu vực phía sau cổ họng.
- Tình trạng đau kéo dài hơn 1 tuần mà không có dấu hiệu giảm.
- Không xác định được nguyên nhân.
- Khó thở, cổ họng bị sưng.
- Xuất hiện chảy nước dãi không kiểm soát.
- Khó khăn trong việc mở miệng.
Đau cổ họng khắc phục như thế nào?
Rất nhiều người không khỏi thắc mắc đau cổ họng nên làm gì, tùy vào mức độ nặng nhẹ cũng như nguyên nhân gây bệnh mà có phương án điều trị cụ thể.
Điều trị tại nhà
Một số các phương pháp có thể áp dụng điều trị tại nhà như sử dụng nước ấm để bảo vệ cổ họng, tránh đau rát nhưng lưu ý không dùng ở nhiệt độ cao tránh bỏng. Đây cũng là câu trả lời cho thắc mắc đau cổ họng uống gì?
Bên cạnh đó, có thể áp dụng nước muối sinh lý để làm sạch cổ họng, giảm lượng vi rút, vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, hạn chế nói to đến khi sức khỏe được cải thiện và dùng thêm vitamin C, vitamin A nhằm tăng cường sức đề kháng niêm mạc.
Dùng thuốc
Một số loại thuốc được chỉ định dùng khi đau cổ họng như giảm đau, hạ sốt: Acetaminophen (paracetamol), kháng viêm NSAIDs (Ibuprofen, aspirin), thuốc ngậm trị viêm họng, siro hoặc loại xịt có chứa chất khử trùng gây tê phenol…. Lưu ý, chỉ được dùng theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế các tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Điều trị y tế
Trường hợp đau cổ họng do các bệnh lý nguy hiểm như khối u hay ung thư vòm họng… cần phải điều trị chuyên sâu tại các bệnh viện uy tín. Từ đó, hạn chế các biến chứng và hệ quả xấu khi để bệnh trong thời gian dài.
Cách phòng ngừa đau cổ họng hiệu quả
Để không bị tình trạng đau cổ họng thì bản thân mỗi người cần chủ động bảo vệ sức khỏe nhất lại tại cổ của mình bằng cách giữ ấm, súc miệng bằng nước muối hay thường xuyên. Ngoài ra, nên kiêng các loại chất kích thích như bia, rượu hay thuốc lá và ăn uống điều độ, tránh những nơi độc hại.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên của phòng khám chiropractic ICCARE đã giúp độc giả hiểu hơn về đau họng và cách xử lý khi bị đau họng. Qua đó, có thể chẩn đoán sớm và có phương án điều trị sớm.
>>> Xem thêm: Căng cơ cổ: Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục