iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Chín mé là là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh chín mé gây mủ hoặc áp xe tại vị trí gây mủ thường ở đầu ngón chân hay ngón tay. Nếu như không được điều trị đúng cách hay giữ gìn vệ sinh thì chín mé thường xuyên bị tái phát cũng như biến chứng khác. Cùng phòng khám chiropractic đi giải đáp bệnh chín mé là gì, nguyên nhân bị chín mé và cách điều trị cụ thể.

Chín mé là gì?

Chín mé hay còn được gọi là áp xe đầu ngón tay là một tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở đốt xa ngón tay, đặc biệt là đầu ngón tay hay cũng có thể là chín mé ngón chân. Bệnh lý này hoàn toàn có thể lan rộng và tạo từng túi mủ gây ra đau đớn cho người mắc phải, thậm chí là ảnh hưởng đến cả các khớp lân cận. Cũng giống như viêm quanh móng, chín mé ngón tay được xem là một trong những bệnh nhiễm trùng thường gặp nhất ở vùng bàn ngón tay với 33,33% trong tổng số ca.

Chín mé ngón tay được xem là tình trạng nhiễm trùng ở ngón tay
Chín mé ngón tay được xem là tình trạng nhiễm trùng ở ngón tay

Dấu hiệu của bệnh chín mé

Khi bị chín mé đầu ngón tay hay ngón chân thì dấu hiệu phổ biến nhất là sưng tấy và đỏ, khi sờ vào sẽ cảm giác thấy nóng. Đây được xem như dấu hiệu viêm cấp tính và chính nó cũng tạo ra nhiều hoạt chất trung gian rồi khiến cho cơ gặp nhiều triệu chứng khác như sốt. Khi tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn thì các túi mủ dần xuất hiện, chèn ép lên các mô lẫn đầu mút thần kinh xung quanh gây đau đớn và hạn chế khả năng vận động đầu ngón tay.

Nguyên nhân gây bệnh chín mé

Nguyên nhân bị chín mé đầu ngón tay hay ngón chân chủ yếu được hình thành dựa trên 2 lý do như sau.

Do vi khuẩn

Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu khiến cho người bệnh mắc phải chín mé đầu ngón tay. Vi khuẩn sẽ theo các vết xước, nứt nhỏ ở đầu ngón và vượt qua lớp bảo vệ của cơ thể sau đó phát triển lên và gây viêm nhiễm các mô xung quanh. Trong đó, hai tác nhân thường gặp nhất ở bệnh lý này là Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) hay Streptococcus (liên cầu khuẩn).

Do chấn thương  

Bên cạnh việc vi khuẩn xâm nhập thì chấn thương cũng là một nguyên nhân thứ hai tạo nên bệnh chín mé. Các vết thương tưởng chừng nhỏ như kim đâm, trầy xước, côn trùng cắn, nhiễm trùng móng không điều trị… hoàn toàn có thể trực tiếp làm cho các mô xung quanh bị tổn thương hay tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nên chín mé đầu ngón tay.

Bệnh chín mé có nguy hiểm hay không?

Chín mé ở ngón chân, tay nói chung hay bị chín mé ở ngón chân cái nói riêng đều rất nguy hiểm nếu như không được điều trị kịp thời. Các tổn thương nhẹ ở đầu ngón tưởng như rất bình thường nhưng nó hoàn toàn gây biến chứng như nhiễm trùng khác trong cơ thể. Thậm chí, khi không được can thiệp kịp thời và theo thời gian có thể gây nên các bệnh như viêm xương, viêm bao hoạt dịch hay viêm khớp hoặc nhiễm khuẩn huyết và có nguy cơ gây ra tử vong. 

Bệnh chín mé khi nào nên gặp bác sĩ?

Chín mé là một bệnh lý phổ biến và dễ điều trị nhưng ngược lại nếu không được can thiệp và để lâu ngày vẫn sẽ có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm. Mắc bệnh chín mé cần phải được thăm khám sớm khi xuất hiện các triệu chứng như sau.

Đầu ngón tay, chân sưng đỏ, tấy và nóng nhiều ngày không giảm.

Chín mé ngón tay, chân cần gặp bác sĩ nếu như triệu chứng không thuyên giảm
Chín mé ngón tay, chân cần gặp bác sĩ nếu như triệu chứng không thuyên giảm

Sốt cao, lạnh run và lừ đừ, môi khô hay lưỡi bẩn, túi mủ to, gây đau đớn nhiều cần được thăm khám sớm.

Các vùng xương khớp lân cận bị ảnh hưởng.

Vận động khó khăn, thậm chí là không thể cử động khớp.

Chẩn đoán bệnh chín mé

Thông thường, khi chẩn đoán bệnh chín mé vẫn sẽ dựa theo hai cách phổ biến là khám lâm sàng và cận lâm sàng.

Khám lâm sàng

Bác sĩ có thể chẩn đoán dễ dàng bệnh thông qua hình ảnh ngón tay bị chín mé quan sát bằng mắt thường với các biểu hiện sưng tấy, đỏ và có túi mủ. Bên cạnh đó, người có chuyên môn sẽ kiểm tra tiểu sử chấn thương, viêm nhiễm hay tiếp xúc các môi trường độc hại trong quá khứ để nắm bắt tổng quát hơn. Đồng thời tiến hành kiểm tình trạng sốt bằng cách đo thân nhiệt.

