Tai biến mạch máu não hay đột quỵ là một căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong tức thì. Theo thống kê, 80% người sau tai biến để lại nhiều biến chứng nặng nề như liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ… Việc áp dụng các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến được cho là vô cùng quan trọng để cải thiện khả năng vận động của người bệnh.
Các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến có hiệu quả không?
Rất nhiều người cho rằng bệnh nhân tai biến sử dụng các bài tập phục hồi chức năng không mang lại hiệu quả hoặc rất ít. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia thì kết quả sẽ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, chi tiết như:
Tuổi tác: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người trẻ có lợi thế hơn trong việc điều trị lẫn phục hồi chức năng sau tai biến.
Tình trạng sức khỏe: Những người mắc bệnh nền hay tình trạng sức khỏe yếu sẽ cần nhiều thời gian hơn trong quá trình phục hồi chức năng sau tai biến.
Tinh thần: Tinh thần cũng sẽ tác động rất lớn đến khả năng phục hồi của người bệnh. Những người thường lo lắng, chán nản… sẽ phục hồi lâu hơn người có tinh thần tốt. Vì vậy, người bệnh cần phải giữ cho bản thân luôn trong trạng thái tích cực nhất.
Điểm danh các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến
Một trong những di chứng để lại nặng nề cũng như thường xuyên nhất sau tai biến là liệt vận động. Vì vậy, việc thực hiện các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến rất quan trọng.
Bài tập đứng thẳng, giữ thăng bằng
Đây là bài tập cho người bị tai biến nhẹ hay nặng đều có thể áp dụng và đơn giản để giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng.
Trường hợp bệnh nhân vẫn còn yếu thì nên có người hỗ trợ đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai → Mắt nhìn thẳng, trọng lượng dồn vào hai chân rồi từ từ co một bên chân lên và giữ thăng bằng càng lâu càng tốt → Người bệnh hoàn toàn có thể có thể dựa vào ghế, cột hay người hỗ trợ nhưng lưng cần thẳng, chân nâng cao và giữ nguyên trong 10 giây.
Bài tập bắc cầu
Bài tập vật lý trị liệu cho người tai biến bằng phương pháp bắc cầu nhằm kích thích cơ bắp vận động và tăng cường sức mạnh cho các nhóm cơ.
Bệnh nhân bắt đầu nằm xuống sàn hay thảm đều được → Cho khăn gấp hay gối ở phía dưới khớp khối người bệnh → Người hỗ trợ sẽ hướng dẫn người bệnh dùng lực từ khớp gối để từ từ nâng bàn chân lên khỏi mặt sàn → Đây là động tác đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cho khối cơ chân, tăng khả năng linh hoạt cho não bộ.
Luyện tập 2 bên cơ đùi
Nửa thân dưới là khu vực bị ảnh hưởng rất nhiều sau khi bị tai biến. Ngoài các cơ bắp chân, cơ chân thì cơ đùi cũng phải được tập luyện để dễ dàng hơn trong vận động.
Trước khi thực hiện bài tập chân cho người tai biến này cần kéo căng cơ đùi bằng cách cho khăn xuống lòng bàn chân. Sau đó dùng hai tay kéo về phía thân mình, đồng thời dùng chân tác động ngược lại một lực → Bệnh nhân nằm nghiêng xuống sàn, đầu kê tay và tay còn lại chống vào hông → Tiếp tục co 2 đầu gối lên và mở ra, lưu ý rằng 2 bàn chân cần kẹp chặt vào nhau → Giữ tư thế này 10 giây rồi lặp lại động tác mỗi ngày.
>>> Xem thêm: Điểm danh các bài tập tăng chiều cao tốt nhất hiện nay
Bài tập đạp xe
Đạp xe là một trong các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến bằng cách cho người bệnh ngồi lên xe. Đẻ hai tay bệnh nhân nắm vào ghi đông, trường hợp tay bị liệt cần cố định lại bằng băng dính → Hướng dẫn cho người bệnh tập đạp xe từ 15-30 phút tùy vào sức lực → Khi luyện tập cần có thời gian nghỉ ngơi 1-2 lần và mỗi lần từ 2-3 phút.
Bài tập cho ngón tay
Để thực hiện bài tập tay cho người tai biến thì cần chuẩn bị một số dụng cụ cơ bản như quả bóng hay nhựa dẻo.
Đầu tiên là bài tập nắm bóng, người bệnh chỉ cần lấy một quả bóng nhỏ vừa lòng bàn tay và thực hiện bóp rồi giữ bóng sau đó là thư giãn. Thực hiện bài tập này khoảng 10 lần cho cả hai tay để cải thiện sự linh hoạt ngón tay.
Thứ hai là động tác lăn bóng, người bệnh cần cho quả bóng vào lòng bàn tay. Sau đó di chuyển quả bóng và chủ yếu dùng ngón cái sao cho chạm vào chân gốc ngón út. Thực hiện bài tập này tổng cộng 10 lần ở hai bên tay.
Thứ ba là bài tập luyện tập ngón tay cái bằng cách để miếng nhựa dẻo vào lòng bàn tay của người bệnh. Tiếp tục dùng ngón cái đẩy về phía ngón tay út. Bài tập này cũng cần thực hiện lặp lại khoảng 10 lần cho cả hai tay.
Thứ từ là động tác tập trung cho khớp ngón tay. Cho miếng nhựa dẻo vào lòng của bàn tay và thực hiện bóp chặt. Lặp lại động tác này 10 lần cho hai bên tay.
Bài tập phục hồi vận động cánh tay
Đây cũng là một trong các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến quan trọng mà người bệnh không nên bỏ qua.
Thực hiện di chuyển cánh tay và kéo căng cơ bắp ở mức độ phù hợp với sức cơ thể rồi giữ nguyên tư thế này trong 1 phút → Cho một quyển sách lên cánh tay, rồi từ từ đặt lên các đồ vật khác để tăng trọng lượng → Lấy ngón tay đóng mở ngăn hoặc cánh tủ liên tục.
Lưu ý khi thực hiện các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến
Để các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến được hiệu quả và diễn ra an toàn thì cần phải lưu ý một số điều như sau.
Trước khi thực hiện các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Trong quá trình luyện tập phải có người theo sát để vừa động viên nhưng phần lớn là để quan sát để hỗ trợ khi cần.
Lưu ý về chế độ ăn uống khoa học, nên ăn các loại đồ ăn mềm, nhừ và dễ tiêu hóa. Sử dụng các thực phẩm an toàn, sạch sẽ, hợp vệ sinh, đồng thời giảm, hạn chế các loại thức ăn chiên, rán hoặc nhiều dầu mỡ.
Khi thực hiện các bài tập cần chú ý về sức khỏe của bản thân, nếu như cảm nhận được huyết áp cao, tiểu đường và hiện tượng tim đập nhanh thì nên dừng lại. Đồng thời, đến các cơ sở y tế để thăm khám kiểm tra nhằm không có các biến chứng nguy hiểm.
Tai biến rõ ràng là một bệnh lý rất nguy hiểm và để lại nhiều biến chứng nặng nề. Áp dụng các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến rất quan trọng và để hiệu quả thì cần có một lộ trình kiên trì, đúng kỹ thuật và kết hợp với tinh thần lạc quan. Đừng quên ghé thăm website phòng khám chiropractic ICCARE để cập nhật thông tin về sức khỏe mới nhất nhé!
>>> Xem thêm: Tổng hợp các bài tập yoga bầu giúp bé khỏe, bé lớn khôn