iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Mẹo các cách trị mắt cá dưới lòng bàn chân đơn giản hiệu quả tốt

Vốn dĩ mắt cá dưới lòng bàn chân đã khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu mỗi khi đi lại do trọng lượng cơ thể đè nén lên chân. Việc không được điều trị kịp thời còn gây mủ, nhiễm trùng… Vậy làm thế nào để có cách trị mắt cá dưới lòng bàn chân hiệu quả nhất hiện nay? 

Thông tin mắt cá dưới lòng bàn chân

Mắt cá dưới lòng bàn chân được hiểu là tình trạng dày lên của lớp sừng da. Thông thường, vấn đề này sẽ xuất hiện ở những nơi tiếp xúc với giày dép nhiều nhất như lòng bàn chân, kẽ ngón chân, gót hay mép bàn chân. Mắt cá có đặc điểm nhận dạng hình tròn, chứa nhân sừng, da xung quanh màu vàng. Khi bị áp lực đè lên sẽ khiến cho mắt cá bị đau nhói, khó chịu.

Mắt cá dưới lòng bàn chân có hình tròn 
Mắt cá dưới lòng bàn chân có hình tròn

Mắt cá dưới lòng bàn chân không gây hại đến tính mạng con người nhưng lại có khả năng nhiễm trùng, tạo ra nhiều sự bất tiện trong cuộc sống. Một số các điểm phân biệt giữa mắt cá dưới lòng bàn chân cùng với mụn cóc:

Khác với mắt cá thì mụn cóc có thể xuất hiện bất cứ đâu trên cơ thể không nhất thiết ở khu vực lòng bàn chân. 

Mụn cóc sẽ nằm sâu dưới da, khô, ít đau nhưng nhiều cái cùng một khu vực.

Mụn cóc có thể gây lan rộng ra các vùng khác và cũng truyền từ người này sang người kia.

Các dấu hiệu của mắt cá dưới lòng bàn chân

Khi bị mắt cá dưới lòng bàn chân, bạn sẽ dễ dàng nhận ra các biểu hiện điển hình như sau.

Đau nhức

Thông thường, mắt cá sẽ hình thành ở khu vực trung tâm. Đặc biệt là gây đau nhức, khó khăn khi di chuyển, vận động hay khi bị lực đè nén hoặc quá gò bó.

Màu sắc

Khu vực trung tâm của mắt cá thường sẽ có một màu sắc khác biệt với vùng xung quanh. Điển hình là màu vàng trong có chứa chất sừng. Bằng mắt thường, bạn có thể hoàn toàn nhận ra được biểu hiện này mỗi khi kiểm tra.

Tăng sinh tế bào sừng

Không chỉ có thể quan sát mà khi sờ vào bạn cũng có thể cảm nhận được da của khu vực mắt cá khác với phần còn lại. Việc bị gia tăng tế bào sừng khiến lớp da tại đây cứng hơn và dày hơn. 

Khó khăn khi mang giày dép

Khi bị mắt cá lòng bàn chân, đi lại vốn đã khó khăn thì việc đi giày dép cũng là một nỗi ám ảnh. Khi đó, áp lực đè nén, gây ma sát lên khu vực tổn thương vừa gây đau lại cảm giác khó chịu khi vị trí càng lồi lên,  cứng hơn.

Mắt cá dưới lòng bàn chân gây khó khăn khi mang giày dép 
Mắt cá dưới lòng bàn chân gây khó khăn khi mang giày dép

Hình dạng

Mắt cá dưới lòng bàn chân thường sẽ có hình dạng tròn và khu vực trung tâm có chứa chất sừng. Tùy theo giai đoạn hay mức độ mà mắt cá có thể lồi lên trên bề mặt hoặc cũng phẳng lì như lòng bàn chân.

Nhiễm trùng

Khi mắt cá không được điều trị kịp thời hoặc bị tác động bởi các vi khuẩn gây bệnh hoàn toàn gây nhiễm trùng. Khi này, các biểu hiện có thể kể tới là đau nhức, sưng tấy và có mủ bên trong đó.

