iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Bệnh béo phì: Chi tiết nguyên nhân, đối tượng và cách điều trị

Theo thống kê thì trên thế giới có khoảng 1 tỷ người bị béo phì, trong đó người lớn chiếm 650 triệu người, thanh thiếu niên chiếm 340 triệu người và trẻ em là 39 triệu. Vậy béo phì liệu có nguy hiểm hay không và điều trị cũng như phòng ngừa như thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc liên quan đến tình trạng này.

Béo phì là gì?

Béo phì là tình trạng mà cơ thể có nhiều calo hơn thông thường. Calo sau đó sẽ lưu trữ dưới dạng mô mỡ hoặc chất béo. Lưu ý, người thừa cân và béo phì là hai trường hợp hoàn toàn khác nhau. Có thể người có cân nặng cao là do cơ bắp cũng như khung xương to chứ không hẳn bởi béo phì.

Béo phì là một tình trạng phổ biến
Béo phì là một tình trạng phổ biến

Các mức độ béo phì

Béo phì sẽ được tính dựa trên các chỉ số khối lượng cơ thể BMI về chiều cao và cân nặng. Đây cũng chính là công cụ gián tiếp để xác định một người có bị béo phì hay không? Thông thường, chỉ số BMI sẽ được áp dụng cho toàn bộ người trưởng thành không phân biệt nam hay nữ.

Chỉ số BMI sẽ được tính lấy cân nặng (theo đơn vị kilogam) chia cho bình phương chiều cao (theo đơn vị mét).

Chỉ số BMI từ 25,0 – 29,9 được hiểu là thừa cân.

Chỉ số BMI từ 30,0 – 34,9 được là béo phì độ 1.

Chỉ số BMI từ 35,0 – 39,9 được là béo phì độ 2.

Chỉ số BMI trên 40,0 là béo phì độ 3 hoặc béo phì tình trạng nghiêm trọng.

Nguyên nhân dẫn tới béo phì

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh béo phì cho mọi người, dưới đây là một số các lý do phổ biến nhất.

Ăn nhiều

Ăn uống không lành mạnh chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới béo phì. Một số các thói quen ăn uống kém khoa học như: Tiêu thụ đồ ăn sẵn có lượng chất béo và đường cao, các đồ uống có cồn chứa nhiều calo. Ngoài ra, ăn uống thoải mái, không có giới hạn cũng là một lý do tăng cân, béo phì. Sử dụng nhiều đồ ngọt và nước ép hoa quả cũng sẽ khiến dư thừa mỡ trong cơ thể.

Lười vận động

Hiện nay, rất nhiều người đang trong tình trạng ngồi, nằm nhiều nhưng lại ít vận động. Điều này sẽ khiến cho bạn có nguy cơ béo phì rất cao khi mà lượng calo nạp vào cơ thể không được đốt cháy. Khi đó, calo sẽ thừa và tồn tại dưới dạng mô mỡ. 

Lười vận động là một nguyên nhân hàng đầu gây béo phì
Lười vận động là một nguyên nhân hàng đầu gây béo phì

Di truyền

Trường hợp những gen có liên quan đến béo phì và thừa cân cũng sẽ ảnh hưởng đến cách cơ thể biến đổi thức ăn thành năng lượng, trữ chất béo. Ngoài ra, các gen hiếm gặp gây béo phì điển hình là Prader-Willi. Bên cạnh đó, thừa hưởng các đặc điểm từ bố mẹ về thèm ăn cũng là một nguyên nhân gây béo phì.

>>> Xem thêm: Tổng hợp bài tập thoát vị đĩa đệm l4 l5 hiệu quả, đơn giản

Nội tiết

Một số các bệnh lý tiềm ẩn nguy cơ gây béo phì có thể kể đến như suy giáp, rối loạn nội tiết hay chuyển hóa (Cushing). Song, nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời vẫn sẽ khắc phục hiệu quả.

