iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Căng cơ bắp chân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Căng cơ bắp chân rõ ràng là một tình trạng quá phổ biến trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày gây đau, khó khăn đi lại và thậm chí là còn gây rách cơ. Vậy căng cơ bắp chân nên làm gì để giảm các triệu chứng nhanh nhất? Cùng đội ngũ bác sĩ tại ICCARE giải đáp vấn đề bằng các thông tin dưới đây.

Thế nào là căng cơ bắp chân?

Bị căng cơ bắp chân được hiểu là tổn thương phần cơ phía sau của bắp chân. Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào nhưng phổ biến nhất vẫn là những người nằm trong độ tuổi từ 30-55 thường xuyên hoạt động thể thao.

Một khi đã gặp phải tình trạng này, người bệnh sẽ có cảm giác căng cứng ở khu vực bắp, cổ chân, mắt cá hay bàn chân. Từ đó khiến cho các hoạt động đi lại, chạy nhảy trở nên khó khăn hơn. Đặc biệt, không được khắc phục thì các sợi cơ còn có thể bị kéo giãn quá mức.

Căng cơ bắp chân xảy ra ở người thường xuyên tập luyện thể thao
Căng cơ bắp chân xảy ra ở người thường xuyên tập luyện thể thao

Triệu chứng nhận biết căng cơ bắp chân

Khi bị căng cơ ở bắp chân, người bệnh sẽ có những dấu hiệu phổ biến như sau.

  • Khó khăn trong việc kiễng hoặc gập cổ chân.
  • Tê ngứa, đau âm ỉ tại bắp chân, đau tăng lên khi vận động chân.
  • Đau đột ngột ở phía sau khu vực cẳng chân.
  • Có dấu hiệu sưng hoặc bầm tím bắp chân.

Nguyên nhân gây căng cơ bắp chân

Cơ bắp chân bị căng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và dưới đây là những lý do phổ biến nhất.

Vận động quá sức

Đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu khiến cho tình trạng căng cơ bắp chân xảy ra. Khi mà người bệnh vận động quá mức sẽ gây áp lực, dồn sức lên các sợi cơ từ đó kéo giãn và dẫn tới việc cơ bị căng.

Nguyên nhân gây căng cơ bắp chân khác

Ngoài việc vận động quá mức ra thì còn có nhiều nguyên nhân đằng sau khác như: Bệnh mạch máu ngoại vi (PVD) hay huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) hoặc chấn thương rách, viêm cơ. Đồng thời, chế độ ăn uống không tốt, mất cân bằng, mất nước lẫn tác dụng phụ hay máu lưu thông kém cũng gây nên tình trạng trên. 

>>> Xem thêm: Đau bắp chân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách giảm đau bắp chân

Những đối tượng dễ bị căng cơ bắp chân

Như đã nói thì căng cơ tại bắp chân có thể xảy ra ở bất cứ ai, song phổ biến nhất vẫn là những vận động viên chuyên nghiệp, người hay chơi thể thao. Ngoài ra, còn xuất hiện ở những đối tượng sau đây.

  • Dùng một số loại thuốc bao gồm cholesterol.
  • Người mắc bệnh suy giáp, bệnh gan hay bệnh thận và cả đái tháo đường hoặc bệnh động mạch ngoại biên.
  • Người bị phù.
  • Những người rối loạn điện giải vì mất nước hay lọc máu (dialysis)
  • Hút thuốc.
  • Đang mang thai.
Mang thai dễ bị căng cơ bắp chân
Mang thai dễ bị căng cơ bắp chân

Căng cơ bắp chân khi nào nên đi khám?

Căng cơ tại bắp chân sẽ không ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng, nhưng vẫn cần phải thăm khám nếu như xuất hiện các dấu hiệu như sau.

  • Dù đã chăm sóc và sử dụng các biện pháp khắc phục tại nhà nhưng tình trạng vẫn không giảm sau một tuần.
  • Xuất hiện tình trạng nóng, đỏ tại khu vực bị tổn thương.
  • Đau nhức dữ dội các nhóm cơ bị tổn thương.

