iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Đau bắp chân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách giảm đau bắp chân

Đau bắp chân là một hiện tượng mà có lẽ quá nhiều người không còn xa lạ gì với chúng ta nữa rồi. Có thể đau bắp chân vào cuối ngày nhưng cũng có thể là sau khi ngủ dậy. Tình trạng đau cơ bắp chân thông thường sẽ tự khỏi sau một vài ngày nghỉ ngơi. Nhưng nếu kéo theo những triệu chứng bất thường thì tốt hơn hết nên thăm khám sớm.

Thông tin chung về đau bắp chân

Đau nhức bắp chân là gì và triệu chứng như thế nào có lẽ nhiều người vẫn chưa thể nắm được. Cùng tìm hiểu chi tiết về hiện tượng phổ biến này.

Đau cơ bắp chân là gì?

Đau nhức bắp chân là khi mà người bệnh cảm thấy đau ê ẩm, rã rời tại bắp chân. Đặc biệt là lúc vận động thì cơn đau sẽ trở nên dữ dội và có cảm giác nặng nề hơn.

Đau bắp chân còn có thể diễn ra âm ỉ từ mông xuống bắp chân phải, trái thường xuất hiện ở thời gian cuối ngày hoặc sau khi thức dậy vào buổi sáng.

Đau bắp chân khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, rã rời khu vực bắp chân
Đau bắp chân khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, rã rời khu vực bắp chân

Triệu chứng đau bắp chân

Đau bắp chân sẽ còn tùy vào từng tình trạng mỗi người, có trường hợp sẽ đau âm ỉ nhưng cũng đau dữ dội hay đau nhức, nặng nề mỗi khi di chuyển. Ngoài hiện tượng đau nhức bắp chân thì còn đi kèm một số dấu hiệu cần lưu ý như:

  • Chân nóng, đỏ, sưng tấy.
  • Xuất hiện cảm giác lạnh, tái ở bàn thân, ngón chân…
  • Ngứa ran, tê ở bắp hoặc bàn chân.
  • Chân yếu đột ngột, gặp khó khi di chuyển.
  • Phù chân.

Biến chứng đau mỏi bắp chân

Đau nhức bắp chân hoàn toàn có thể để lại một loạt các biến chứng nguy hiểm nếu như không được điều trị kịp thời.

  • Đau mạn tính.
  • Hạn chế cử động.
  • Mất sức cơ.
  • Thuyên tắc phổi.
  • Tổn thương thần kinh.
  • Nhiễm trùng bị lan rộng.
  • Đoạn chi.
  • Đột quỵ

Đau bắp chân là bệnh gì?

Đau cơ bắp chân hay đau nhức bắp chân có thể cảnh báo khá là nhiều vấn đề khác nhau.

Chuột rút

Chuột rút là một nguyên nhân gây ra tình trạng đau bắp chân khi co thắt cơ đột ngột và diễn ra rất nhanh. Chuột rút có thể xuất hiện khi mà mọi người tập thể dục quá mức, mất nước, chấn thương hay thiếu một số khoáng chất khác. Bên cạnh đó, một số các nguyên nhân nghiêm trọng gây ra chuột rút cơ co là suy thận, suy giáp hay nghiện rượu hoặc tiểu đường…

Căng cơ

Căng cơ xảy ra khi mà một phần hoặc toàn bộ sợi cơ bắp chân bị rách. Tình trạng cũng như biểu hiện sẽ tùy vào vết rách là nặng hay nhẹ. Song, tình trạng chung thì vẫn đau bắp chân một cách đột ngột và có cảm giác ở phần bắp chuối.

Tắc mạch máu

Tắc mạch máu cũng là một bệnh khiến cho máu lưu thông tới chân kéo rồi gây ra đau bắp chân.

Suy tĩnh mạch

Suy tĩnh mạch làm cho mạch máu bị ứ đọng lại, không thể lưu thông và rồi gây ra các cơn đau bắp chân. Suy tĩnh mạch nên được điều trị sớm để tránh việc bị phù chân hay khó đi lại.

Đau dây thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa là vấn đề về dây thần kinh tọa, nó điều khiển các cơ ở cẳng chân hay mặt sau của đầu gối. Đau dây thần kinh tọa gây đau, ngứa ran, tê ở lưng dưới hoặc cũng kéo dài từ chân đến bắp chân hay các cơ khác.

>>> Xem thêm: Mẹo chữa căng cơ bắp chân tại nhà hiệu quả nhất hiện nay

Viêm gót chân

Việc hoạt động quá mức hoàn toàn dẫn tới viêm Achilles khiến cho người bệnh viêm gân, đau lưng bắp chân và hạn chế cử động khi gập bàn chân. Khi đó, người bệnh có thể nghỉ ngơi, chườm đá để giảm thiểu cơn đau.