Những ai nguy cơ bị béo phì?

Không phải ai cũng dễ bị thừa cân béo phì, dưới đây là những đối tượng nguy cơ rất cao mắc phải tình trạng này.

Những người có lối sống, sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh như thức đêm, ăn đồ nhiều dầu mỡ, chất kích thích bia và rượu…. Thêm việc thường xuyên ngồi, nằm quá nhiều mà không vận động hay tập thể dục nhằm giảm mỡ, đốt cháy calo.

Người có thói quen dùng thức ăn nhanh, thức ăn giàu năng lượng, ăn nhiều chất béo, ăn đêm, ít vận động thường mắc bệnh béo phì
Người có thói quen dùng thức ăn nhanh, thức ăn giàu năng lượng, ăn nhiều chất béo, ăn đêm, ít vận động thường mắc bệnh béo phì

Phụ nữ sau sinh, nhất là những người không nuôi con bằng sữa mẹ. Người sống ở thành thị, có cuộc sống tiện nghi, đổi lại ít thời gian thư giãn, vận động cơ thể cũng nguy cơ mắc béo phì rất cao.

Trẻ béo phì một phần là do sinh trong gia đình có bố hoặc mẹ đã từng béo phì thì nguy cơ mắc đến 40%. Nếu như cả bố lẫn mẹ đều béo phì thì khả năng thừa cân của trẻ nhỏ tăng gấp đôi lên 80%. Ngoài ra, nhóm người mắc bệnh về rối loạn nội tiết cũng rất dễ đối mặt với tình trạng này.

Tác hại của bệnh béo phì  

Béo phì gây ra nhiều tác hại khôn lường về cả ngoại hình lẫn nguy cơ mắc bệnh lý bên trong cơ thể.

Tự ti

Người mắc bệnh béo phì thường tự ti vì ngoại hình
Người mắc bệnh béo phì thường tự ti vì ngoại hình

Người thừa cân béo phì sẽ không có được một thân hình như mong muốn. Do đó, cảm giác tự tin, không tự tin và luôn ngại ngùng với môi trường xung quanh. Lâu dần sẽ gây ra tình trạng tự kỷ, stress….

Nguy cơ mắc bệnh xương khớp

Theo thống kê, cứ 3 người béo phì lại có một người bị viêm khớp. Việc thừa cân gây áp lực rất lớn lên các hệ thống xương khớp như đầu gối… Từ đó, gây đau nhức, đi lại khó khăn hơn thường lệ.

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Tiểu đường trước kia thường xuất hiện ở những đối tượng từ 40 tuổi trở lên. Tuy nhiên, bệnh lý này cũng đang có xu hướng trẻ hóa rất nhiều. Theo thống kê thì 90% người tiểu đường tuýp 2 đều thuộc nhóm người thừa cân.

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Tình trạng huyết áp cao sẽ khiến cho tim và động mạch bị tổn thương, thậm chí ảnh hưởng đến não bộ như suy giảm trí nhớ hay đột quỵ. Tim sẽ bị đe dọa, gây áp lực nếu như có quá nhiều lượng chất béo dư thừa cũng như tắc nghẽn động mạch vành.

Suy giảm trí nhớ

Người thừa cân béo phì có nguy cơ suy giảm trí nhớ và mắc chứng Alzheimer. Theo nghiên cứu thì những đối tượng bị thừa cân hay béo phì đều sẽ có nguy cơ mắc Alzheimer đến 42% so với những người có trọng lượng cơ thể phù hợp.

Bệnh lý tiêu hóa

Béo phì có thể dẫn tới chứng trào ngược dạ dày vượt lên thực quản. Tình trạng này hoàn toàn gây ra các triệu chứng có hoặc không kèm tổn thương niêm mạc của  thực quản. Thậm chí, thừa cân béo phì còn gây ung thư thực quản.

