Đối với những người đang mong chờ tin vui có bầu thì bất cứ dấu hiệu hay sự thay đổi nào từ cơ thể cũng đều mang đến hy vọng. Trong đó, việc thắc mắc bụng dưới căng tức khó chịu có phải có thai hay không cũng là một vấn đề được nhiều chị em quan tâm và muốn được giải đáp. Dưới đây là chi tiết thông tin về việc căng tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai không?
Giải đáp bụng dưới căng tức khó chịu có phải có thai không?
Theo chuyên gia, bụng dưới phụ nữ có hiện tượng căng tức hoàn toàn có thể là một dấu hiệu của việc mang thai. Nếu như đang trong giai đoạn thả bầu và không dùng biện pháp khi quan hệ tình dục đúng thời điểm dễ thụ thai nhất thì khoảng 10 ngày sau đó khả năng xuất hiện dấu hiệu bụng dưới đau và tức nhẹ rất cao. Đây cũng là một trong những triệu chứng sớm của thai kỳ.
Nguyên nhân của việc mang thai có hiện tượng đau tức bụng dưới là do khi trứng được thụ tinh và di chuyển vào tử cung làm tổ. Khi đó, trứng sẽ hình thành nên các chân giả lẫn nhau thai để cấy vào thành tử cung. Dấu hiệu bụng dưới căng tức diễn ra trong vòng 2 tháng đầu của thai kỳ do cơ thể chưa hoàn toàn thích nghi được với sự hình thành và phát triển của thai nhi.
Tuy nhiên, chị em nên nhớ rằng mang thai chỉ là một trong những nguyên nhân khiến cho bụng dưới căng tức và khó chịu. Do đó, để chính xác hơn thì nên quan sát các dấu hiệu khác hoặc thăm khám tại các cơ sở y tế.
Bụng dưới căng tức kèm triệu chứng gì báo hiệu đã có thai?
Căng tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai hay không sẽ được khẳng định phần nào khi kèm theo các triệu chứng khác như sau.
Trễ kinh là một biểu hiện sớm cho thấy cơ thể bạn đang mang thai. Chị em có thể theo dõi, quan sát chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của bản thân. Nhưng hãy nhớ rằng ngoài mang thai thì trễ kinh cũng là nguyên nhân khác.
Mệt mỏi cũng là một dấu hiệu sớm của thai kỳ mà nhiều người sẽ mắc phải. Thông thường, triệu chứng này xuất hiện ở vài tuần đầu tiên do nồng độ progesterone trong cơ thể tăng cao hơn bình thường.
Căng bụng dưới có phải mang thai không sẽ được khẳng định phần nào nếu như chị em bị nôn hay buồn nôn. Đây là dấu hiệu khá phổ biến của phụ nữ mang thai và thường xuất hiện trước tuần thứ 9 thai kỳ.
Đối với phụ nữ mang thai sẽ làm cho hormone thay đổi dẫn tới tình trạng đi tiểu nhiều ở những tuần đầu. Trong thai kỳ, khi thai nhi phát triển và tử cung lớn hơn gây áp lực lên bàng quang cũng sẽ khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn.
Bụng dưới căng cứng có phải có thai hay không? Câu hỏi này cũng sẽ phần nào có lời giải khi chị em xuất hiện kèm theo việc thay đổi ở ngực. Bởi khi mang thai, tình trạng vú luôn luôn căng đồng thời to ra mỗi ngày do các tuyến sữa dần phát triển. Ngoài ra, quầng vú và núm vú sẽ thẫm màu, đồng thời nổi các hạt như hạt kê ở quầng vú.
>>> Xem thêm: Bụng phình to căng cứng là bệnh gì? Khi nào nên đi khám?
Các phương án xác định mang thai khi bụng dưới căng tức
Để không phải lo lắng và hồi hộp việc bụng dưới căng cũng có phải có thai hay không thì chị em nên kiểm tra cụ thể bằng các cách dưới đây.
Sử dụng que thử thai
Để chắc chắn bụng dưới căng tức khó chịu có phải có thai không thì việc sử dụng que thử thai tại nhà là một phương án đơn giản, mang lại sự chính xác cao. Phương pháp này hoạt động bằng cách nhận diện hormone hCG con trong nước tiểu. Lưu ý, nên sử dụng que thử thai vào buổi sáng mỗi khi thức dậy để mang lại sự chính xác nhất. Tuy nhiên, đôi khi kết quả que thử thai cũng sẽ không đúng vì có thể dùng sai cách hoặc nồng độ hormone hCG quá thấp.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu là một phương án kiểm tra chính vấn đề bụng dưới căng tức khó chịu có phải có thai hay không? Hiện tại, có hai loại xét nghiệm máu là định tính và định lượng. Nếu như xét nghiệm định tính chỉ cho câu trả lời mang thai hay không thì định tính sẽ đo lường cụ thể nồng độ hCG trong máu.
Một số nguyên nhân gây căng tức bụng dưới khác
Ngoài nguyên nhân mang thai hể khiến bụng dưới căng tức khó chịu thì nó còn có khá nhiều các lý do sau đây.
Chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ có thể khiến cho bụng bị chướng. Theo một nghiên cứu khảo sát về chu kỳ kinh nguyệt cũng như hàng loạt các triệu chứng tiêu hóa diễn ra trước và trong kỳ kinh nguyệt của 156 phụ nữ cho thấy: Khoảng 62% người xuất hiện dấu hiệu chướng bụng tiền kinh nguyệt, 51% người bị chướng bụng ngay trong kỳ kinh nguyệt.
Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Bụng dưới căng tức khó chịu có phải có thai không? Câu trả lời đôi khi sẽ là không vì rất có thể nó là dấu hiệu của chướng bụng. Điển hình như chứng ruột kích thích sẽ gây co thắt dạ dày, tiêu chảy và cả việc xuất hiện chướng bụng đầy hơi.
U xơ cơ tử cung
U xơ cơ tử cung được biết là khối u lành tính của tế bào cơ trơn tử cung và sẽ xuất hiện ở độ tuổi sinh sản khá nhiều từ 12 – 25%. Đối với một số trường hợp bị u xơ tử cung to sẽ gây ra dấu hiệu trằn nặng hay đau vùng chậu âm ỉ.
Khối u buồng trứng
Khối u buồng trứng là túi chứa chất lỏng hay cũng có thể là rắn xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào từ bé gái cho tới giai đoạn mãn kinh. Ngoài ra, khối u buồng trứng cũng hình thành kể cả là khi phụ nữ đang trong quá trình mang thai. Thông thường, giai đoạn mang thai thì có tới 80-85% khối u buồng trứng là lành tính. Trong đó, khối u buồng trứng ác tính ở độ tuổi mãn kinh là 39 – 35%. Vì vậy cần được kiểm tra sức khỏe định kỳ đều đặn nhất có thể.
Bài viết trên phòng khám chiropractic Hà Nội đã thông tin đến bạn đọc những thông tin liên quan đến vấn đề bụng dưới căng tức khó chịu có phải có thai hay không? Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp cho chị em phụ nữ phần nào xác định được việc mình có tin vui hay không cũng như biết cách thăm khám nếu như bị bụng dưới căng tức do nguyên nhân khác.
>>> Xem thêm: Bụng khó chịu buồn nôn mệt mỏi là bệnh gì, phòng ngừa thế nào?