Xét nghiệm

Để chắc chắn và an toàn thì bác sĩ còn thực hiện một số các phương pháp khác như siêu âm phần mềm khu vực đầu ngón tay để xác định giai đoạn, kích thước cũng như mức độ xâm lấn xung quanh khu vực chín mé. Bên cạnh đó, định lượng công thức máu CRP để đánh giá tình trạng viêm kết hợp xét nghiệm chức năng gan, thận nhằm có phương án điều trị kháng sinh cho người bệnh.

Các phương pháp điều trị bệnh chín mé

Chín mé có tự khỏi được không? Đây là một câu hỏi thường gặp, thực tế thì bệnh lý này cần phải can thiệp và điều trị để nhanh chóng dứt điểm, không gây biến chứng. Áp dụng cách điều trị chín mé ngón tay theo khoa học hay cách chữa chín mé dân gian còn tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh.

Giai đoạn 1 (áp xe chưa xuất hiện)

Ở giai đoạn đầu của chín mé ngón tay thì bệnh nhân hoàn toàn có thể điều trị bằng cách ngoại trú như uống thuốc kháng sinh đường uống, đồng thời dùng thuốc giảm đau, kháng viêm… theo sự chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng được hướng dẫn sử dụng nước muối sinh lý hay dung dịch sát khuẩn y tế hoặc kê cao vùng ngón tay bị bệnh. Một số trường hợp ngón tay bị đứt, đinh đâm… thì tiêm phòng uốn ván cũng được chỉ định từ bác sĩ.

Giai đoạn 2 (áp xe bắt đầu phát triển)

Ở giai đoạn này, khi túi mủ đã hình thành thì người bệnh sẽ được thực hiện dẫn lưu mủ ra bên ngoài. Hoàn toàn yên tâm khi trong quá trình rạch áp xe ngón tay thì sẽ được thực hiện bằng thuốc gây tê. Thông thường, cuộc tiểu phẫu hoàn thành chỉ sau 30 phút và người bệnh sẽ được điều trị khỏi ngay sau đó với lịch tái khám định kỳ.

Giai đoạn 3 (chăm sóc và điều trị)

Sau khi đã tiến hành dẫn lưu mủ thì bác sĩ sẽ cuốn băng gạc vào đầu ngón tay để cố định và tránh bị vi khuẩn xâm nhập hay tái phát. Đồng thời lên lịch thăm khám định kỳ, lúc này bác sĩ thực hiện tháo băng kiểm tra vết thương đồng thời rửa bằng dung dịch sát khuẩn y tế. Quá trình này được thực hiện cho tới khi vết thương đã lành, trong khoảng thời gian này, người bệnh cũng sẽ được kê kháng sinh, chống viêm, giảm đau để rút ngắn thời gian phục hồi.

Sau dẫn lưu mủ chín mé ngón tay sẽ cần tiến hành băng ngón tay
Sau dẫn lưu mủ chín mé ngón tay sẽ cần tiến hành băng ngón tay

Cách ngăn ngừa bệnh chín mé

Để giảm việc bị chín mé ngón tay, chân thì mỗi người nên thực hiện đầy đủ các biến pháp phòng ngừa như sau:

Giữ gìn vệ sinh tay và chân thường xuyên đặc biệt là nên rửa với nước sạch hay xà phòng. Điều này sẽ giúp cho cơ thể bạn hay các bộ phận tiếp xúc với vi khuẩn sẽ được làm sạch, không có cơ hội cho các tác nhân gây bệnh trú ngụ.

Trong trường hợp phải tiếp xúc với các vật như thủy tinh, mảnh kim loại hay các vật sắc nhọn thì tốt hơn hết nên đeo gang tay bảo hộ. Đây là biện pháp để tay không bị dính vết thương hở cũng như tránh các vi khuẩn xâm nhập thông qua vết rách.

Với các trường hợp thực hiện chích ngón tay để xét nghiệm máu tại nhà thì người bệnh nên khử khuẩn bằng cồn để đảm bảo đã sạch sẽ. Ngoài ra, nên được thực hiện từ những người có chuyên môn nhằm giúp cho quá trình được diễn ra hiệu quả.

Trường hợp đang trong quá trình điều trị bệnh chín mé ngón tay, chân cần tuân thủ phác đồ của bác sĩ. Không tự ý dừng thuốc hay tháo băng hoặc rửa vết thương mà chưa cho thấy được sự an toàn về mặt y tế.

Chín mé đầu ngón tay là một bệnh lý phổ biến và thường thấy nên cách điều trị cũng rất đơn giản. Do đó, cần được chữa triệt để và hạn chế khiến cho tình trạng bệnh đã ở giai đoạn nặng nề. Trên đây là toàn bộ các thông tin về bệnh chín mé cũng như cách điều trị và phòng ngừa cho mọi người.

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    X iCCare chăm sóc sức khoẻ
    bền vững cho cả gia đình!
    chat zalo call