Rối loạn nội tiết

Béo phì cũng rất dễ phát ban tại các khu vực có những nếp gấp hoặc bệnh gai đen, đặc trưng ở nhiều mảng da sẫm màu như nách bẹn và cổ. Theo nghiên cứu thì insulin và c-peptide là hai nồng độ sẽ cao hơn ở những người béo phì mắc bệnh gai đen so với người thường.

>>> Xem thêm: Những bài tập yoga chữa đau đầu mất ngủ hiệu quả nhất hiện nay

Bệnh hô hấp

Người béo phì có lượng mỡ ngăn ở khu vực lòng ngực khiến quá trình hô hấp trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, phổi cũng sẽ giảm quá trình trao đổi chất nếu như mỡ xuất hiện ở khu vực này. Người trưởng thành bị béo phì nhưng mắc bệnh hen suyễn nguy cơ nhập viện cao hơn 5 lần so với người trưởng thành không béo phì và hen suyễn.

Ung thư

Lưu ý, béo phì cũng có nguy cơ dẫn tới ung thư, bao gồm ung thư vú, nội mạc tử cung hay đại trực tràng và thận hoặc thực quản…. Theo thống kê thì có tới khoảng 85.000 ca ung thư mỗi năm do béo phì gây ra. 

Chẩn đoán béo phì

Nhằm chẩn đoán béo phì chính xác và hiệu quả nhất thì bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện một loạt các kiểm tra như sau:

Đầu tiên là ghi lại tiền sử bệnh, cân nặng trước đây và hiện tại cũng như những nỗ lực giảm cân. Ngoài ra, còn kiểm tra thói quen ăn uống, sinh hoạt lẫn chế độ tập luyện có đủ làm lượng calo được đốt cháy hay không? Đồng thời, tìm kiếm thông tin về tình trạng gia đình có người mắc béo phì nhằm đánh giá một cách chính xác.

Thực hiện khám tổng quát gồm đo chiều cao, kiểm tra các chỉ số về nhịp tim, huyết áp và nhiệt độ. Lắng nghe bộ phận cơ quan trên cơ thể như tim, phổi, đồng thời kiểm tra bụng một cách chi tiết.

Chuẩn đoán béo phì theo tỷ số BMI
Chuẩn đoán béo phì theo tỷ số BMI

Tính chỉ số BMI, theo đó con số trên 30 được cho là đã ở mức béo phì. Cần thường xuyên thăm khám kiểm tra mỗi năm một lần về BMI để đánh giá sự thay đổi lượng mỡ trong cơ thể. Qua đó, có phương pháp điều trị nếu như đang gặp phải tình trạng thừa cân, béo phì.

Tiến hành đo vòng eo, đôi khi lượng mỡ tích tụ tại khu vực này được gọi là mỡ bụng hay mỡ nội tạng và có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường. Phụ nữ có vòng eo (chu vi) lớn hơn 89cm, còn ở nam giới là hơn 102cm sẽ nguy cơ rủi ro về sức khỏe hơn những người có vòng eo nhỏ.  

Tiến hành kiểm tra các vấn đề về sức khỏe như huyết áp, cholesterol, tuyến giáp hay các vấn đề về gan và cả bệnh tiểu đường. Qua đó, đánh giá sức khỏe tổng quan và có cái nhìn chính xác hơn.

Cách chữa béo phì

Chữa béo phì có rất nhiều cách khác nhau, dưới đây là một số cách được chuyên gia thường xuyên áp dụng.

Giảm ăn

Giảm ăn là một phương pháp chữa béo phì hiệu quả với nguyên tắc lượng calo hấp thụ cần nhỏ hơn nhu cầu sử dụng, với mục đích huy động năng lượng từ mô mỡ và giảm cân hiệu quả. Trong đó, hạn chế năng lượng 20-25kcal/kg/ngày. Chi tiết mức độ như thế nào còn phải phụ thuộc vào tuổi tác, chế độ tập luyện, mục đích giảm cân….