Viêm gót chân có thể là một nguyên nhân gây đau bắp chân
Viêm gót chân có thể là một nguyên nhân gây đau bắp chân

Dây thần kinh ngoại biên do tiểu đường

Đây là tổn thương dây thần kinh có ảnh hưởng đến chân tay và cẳng chân, cánh tay. Đó cũng chính là biến chứng của tiểu đường do tiếp xúc với lượng đường trong máu cao, di truyền hay viêm dây thần kinh.

Những ai dễ bị đau bắp chân?

Một số các đối tượng sau rất dễ mắc phải chứng đau bắp chân cần chú ý.

Những người lớn tuổi rất dễ bị đau bắp chân từ âm ỉ cho tới dữ dội do vận động nhiều, thay đổi thời tiết…

Người làm công việc văn phòng, ít vận động và ngồi lâu một tư thế cũng sẽ khiến tình trạng đau bắp chân xuất hiện.

Những người làm việc nặng nhọc, mang vác, leo núi.. cũng rất dễ dẫn tới tình trạng đau cơ bắp chân.

Người thường xuyên quỳ gối, ngồi lên bắp chuối như tu hành sẽ khiến nguy cơ đau bắp chân cao hơn người bình thường.

Đau bắp chân khi nào cần gặp bác sĩ?

Bị căng cơ bắp chân khi ngủ, đau bắp chân khi vận động quá sức… rồi tự hết sau vài ngày là một tình trạng rất phổ biến. Tuy nhiên, cũng sẽ cần đến gặp bác sĩ nếu như xuất hiện các triệu chứng như:

Đi lại cảm thấy không thoải mái.

Chấn thương khiến cẳng chân biến dạng.

Khi ngủ hay nghỉ ngơi cũng bị đau bắp chân.

Tình trạng đau bắp chân kéo dài nhiều ngày.

Bắp chân bị sưng hay vùng khớp mắt cá chân.

Xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, mẩn đỏ, nóng.

Hay các triệu chứng không bình thường khác.

Gợi ý cách giảm đau bắp chân hiệu quả

Tùy vào tình trạng đau bắp chân nặng nhẹ hay nguyên nhân cụ thể sẽ có các phương pháp điều trị phù hợp.

Cách chữa đau bắp chân tại nhà

Bảo vệ: Quấn băng, nẹp cố định vào bắp chân, mắt cá… Để bảo vệ cho vết thương hay cho phép các cơ được nghỉ ngơi.

Nghỉ ngơi: Nên cho bắp chân được nghỉ ngơi và tránh vận động nhiều.

Chườm lạnh: Lấy đá cho vào  túi vải sạch để chườm bắp chân từ 10-15 phút nhằm giảm đau…

Chườm lạnh để làm giảm đau bắp chân tại nhà
Chườm lạnh để làm giảm đau bắp chân tại nhà

Ép: Quấn bắp chân bằng chất liệu vải co giãn cũng là cách giảm đau cơ bắp chân

Dùng thuốc giảm đau không kê đơn: Ibuprofen, paracetamol, naproxen khi có sự chỉ định của bác sĩ.

Vận động nhẹ nhàng: Chuỗi nhẹ để giảm đau bắp chân.

Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic tại ICCARE

Với thao tác dùng lực bàn tay tác động các vị trí đốt sống bị sai lệch nhằm nắn chỉnh lại đường cong sinh lý cột sống để giảm đau, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép. Đây cũng là một phương pháp điều trị đau bắp chân hiệu quả hiện nay.

Ngoài ra, ICCARE cũng đang triển khai cách điều trị này cho nhiều bệnh lý liên quan đến xương khớp. Cùng đội ngũ bác sĩ, chuyên gia quốc tế nhiều kinh nghiệm kết hợp hệ thống máy móc hiện đại đang cho thấy sự tích cực về kết quả thu được.

Phòng đau nhức bắp chân như thế nào?

Để tránh gặp phải tình trạng đau bắp chân, đòi hỏi bạn cần tuân thủ nhiều điều trong sinh hoạt hằng ngày.

Xây dựng một lối sống sinh hoạt lành mạnh, tránh thuốc lá và rượu bia…

Ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, khoáng chất và bổ sung từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.

Đối với người thường xuyên làm việc ngồi 1 tư thế cần co duỗi, vận động sau vài giờ làm việc nhằm giãn cơ, xương, khớp.

Sử dụng giày, dép đế thấp thay vì cao gót để tránh đau bắp chân.

Tập luyện vừa sức, không quá sức để tránh đau cơ bắp chân vào ban đêm.

Giữ tư thế đúng khi làm việc, lưng thẳng hay chân vuông góc với mặt sàn.

Đau bắp chân nhìn chung là một tình trạng không có gì đáng lo ngại nếu như cơ thể tự chữa lành trong một vài ngày. Để an toàn thì sẽ nên thăm khám khi xuất hiện một số triệu chứng bất thường khác để có cách giảm đau bắp chân hiệu quả.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn bài tập giãn cơ bắp chân tốt nhất hiện nay

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    chat zalo call