Cách chẩn đoán căng cơ bắp chân

Để chẩn đoán tốt nhất, bác sĩ sẽ tiến hành thăm hỏi các triệu chứng như bị căng cơ bắp chân khi ngủ, chấn thương gần nhất, dấu hiệu và mức độ… Qua đó đánh giá chung về tình của bệnh nhân. Ngoài ra, còn có thể sử dụng các xét nghiệm hình ảnh.

Siêu âm: Siêu âm để xác định rằng cơ có bị rách hay không hoặc nhận biết được việc liệu có xuất hiện dịch tụ lại khu vực bắp chân không?

Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp MRI với mục đích là kiểm tra các cục máu đông, vết rách lẫn tình trạng chảy máu bên trong của người bệnh.

Điều trị căng cơ bắp chân thế nào?

Tùy vào từng trường hợp cụ thể, mức độ nặng nhẹ cũng như nguyên nhân gây căng cơ mà có phương án điều trị cụ thể khác nhau.

Nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi cũng là một cách giảm căng cơ bắp chân khá là hiệu quả mà không cần phải thực hiện các biện pháp gì cả. Chỉ cần dành thời gian nghỉ ngơi, giúp cơ được phù hồi và giảm áp lực lên khu vực tổn thương.

Kéo căng cơ bắp chân

Sử dụng các bài tập giúp giảm căng cơ tại khu vực bắp chân một cách hiệu quả. Tuy nhiên, để tránh tình trạng nặng hơn hoặc tác dụng ngược thì nên tham khảo sự tư vấn từ chuyên gia hoặc bác sĩ trước khi tập luyện.

>>> Xem thêm: Mẹo chữa căng cơ bắp chân tại nhà hiệu quả nhất hiện nay

Chườm đá

Một trong những cách hết căng cơ bắp chân ở mức độ nhẹ là chườm đá. Cho đá vào túi chuyên dụng hoặc khăn lạnh và chườm lên khu vực tổn thương trong vòng 15-20 phút. mỗi ngày chườm từ 3-4 lần và mỗi lần cách nhau từ 2-3 tiếng.

Chườm đá giảm đau hiệu quả cho căng cơ bắp chân
Chườm đá giảm đau hiệu quả cho căng cơ bắp chân

Dùng thuốc điều trị căng cơ bắp chân

Một số trường hợp sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau không kê đơn ibuprofen (Advil, Motrin IB) hay naproxen (Aleve). Song, nên tuân thủ liều lượng từ bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Phẫu thuật

Các trường hợp bị căng cơ bắp chân nặng như rách cơ có thể được sử dụng phương án phẫu thuật. Đây là một cách điều trị cần có nhiều thời gian, rủi ro cũng xuất hiện hậu phẫu nên người bệnh cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện.

Phương án phòng ngừa hiệu quả

Để phòng tránh căng cơ bắp chân một cách tốt nhất, mỗi người nên chủ động tập trung vào cách tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày. Nên vận động thường xuyên để tăng cường sức đề kháng. Song cung phải áp dụng đúng kỹ thuật và đặc biệt không quá sức.

Ngoài ra, khi luyện tập thể dục thể thao cần phải mang những dụng cụ hỗ trợ phù hợp. Đồng thời, thu xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý để cơ phục hồi tốt sau mỗi lần tập luyện.

Căng cơ bắp chân là một tình trạng phổ biến không quá nghiêm trọng đến tính mạng. Chỉ cần có thời gian nghỉ ngơi và áp dụng các biện pháp khắc phục sẽ giảm triệu chứng đáng kể. Hãy ghé thăm phòng khám chiropractic iCCARE để cập nhật thông tin mới nhất về sức khỏe nhé!

>>> Xem thêm: Hướng dẫn bài tập giãn cơ bắp chân tốt nhất hiện nay

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    chat zalo call