Đau bụng dưới là một hiện tượng không còn xa lạ với bất cứ chị em phụ nữ nào hiện nay. Nó có thể là biểu hiện của nhiều vấn đề khác nhau, song cũng không thể phủ nhận đây dấu hiệu bạn đã chào đón thành viên mới. Vậy bị đau bụng dưới bên trái ở nữ có phải mang thai không? Cùng chuyên gia giải đáp cụ thể vấn đề này bằng bài viết dưới đây.
Bị đau bụng dưới bên trái ở nữ có phải mang thai không?
Bị đau bụng dưới bên trái ở nữ có phải mang thai không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều chị em phụ nữ đặt ra khi xuất hiện dấu hiệu này. Trên thực tế, việc đau bụng dưới bên trái ở nữ có rất nhiều lý do khác nhau. Nó cũng hoàn toàn là việc báo hiệu bạn đang chào đón thành viên mới.
Để xác nhận vấn đề bị đau bụng dưới bên trái ở nữ có phải mang thai không thì cần dựa vào các triệu chứng sau đây. Lưu ý, các dấu hiệu đau bụng dưới mang thai khác hoàn toàn với đau bụng hành kinh hay rối loạn tiêu hóa.
- Cơn đau bụng bị lệch sang một bên.
- Bụng dưới có dấu hiệu hơi căng tức nhẹ.
- Đau bụng diễn ra âm ỉ và lâm râm không thường xuyên. Các cơn đau chỉ kéo dài từ 3- 1 tuần.
- Khi đứng ngồi quá lâu hay cười và hắt xì thì cơn đau sẽ nặng hơn.
Các dấu hiệu khác khi mang thai
Bên cạnh các triệu chứng đau bụng dưới bên trái, phụ nữ khi mang thai còn biểu hiện khác như.
Chu kỳ kinh nguyệt không diễn ra bình thường: Chu kỳ kinh nguyệt bất thường, trễ kinh thì đó là dấu hiệu mang thai.
Có cảm giác căng tức vùng ngực: Ngực cảm thấy căng và nhạy cảm hơn cũng là một dấu hiệu mang thai.
Máu báo thai: Một số trường hợp còn xuất hiện máu báo thai hay còn được biết tới là chu kỳ kinh máu dây, diễn ra trong khoảng thời gian sớm của thai kỳ.
Nhiệt độ cơ thể tăng: Cơ thể tăng nhiệt độ sau ngày ovulation cũng có thể là dấu hiệu mang thai.
Buồn nôn và nhạy cảm với mùi: Nôn và phản ứng mạnh với các mùi trọng những tuần đầu của thai kỳ.
Tâm trạng, tinh thần thay đổi: Sự thay đổi hormone khi mang thai sẽ khiến cho tâm trạng, tính khi của phụ nữ diễn ra thất thường.
Chất nhầy cổ tử cung thay đổi về màu sắc, mùi: Đó là một dấu hiệu của thai kỳ khi mà người phụ nữ bị thay đổi về hormone.
Chuột rút ổ bụng: Xuất hiện tình trạng chuột rút nhẹ hay áp lực trong vùng ổ bụng là dấu hiệu mang thai.
>>> Xem thêm: Bị đau bụng dưới bên trái ở nữ là bệnh gì? Vị trí, nguyên nhân và triệu chứng
Nguyên nhân đau bụng dưới khi mang thai
Khi mang thai, người phụ nữ bị đau bụng dưới có thể đến do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Thai nhi phát triển
Thai nhi lớn sẽ cần có nhiều không gian trong ổ bụng hơn, và nó sẽ dẫn tới xuất hiện tình trạng cảm giác có chuột rút bên trái hay phải bụng. Chuột rút là kết quả của việc tử cung mở, cơ và dây chằng giãn ra nên khi thay đổi tư thế hay ho sẽ đau bụng.
Đau dây chằng tròn
Dây chằng tròn ở khu vực dưới háng có vai trò hỗ trợ tử cung phát triển khi mang thai. Đau dây chằng tròn thông thường sẽ xuất hiện bên phải nhưng cũng có thể lan ra hai bên và ở tam cá nguyệt thứ hai.
Tử cung nghiêng về bên phải
Việc tử cung nghiêng về bên phải giúp dây chằng phải được nới lỏng nhưng ngược lại dây chằng trái sẽ căng và gây đau bụng.