>>> Xem thêm: Sưng mắt cá chân: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Cách trị mắt cá dưới lòng bàn chân hiệu quả

Có rất nhiều cách trị mắt cá dưới lòng bàn chân mang lại sự hiệu quả hiện nay. Tùy vào tình trạng mỗi người mà áp dụng phương pháp sao cho phù hợp nhất.

Cách trị mắt cá dưới lòng bàn chân bằng y khoa

Chấm nitơ lỏng: Đây là một cách chữa mắt cá lòng bàn chân phổ biến bằng cách sử dụng khí nitơ đã được hóa lỏng có nhiệt độ rất thấp (-196 độ C). Sau khi thực hiện chấm nitơ, thường sẽ xuất hiện phồng nước và cả đau vài ngày. Tuy nhiên, áp dụng điều độ từ 1-2 tuần lại rất hiệu quả.

Chấm salicylic acid 40%: Cách chữa mắt cá ở lòng bàn chân bằng cách chấm salicylic acid mang lại công dụng tiêu sừng, mềm da và hạn chế triệu chứng. Song, để có hiệu quả tốt nhất thì nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Đốt điện bằng laser: Với cách điều trị này, người bệnh sẽ được dùng điện cao tần để đốt mắt cá dưới lòng bàn chân. Sau khi đã thực hiện thì khu vực mắt cá chân sẽ trở thành một vết loét, hố sâu và hồi phục trong khoảng 2 tháng.

Phẫu thuật: Phẫu thuật là một trong những cách chữa mắt cá ở lòng bàn chân điển hình. Trước khi tiến hành thì sẽ được gây tê tại chỗ rồi sau đó bác sĩ sẽ lấy nhân sừng. Cuối cùng là thực hiện khâu kín bằng chỉ không tiêu mảnh. Vết thương sẽ bắt đầu lành lại trong khoảng từ 8-10 ngày.

Phẫu thuật là cách trị mắt cá dưới lòng bàn chân phổ biến
Phẫu thuật là cách trị mắt cá dưới lòng bàn chân phổ biến

Cách trị mắt cá dưới lòng bàn chân dân gian

Trị bằng nước muối: Lấy 2 thìa muối hòa tan trong nước ấm → Tiến hành ngâm chân trong nước khoảng 20 phút, lưu ý nước ngập đến mắt cá → Da có thể sẽ cứng và đau hơn trong 10 phút đầu → Sau 10 phút thì da mềm hơn, mắt cá chân nhỏ hơn và giảm đau.

Trị bằng lô hội: Đây là một cách chữa mắt cá dưới lòng bàn chân dân gian. Trong nha đam có chứa axit malic với mục đích làm mòn sừng da → Lấy một và nhánh nha đam rồi lấy vài nhỏ nhựa nhỏ vào khu vực mắt cá dưới lòng bàn chân → Thường xuyên làm đều đặn mỗi ngày để mang lại hiệu quả.

Trị bằng đu đủ: Trong vỏ của quả đu đủ có chứa enzyme – một chất phá hủy da chết → Lấy quả đu đủ và rạch vỏ để hứng lấy nhựa rồi hòa vào nước → Sau đó lấy hỗn hợp bôi lên khu vực mắt cá chân mỗi ngày để nhận kết quả tích cực.

Trị bằng cây xấu hổ: Lấy thân và lá cây xấu hổ rồi rửa sạch → Tiến hành rang vàng rồi lại nấu với nước → Để nước nguội rồi ngâm chân trong 30 phút → Nên thực hiện thường xuyên để teo dần mắt cá chân.

Trên đây là những cách trị mắt cá dưới lòng bàn chân phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay Phòng Khám Chiropractic ICCARE chia sẻ đến bạn. Song, với phương pháp dân gian đòi hỏi sự kiên trì và đều đặn mới có thể mang lại sự tích cực. Ngoài ra, nên tuân thủ đúng quy trình cũng như hướng dẫn từ bác sĩ khi điều trị bằng y khoa.

>>> Xem thêm: Trẹo mắt cá chân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    chat zalo call