Cường giáp là thuật ngữ dùng để chỉ rằng lượng hormone trong cơ thể được sản sinh ra quá nhiều. Đây là bệnh lý không thể chủ quan bởi nó sẽ gây nên các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến cả tính mạng. Vậy cường giáp là bệnh gì và dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng phòng khám xương khớp ICCARE Chiropractic đi tìm hiểu tổng quan về bệnh này dưới đây!
Thông tin chung về cường giáp
Để hiểu hơn về cường giáp, bắt buộc mọi người cần nắm được các thông tin cơ bản của tình trạng này. Ví dụ như khái niệm bệnh cường giáp là gì hay dấu hiệu nhận biết như thế nào?
Cường giáp là gì?
Được hiểu là khi mà tuyến giáp làm việc quá mức và sản xuất ra nhiều hormone giáp hơn nhu cầu của cơ thể, đồng thời tăng cả hormone trong máu. Tuyến giáp là tuyến nhỏ, có hình con bướm ở khu vực trước cổ. Thyroxine (T4) và Triiodothyronine (T3) là hai hormone được sản xuất bởi tuyến giáp có vai trò quan trọng để tăng trưởng, phát triển và chuyển hóa cơ thể. Do đó, bất cứ vấn đề gì xảy ra với tuyến giáp đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể.
Dấu hiệu cường giáp
Như đã đề cập thì hormone tuyến giáp đóng vai trò quan trọng với quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Vì vậy, khi xuất hiện vấn đề thì triệu chứng cường giáp gặp phải phổ biến như:
- Sốt nhẹ 37,5 – 38 độ, có cảm giác sợ nóng, da nóng và tăng tiết mồ hôi.
- Hồi hộp, bị đánh trống ngực và khó thở hay xúc động mỗi khi cố gắng làm việc.
- Người lúc nào cũng sẽ có cảm giác bồn chồn, lo lắng, mất ngủ, tính khí thất thường. Có biểu hiện của tâm thần, biểu hiện cụ thể bằng những cơn kích động hay lú lẫn và hoang tưởng.
- Đầu ngón tay bị run cũng là biểu hiện cường giáp.
- Xuất hiện rối loạn kinh nguyệt ở nữ bệnh nhân trẻ tuổi.
- Yếu cơ ở cánh tay và đùi, da mỏng còn tóc giòn.
- Tiêu chảy thường xuyên nhưng không đau quặn bụng từ 5-10 lần/ngày.
- Sụt cân nhanh chóng dù ăn uống vẫn như bình thường. Ngược lại, một số bệnh nhân trẻ lại tăng cân vù vù.
- Bệnh Basedow với các biểu hiện ở mắt như: Chảy nước mắt, chói mắt và cảm giác nóng rát mắt hay lồi mắt.
Những ai dễ mắc cường giáp
Phụ nữ là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cường giáp cao hơn từ 2-10 lần. Ngoài ra, còn có một số những người khác như: Người có thành viên gia đình từng mắc cường giáp. Người bị thiếu máu, tiểu đường loại 1, suy thượng thận nguyên phát, người hay dùng thực phẩm chứa nhiều i-ốt như tảo, rong biển.. cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh đó, những người ngoài 60 tuổi hãy đã phẫu thuật tuyến giáp cũng có khả năng mắc phải.
Nguyên nhân gây bệnh cường giáp
Có khá nhiều lý do khiến cho bệnh cường giáp xuất hiện, dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất.
Bệnh Graves
Đây là nguyên nhân hàng đầu chiếm đến 70% các trường hợp bị bệnh cường giáp. Nó xuất hiện khi các tự kháng thể trong máu kích hoạt tuyến giáp, từ đó phát triển và tiết ra nhiều hormone tuyến giáp. Thông thường, loại tuyến giáp này hay hình thành trong gia đình, nhất là phụ nữ trẻ từ 20-50 tuổi.
>>> Xem thêm: Đau cổ vai gáy là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Nhân tuyến giáp hoạt động quá mức
Nhân tuyến giáp được hiểu là các cục u trong tuyến giáp. Thông thường, các nhân tuyến giáp đều là lành tính và chỉ một phần nhỏ ung thư mà thôi. Song, các nhân tuyến giáp lại có thể hoạt động quá mức và tạo ra nhiều hormone tuyến giáp, nhất là đối với những người lớn tuổi.