Biến đổi về dịch vị dạ dày, tá tràng, táo bón
Việc thay đổi này sẽ khiến các cơn đau ở bụng trái xuất hiện, nhất là khi bị táo bón.
Viêm tuyến tụy
Viêm tuyến tụy xuất hiện khi mẹ tiêu thụ nhiều thức ăn giàu chất béo. Tuyến tụy nằm sau dạ dày và đương nhiên nó sẽ làm cho vùng bên trái hay ở giữa bị đau nếu như vị viêm.
Gò Braxton Hicks
Được hiểu là những cơn co thắt tử cung tự nhiên, thường diễn ra ở những tháng cuối thai kỳ. Khi ấn vào bụng, vận động hay khi thiếu nước sẽ xuất hiện cơn đau tương tự.
Nang buồng trứng
Khi thai nhi di chuyển vào tử cung thì phần còn lại của nang buồng trứng sẽ biến đổi thành cấu trúc hay còn gọi là thể vàng. Thông thường, thể vàng này sẽ giảm đi sau 3 tháng đầu thai kỳ. Trong một số trường hợp chúng có thể biến thành nang chứa chất lỏng.
Nang buồng trứng khi mang thai sẽ tự tiêu tan mà không cần phải điều trị. Dù vậy, một số trường hợp vẫn phát triển rồi gây vỡ hay xoắn nang và khiến bà bầu đau bụng cấp. Lúc này, cần được thăm khám để điều trị kịp thời tránh rủi ro không mong muốn.
Thai ngoài tử cung
Giai đoạn đầu, khi xuất hiện đau bụng khu vực phía trên rất có thể nó là biểu hiện của thai ngoài tử cung.
Sảy thai
Đây là một vấn đề rất nguy hiểm khi xuất hiện cơn đau bên trái hay hai bên dạ dày kèm theo chảy máu âm đạo và cần được can thiệp ngay lập tức.
Bong nhau thai
Khi nhau thai tách khỏi ra tử cung quá sớm sẽ khiến cho chảy máu âm đạo, đau bụng và co thắt tử cung.
Tiền sản giật
Đây là một hiện tượng nguy hiểm cho mẹ và bé gây đau xương sườn trái.
Đau bụng dưới bên trái khi mang thai phải làm gì?
Sau khi giải đáp được câu hỏi bị đau bụng dưới bên trái ở nữ có phải mang thai hay không thì cần phải có phương án khi xuất hiện tình trạng này. Dưới đây là một số các biện pháp cần làm khi bà bầu mang thai và chịu cơn đau bụng dưới bên trái.
Nghỉ ngơi
Khi mà các cơn đau không quá trầm trọng thì nghỉ ngơi sẽ là một trong những phương án nên làm. Cần nằm nghiêng bên phải để giảm áp lực lên tử cung.
Chườm ấm
Lấy khăn ấm, sạch đặt lên vùng bụng dưới bên trái bị đau và lưu ý cần kiểm soát nhiệt độ vừa phải tránh bỏng da.
Thay đổi tư thế
Đau bụng dưới bên trái cũng có thể do tử cung chèn vào các cơ, nên việc thay đổi tư thế, đi lại giảm áp lực và giảm đau hiệu quả.
Nằm nghiêng bên phải, dùng gối gác chân
Nên nằm nghiêng bên phải và dùng gối gác chân nhằm cho cơ thể thoải mái nhất.
Bị đau bụng dưới khi mang thai lúc nào cần đi khám?
Bị đau bụng dưới bên trái ở nữ có thể là các dấu hiệu phổ biến, tuy nhiên nên gặp bác sĩ ngay nếu xuất hiện triệu chứng sau.
Đau bụng dữ dội.
Xuất huyết âm đạo mà không phải là máu báo thai.
Cơn đau quặn từng cơn không giảm.
Đi ngoài và cảm thấy buồn nôn, có dịch nhầy như bã cà phê.
Cơ thể dễ gặp phải tình trạng chóng mặt, choáng váng và cơ thể mất sức hay mệt mỏi.
Trên đây phòng khám ICCARE đã bật mí câu hỏi bị đau bụng dưới bên trái ở nữ có phải mang thai không? Câu hỏi này bất cứ chị em nào cũng sẽ tự đưa ra đáp án khi căn cứ vào tình hình của bản thân. Đồng thời giúp cho bà bầu chăm sóc bản thân tốt nhất khi bị đau bụng dưới bên trái.
>>> Xem thêm: Bụng dưới căng tức khó chịu có phải có thai hay không?