Gai gót chân có rất nhiều phương án điều trị mang lại hiệu quả cao. Một trong số đó là cách chữa gai gót chân bằng lá lốt luôn được nhiều người ưu tiên với sư an toàn. Song, để áp dụng như thế nào cho đúng và có kết quả tích cực thì rõ ràng cần phải tìm hiểu kỹ càng.
Có nên chữa gai gót chân bằng lá lốt không?
Cách chữa gai gót chân tại nhà bằng lá lốt hoàn toàn có thể được áp dụng cho người bệnh. Với các hoạt chất cũng như đặc tính có lợi thì rõ ràng đây là một cách điều trị hiệu quả để ngăn ngừa các triệu chứng đau.
Theo y học cổ truyền, lá lốt có tính ấm, thơm và cay nên việc đắp vào khu vực tổn thương sẽ giúp giảm, sưng, viêm, giúp lưu thông mạch máu tốt hơn. Qua đó, tình trạng đau cũng được hạn chế, khả năng vận động tăng tốt hơn. Ngoài ra, lá lốt còn mang lại lợi ích như hạ khí, ôn trung tán hàn và chỉ thống.
Do đó, chữa đau gót chân bằng lá lốt với mục đích giảm sưng, đau và viêm, đỏ.. rất tốt. Ngoài ra, nó còn có tác dụng cho một số các bệnh cơ xương khớp khác như: Chân tay lạnh, tê bại hay phong hàn thấp hoặc bàn chân tê nhức và cả đau sưng khớp gối, đau nhức xương….
Các cách chữa gai gót chân bằng lá lốt tốt nhất
Dưới đây là một số cách chữa gai gót chân bằng lá lốt hiệu quả, an toàn để hạn chế tốt nhất các triệu chứng.
Ngâm chân với lá lốt
Ngâm chân với lá lốt là một cách chữa gai gót chân bằng lá lốt hiệu quả được nhiều người áp dụng. Để thực hiện được cần tuân thủ theo các bước sau đây.
Rửa sạch lá lốt và ngâm trong nước muối 10 phút → Cho lá lốt ra nồi với 2 lít nước, có thể thêm ít muối hạt → Sau đó đun sôi trong 10 phút → Lấy nước ra chậu và để ấm → Cho chân vào ngâm từ 15-20 phút → Thực hiện mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ.
Dùng nước sắc lá lốt
Cách chữa gai gót chân bằng lá lốt với việc lấy nước để uống giúp cho người bệnh cảm thấy dễ chịu và thoải mái.
Lấy lá lốt rửa cùng với muối để giúp sạch sẽ → Cho vào nồi với 40ml nước → Sắc trong 20 phút và bỏ bã → Uống nước khi còn ấm, có thể chia làm hai lần trong ngày.
Chườm nóng bằng lá lốt
Việc lấy lá lốt chườm vào khu vực gai gót chân sẽ giúp giảm đau, sưng, viêm và lưu thông máu tốt hơn. Qua đó, tăng khả năng vận động cho người bệnh.
Lấy lá lốt rửa sạch rồi để ráo nước → Cho lá lốt cùng muối hạt vào chảo để làm nóng trong 2 phút → Sau đó ra ra khăn mềm để bớt nóng → Rồi chườm lên khu vực bị đau → Nếu như hết nóng có thể lấy ra và làm lại như ban đầu → Ngày thực hiện 2 lần và liên tục 7 ngày sẽ có hiệu quả đáng ngạc nhiên.
Dùng lá lốt kết hợp ngải cứu và cây cứt lợn
Cùng với lá lốt, ngải cứu và cây cứt lợn có thể giúp cho người bệnh giảm sưng, viêm, đau nhức cũng như hạn chế tê bì. Thực hiện đơn giản cùng các bước như sau:
Rửa sạch cả ba loại lá lốt, ngải cứu và cây cứt lợn rồi ngâm nước muối trong 10 phút → Sau đó thái nhỏ rồi giã nát cùng nhau → Cho vào vải mỏng sau đó đắp lên khu vực bị đau → Đắp trong khoảng 30 phút và một ngày thực hiện từ 1-2 lần.
Nếu như không muốn đắp thì người bệnh cũng có thể lấy hỗn hợp để hòa vào 2 lít nước ấm. Sau đó thực hiện ngâm chân từ 15-20 phút, mỗi ngày làm 1 lần trước giờ đi ngủ.
>>> Xem thêm: Cách chữa gai gót chân bằng lá lốt hiệu quả đúng cách
Dùng lá lốt với hạt đu đủ
Trong hạt đu đủ có các chất kháng viêm, giảm sưng nên việc áp dụng cách chữa gai gót chân bằng lá lốt kết hợp hạt đu đủ rất tốt.
Rửa sạch lá lốt với hạt đu đủ (dùng loại hạt già và đã bỏ lớp màng bọc bên ngoài) rồi ngâm 10 phút với nước muối → Sao khô trong 15 phút hỗn hợp này → Cho hỗn hợp vào túi vải và chườm lên gót chân bị đau → Nếu như nguội có thể sao lại để tiếp tục chườm → Ngày chườm 2 lần đến khi giảm triệu chứng.
Lưu ý khi cách chữa gai gót chân bằng lá lốt
Cách chữa gai gót chân bằng lá lốt mang lại hiệu quả rất tốt, song cũng cần phải lưu ý một số điều để đảm bảo sự an toàn. Dưới đây là một số các yếu tố mà người bệnh cần nắm rõ.
Cách chữa gai gót chân bằng lá lốt là một bài thuốc dân gian và an toàn. Đổi lại để mang lại sự hiệu quả đòi hỏi có cả một quá trình thực hiện đều đặn. Do đó, kiên trì và thực hiện thường xuyên là điều mà người bệnh cần tuân thủ, tối thiểu trong 10 ngày.
Các trường hợp trong quá trình sử dụng điều trị gai gót chân bằng lá lốt lâu ngày nhưng không đem lại hiệu quả cần phải dừng lại ngay. Cùng với đó là nhờ sự tư vấn hoặc thăm khám từ bác sĩ để có cách khắc phục.
Lá lốt có tính nóng, vì vậy những người nóng trong, nhiệt miệng hay táo bón thì không nên sử dụng. Nếu như xuất hiện một số các triệu chứng khác như đau bụng, buồn nôn, táo bón và rối loạn tiêu hóa cần phải được thăm khám ngay.
Bên cạnh việc tuân thủ các quy trình thực hiện và kiên trì thì người bệnh cũng cần bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ. Việc cung cấp cho cơ thể đủ chất sẽ giúp bạn khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt trong việc điều trị hơn.
Sử dụng cách chữa gai gót chân bằng lá lốt là một phương pháp dân gian rất tốt cho người bệnh. Trên đây là một số các cách thực hiện cũng như những lưu ý khi áp dụng mà phòng khám chiropractic ICCARE bật mí đến bạn. Qua đó, có thể giúp mọi người mang đến kết quả tích cực hơn trong điều trị gai gót chân.
>>> Xem thêm: Nhức mỏi chân về đêm có nguy hiểm không? cần phải làm gì?