Viêm tuyến giáp
Được hiểu là khi mà tuyến giáp bị viêm và phá hủy cấu trúc nang tuyến giáp khiến hormone tuyến giáp dự trữ bị rò rỉ ra bên ngoài. Cường tuyến giáp có thể kéo dài tận 3 tháng, rồi sau đó các mô cấu trúc mới quay trở lại như thường lệ. Khi tuyến giáp hoạt động kém đi đồng nghĩa với việc suy giáp và nó kéo dài từ 12-18 tháng hoặc cũng có thể vĩnh viễn.
Tăng tiêu thụ i-ốt
Hormone tuyến giáp được tạo ra nhờ có sự can thiệp của i-ốt, do đó lượng i-ốt tiêu thụ như thế nào đều sẽ ảnh hưởng đến số lượng của lượng hormone tuyến giáp. Cụ thể, tiêu thụ quá nhiều i-ốt khiến hormone tuyến giáp hình thành nhiều hơn. Thuốc amiodarone, rong biển và các chất bổ sung từ rong biển chứa khá nhiều i-ốt.
Lạm dụng thuốc hormone tuyến giáp
Rất nhiều người điều trị suy giáp bằng thuốc hormone tuyến giáp nhưng lại sử dụng quá nhiều. Đó cũng chính là nguyên nhân gây nên cường giáp hiện nay. Để tránh tình trạng này, người bệnh nên thường xuyên kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp mỗi năm một lần để đảm bảo sức khỏe.
Cường giáp có nguy hiểm không?
Cường giáp có thể sẽ gây biến chứng và thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng nếu như không được can thiệp sớm.
Đối với tim mạch
Rung nhĩ và suy tim sung huyết là các biến chứng về tim mạch mà cường giáp có thể gây ra rất nguy hiểm. Trong đó, rung nhĩ khiến nhịp tim không đều, hình thành cục máu đông và tăng khả năng đột quỵ. Ở chiều ngược lại, suy tim sung huyết lại khiến máu không đủ để đáp ứng hoạt động cơ thể.
Xương khớp
Hormone tuyến giáp giáp tăng cao sẽ khiến quá trình đưa canxi vào xương gặp nhiều vấn đề. Từ đó, cơ thể sẽ thiếu đi một số các chất tốt cho xương như canxi hay khoáng chất. Theo thời gian, sẽ rất dễ gây ra tình trạng loãng xương.
Mắt
Cường giáp có thể gây rối loạn mắt và ảnh hưởng đến các mô xung quanh như: Mắt lồi, nhạy cảm với ánh sáng, mí sưng, đỏ hay viêm và nhìn bị mờ….
Thai kỳ
Tuyến giáp hoạt động quá mức trong thai kỳ có thể khiến cho bà bầu nguy cơ gặp phải các trường hợp: Tiền sản giật, sẩy thai, chuyển dạ rồi sinh non, em bé sinh ra bị nhẹ cân.
Cơn bão giáp
Yếu tố tác động dẫn tới cơn bão giáp là nhiễm trùng, uống thuốc không đúng cách và tổn thương tuyến giáp. Đây là tình trạng cấp cứu và có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Các triệu chứng của cơn bão giáp điển hình như: Sốt, buồn nôn, tiêu chảy, nhịp tim nhanh, mất nước, lú lẫn….
Người mắc bệnh cường giáp khi nào nên đi khám?
Bệnh cường giáp có triệu chứng khá dễ nhầm lẫn với các vấn đề khác. Song, nếu như xuất hiện dấu hiệu này, cần thăm khám ngay lập tức: Nhịp tim nhanh (lớn hơn 100 lần/phút) ngay cả khi nghỉ ngơi cùng với cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực, mồ hôi bất thường. Ngoài ra, còn có thể xuất hiện khối u ở cổ, giảm cân không rõ nguyên nhân.
Chẩn đoán cường giáp
Việc phát hiện sớm có vai trò quan trong điều trị cường giáp hiệu quả. Để chẩn đoán, thông thường bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện xét nghiệm:
- Nhận định, phân tích triệu chứng bệnh.
- Kiểm tra thể chất.
- Siêu âm hay xạ hình tuyến giáp nhằm phát hiện khối u hay các vấn đề bất thường tại tuyến giáp.