Ngoài ra, cần cân bằng carbohydrate, lipid cũng như protein, đồng thời hạn chế đường đơn, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Hạn chế uống rượu bia, thay vào đó cần bổ sung nhiều chất xơ, vitamin… và chia thành nhiều bữa ăn trong ngày.

Tăng cường tập luyện

Tập luyện và vận động là cách để tiêu thụ năng lượng dự trữ tại mô mỡ, qua đó giảm cân và duy trì trọng lượng phù hợp. Ngoài ra, tăng cường hoạt động thể chất còn giúp giảm lipid máu, kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp. Lưu ý, cần áp dụng thường xuyên và kiên trì mỗi ngày từ 60-70 phút. Cường độ tập luyện cần phù hợp với sức khỏe của bản thân cũng như tuổi tác.

Tập luyện thể dục thể thao để điều trị béo phì
Tập luyện thể dục thể thao để điều trị béo phì

Sử dụng thuốc

Dùng thuốc là một cách không được khuyến khích bởi chỉ là sản phẩm hỗ trợ giảm ăn để giảm cân. Ngoài ra, dùng thuốc trong thời gian dài sẽ để lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, giảm ăn và chủ động tăng cường tập luyện vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu.

Can thiệp khác

Tình trạng béo phì có thể gây ra những khó khăn trong sinh hoạt, do đó cần sử dụng một số biện pháp khác như: Đặt bóng vào dạ dày, phẫu thuật nối shunt hỗng tràng dạ dày, hay khâu nhỏ dạ dày và lấy mỡ ổ bụng.

Phương pháp phòng tránh béo phì

Hạn chế ăn những đồ ăn nhanh, đồ ngọt….Tránh ăn mặn, ăn muộn, ăn những thực phẩm ít calo, như trái cây, rau xanh và ngũ cốc...
Hạn chế ăn những đồ ăn nhanh, đồ ngọt….Tránh ăn mặn, ăn muộn, ăn những thực phẩm ít calo, như trái cây, rau xanh và ngũ cốc…

Thay vì phải đau đầu tìm cách điều trị béo phì thì ngay từ bây giờ cần chủ động phòng ngừa với các thói quen sinh hoạt hằng ngày.

Chế độ ăn: Ăn uống được xem là có vai trò quan trọng trong việc phòng tránh béo phì. Theo đó, cần bổ sung nhiều rau, củ, trái cây và cả ngũ cốc nguyên hạt hay protein nạc. Các sản phẩm từ sữa ít béo, hạn chế đồ uống thêm đường hay chất béo bão hòa và cả chất béo chuyển hóa, muối

Chế độ tập luyện: Tập luyện thể dụng thể dụng vừa làm giảm mỡ dư thừa lại tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Nên tập khoảng 30 phút mỗi ngày với cường độ vừa phải tăng dần từ nhẹ đến khó.

Ngủ đủ giờ, sinh hoạt hợp lý: Đối với trẻ em, nên ngủ đủ từ 14-17 tiếng mỗi ngày, trong khi thiếu niên là từ 8-10 tiếng/ngày và người lớn là từ 7-8 tiếng mỗi ngày. Ngoài ra, cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý cũng như kiểm tra chỉ số BMI định kỳ.

Béo phì là một tình trạng rất phổ biến chủ yếu là do chế độ ăn uống, tập luyện không khoa học. Để tránh tình trạng này, cần chủ động phòng tránh trong chính cách sinh hoạt mỗi ngày. Đừng quên ghé thăm website phòng khám ICCARE để cập nhật thông tin mới nhất về sức khỏe nhé!

>>> Xem thêm: Các bài tập giảm đau cơ mông nhanh chóng bạn nên biết

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    X iCCare chăm sóc sức khoẻ
    bền vững cho cả gia đình!
    chat zalo call