Căng cơ cổ không chỉ khiến người bệnh cảm thấy đau mà còn khó chịu trong các cử động xoay, cúi và ngẩng đầu. Tình trạng này có thể biến mất sau vài ngày mà không để lại vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, thường xuyên mắc phải thì nguy cơ cảnh bảo các bệnh lý về xương khớp. Cùng phòng khám xương khớp ICCARE đi tìm hiểu chi tiết ngay bên dưới
Nguyên nhân căng cơ cổ
Căng cơ cổ có rất nhiều nguyên nhân gây nên, dưới đây là một số các lý do phổ biến nhất.
Thoái hóa cột sống
Cũng như bao các vị trí khác, khớp cổ cũng có thể bị thoái hóa theo thời gian. Đĩa đệm và các đốt sống dần bào mòn, từ đó hình thành gai xương tại khu vực tiếp nối giữa các đốt sống cổ. Khi này, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, cứng cổ và khó chuyển động.
Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm xảy ra do tuổi tác hay nhiều nguyên nhân như chấn thương, lười vận động, béo phì hay hút thuốc… Tình trạng này xuất hiện khiến nhân bên trong bao xơ thoát ra ngoài và chèn ép dây thần kinh, tủy sống. Khi đó, người bệnh sẽ phải đối mặt với các cơn đau, khó chịu. Ngoài ra, còn xuất hiện một vài triệu chứng khác như: Đau một bên ngực, khó thở, căng cơ cổ bên phải…
Vận động quá mức hoặc sai tư thế
Người thường xuyên phải làm việc nặng nhọc, nhất là bê, vác, vật nặng cũng sẽ khiến cho căng cơ cổ vai gáy diễn ra. Đồng thời, khi tập luyện thể dục thể thao không đúng kỹ thuật hay quá mức cũng nguy cơ mắc phải tình trạng này. Bên cạnh đó, thói quen dùng điện thoại quá nhiều, nằm sai tư thế cũng dẫn tới căng cơ cổ sau khi ngủ dậy. Nếu như không được điều chỉnh, lâu dần sẽ trở dẫn tới các bệnh mãn tính.
Chấn thương
Trong thể thao, không thiếu các trường hợp từng bị chấn thương khiến cho các mô cơ cổ bị ảnh hưởng gây đau, khó chịu và căng cứng. Ngoài ra, các di chứng sau tai nạn cũng hoàn toàn gây nên tình trạng tương tự. Vì vậy, không nên chủ quan mà thay vào đó là cần thăm khám ngay để được chẩn đoán cũng như điều trị sớm.
Căng thẳng hoặc stress
Áp lực công việc, tinh thần đi xuống cũng dẫn tới tình trạng stress, mệt mỏi…. là nguyên nhân xuất hiện hiện tượng căng cơ. Thậm chí, còn lan rộng và gây ra căng cơ bên trái hoặc phải kèm theo các những triệu chứng khác như đau đầu, đau nửa đầu.
Căng cơ cổ khi nào cần đi khám?
Tùy vào từng nguyên nhân khá nhau, tình trạng căng cơ cổ nhẹ có thể tự khỏi và biến mất sau vài ngày hoặc vài tuần. Tuy nhiên, sẽ cần thăm khám ngay nếu xuất hiện các dấu hiệu như: Đau nhức, khó chịu không giảm mà lại gia tăng hay đau đầu, tê yếu và châm chích.
Cách điều trị căng cơ cổ
Có rất nhiều cách giảm căng cơ cổ vai gáy cũng như là điều trị tình trạng này. Tùy vào từng trường hợp nặng hay nhẹ sẽ áp dụng phương án sao cho phù hợp nhất.
Nghỉ ngơi
Đầu tiên, cần làm sau khi có dấu hiệu bị căng cơ cổ là nghỉ ngơi, thư giãn và hạ chế các vận động mạnh để giảm đau. Tuy nhiên, không khuyến khích nằm im một chỗ sẽ khiến cổ càng căng cứng và khó chịu. Nên vận động nhẹ nhàng để cơ được linh hoạt sau khi đã có thời gian nghỉ ngơi đủ.
Chườm nhiệt
Để giảm triệu chứng căng cơ cổ, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng phương án chườm nóng lạnh luân phiên với nhau ngay tại nhà. Cụ thể, người bệnh tiến hành chườm lạnh ở vị trí bị căng cơ trong 15 phút. Sau đó, tiếp tục chườm nóng 15 phút cùng khu vực. Nên nghỉ từ 2-3 tiếng để thực hiện lại phương pháp này.
Dùng thuốc
Tùy vào từng trường hợp khác nhau, nếu như tình trạng đau nhức, khó chịu quá mức sẽ được dùng thuốc giảm đau không kê đơn như: Ibuprofen, naproxen sodium hoặc acetaminophen. Lưu ý, đây chỉ là biện pháp tạm thời và nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Phương pháp phòng tránh căng cơ cổ
Để giảm thiểu tình trạng căng cơ cổ, mỗi người nên tuân thủ các biện pháp trong sinh hoạt hằng ngày cũng như công việc một cách nghiêm túc.
Đối với tư thế ngủ, không nên gối cổ quá cao hoặc nằm sấp khiến máu lưu thông kém dẫn tới đau nhức, căng cứng cơ. Đồng thời, nên nằm với tư thế duỗi thẳng, thả lỏng và sử dụng gối mềm mại để nâng đỡ cổ một cách tốt nhất.
Ngoài ra, mọi người không nên ngủ gục trên bàn với tư thế gò bó gây cản trở quá trình lưu thông máu, cơ cổ bị kéo căng và dẫn tới trình trạng đau nhức. Bên cạnh đó, còn khiến cho máu lên não kém và xuất hiện các cơn đau đầu, đau nửa đầu.
Trong công việc và học tập, không nên cúi đầu thấp hay nghiêng về một phía quá lâu. Điều này đều sẽ khiến cho căng cơ cổ nguy cơ xuất hiện. Nên vận động nhẹ nhàng giúp cơ linh hoạt, thư giãn và thả lỏng.
Đối với quá trình tập luyện thể thao, luôn được duy trì và rèn luyện đều đặn để tăng cường sức cơ. Đồng thời giúp hệ thống xương khớp được linh hoạt dẻo dai. Lưu ý, trước khi thực hiện cần khởi động, làm nóng kỹ càng để tránh các chấn thương. Đồng thời, tập luyện trong khả năng của mình, không nên cố gắng quá mức.
Căng cơ cổ không có gì đáng lo ngại nếu như đó là tình trạng do căng thẳng hay lao động nặng nhọc gây nên. Song, cũng nên thăm khám nếu như các cơn đau không thuyên giảm hay thường xuyên lặp lại. Qua đó, chẩn đoán chính xác và điều trị sớm nhất để bảo đảm sức khỏe.