Xét nghiệm máu với mục đích đo nồng độ hormone tuyến giáp cùng một số các kháng thể tự miễn của tuyến giáp (Hormone kích thích tuyến giáp (TSH), Hormone tuyến giáp triiodothyronine (T3 ) và Hormone tuyến giáp thyroxine (T4) cùng Kháng thể men peroxidase tuyến giáp (TPO) lẫn Kháng thể tự miễn kháng receptor của TSH (TRAb))
Cách điều trị cường giáp hiệu quả
Áp dụng các phương án điều trị còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Căn cứ vào nguyên nhân, mức độ và tình trạng nặng hay nhẹ để sử dụng sao cho hiệu quả nhất.
Dùng thuốc
Methimazole, propylthiouracil là hai loại thuốc giúp ngăn chặn và cân bằng lại số lượng hormone tuyến giáp. Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần được sự chỉ định rõ ràng từ bác sĩ. Thời gian tác dụng của thuốc từ 1-2 tháng. Trong khoảng thời gian đó, người bệnh có thể được dùng thuốc chẹn beta nhằm hạn chế triệu chứng run, mạch nhanh hay tim đập nhanh.
12-18 tháng là lộ trình mà người bệnh sẽ phải trải qua khi sử dụng thuốc rồi giảm dần hoặc dừng nếu triệu chứng biến mất. Đồng thời, kết quả xét nghiệm máu đều cần cho kết quả bình thường. Lưu ý, một số các phản ứng gặp phải như: Sốt, nhức đầu và đau khớp, đau bụng hay xuất hiện phát ban.
Liệu pháp phóng xạ
Điều trị iot phóng xạ nhằm tiêu diệt đi những tế bào tuyến giáp và giảm lượng hormone tuyến giáp. Lượng bức xạ được đưa vào cơ thể là rất nhỏ nhưng vẫn cần đảm bảo để không nhiễm các bức xạ này với người xung quanh thông qua các lưu ý như sau: Tránh tiếp xúc với phụ nữ mang thai cũng như trẻ em, đối với phụ nữ không nên mang thai trong vòng 6 tháng. Ngược lại, với nam nên thực hiện biện pháp an toàn trong 4 tháng và không sử dụng cho bệnh nhân bị lồi mắt.
Phẫu thuật
Đây là biện pháp có thể loại bỏ đi các nguyên nhân gây cường giáp và được áp dụng trong các trường hợp: Bướu cổ, u chèn ép vùng cổ hay xuất hiện biến chứng về mắt và không đáp ứng với các phương án điều trị trước đó.
Phòng ngừa cường giáp như thế nào?
Như đã đề cập, ở giai đoạn đầu của bệnh thì sẽ có các dấu hiệu khá là dễ bị nhầm với một số vấn đề khác. Do đó, cần chủ động đề phòng cường giáp từ sớm.
Tập luyện thường xuyên
Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp cơ thể tăng cường sức mạnh. Đồng thời, hệ miễn dịch cũng tốt hơn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh bởi kháng thể nhận diện cũng như tiêu diệt nhầm tế bào tuyến giáp đã được hạn chế.
Bổ sung đủ i-ốt
Lượng i-ốt quá nhiều hay quá ít cũng đều sẽ ảnh hưởng đến tuyến giáp. Do đó, để bổ sung vừa đủ nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ. Nhất là đối với phụ nữ mang thai hay người già nên chú ý đến lượng i-ốt trong cơ thể bởi nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai hay sức khỏe của người cao tuổi.
Dinh dưỡng hợp lý
Cường giáp kiêng ăn gì là câu hỏi của rất nhiều người, tốt hơn hết là tránh những chất kích thích như bia, rượu, thực phẩm ăn sẵn, đồ chiên rán…. Thay vào đó bổ sung những loại đồ ăn chứa nhiều chất chống oxy hóa như việt quất, dâu tây cùng rau xanh cải xoăn, súp lơ…
Cường giáp là một căn bệnh không thể coi thường và nên phát hiện cũng như điều trị sớm nhất có thể ngừa biến chứng. Đồng thời chủ động tránh những yếu tố nguy cơ gây bệnh để sức khỏe luôn được đảm bảo ở mức tốt nhất!
>>> Xem thêm: Vật lý trị liệu cổ vai gáy: Các phương pháp và lợi ích hiệu quả