iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Bệnh gù lưng nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh gù lưng còn được gọi là gù cột sống có thể diễn ra ở bất cứ độ tuổi nào. Nhưng nhiều người vẫn không hiểu được mức độ nguy hiểm, do đó thường xuyên thờ ơ trong việc phát hiện dấu hiệu cũng như không điều trị kịp thời.

Bệnh gù lưng là gì?

Bệnh gù lưng (Kyphosis) hay gù cột sống là tình trạng phần lưng trên bị biến dạng, cong quá mức về phía trước. Gù lưng có thể diễn ra ở bất cứ đối tượng nào. Với người già thường xuất hiện loãng xương gây lún xẹp cột sống. Trong khi đó, ở người trẻ thì gù lưng phần lớn là bởi dị tật hoặc khớp xương cột sống bị chèn ép.

Bệnh gù lưng là khi cột sống bị cong về phía trước quá nhiều
Bệnh gù lưng là khi cột sống bị cong về phía trước quá nhiều

Các loại gù lưng

Bệnh gù lưng sẽ được chia làm những loại như sau:

Gù lưng tư thế

Đây là loại gù lưng phổ biến nhất, xuất hiện ở người trẻ và tỷ lệ nữ giới mắc cao hơn là nam. Lý do là bởi tư thế khom lưng hay sinh hoạt sai tư thế. Theo thời gian, dây chằng và cơ giữ cột sống sẽ bị căng và biến dạng cột sống. Với loại gù lưng tư thế thì người bệnh hiếm khi phải chịu đau và có thể cải thiện bằng các bài tập.

Gù Scheuermann

Đây là tình trạng gù khi các đốt sống phát triển thành hình nên (hình lăng trụ hoặc hình tam giác) thay vì như hình chữ nhật như thường lệ. Các đốt sống hình nêm này sẽ cong về phía trước và khiến cho cột sống tròn hơn. Bệnh gù cột sống Scheuermann xuất phát từ cấu trúc bất thường của cột sống nên sẽ gây đau khi ngồi hay đứng lâu.

Gù bẩm sinh

Ở giai đoạn thai nhi, nếu như bị gù bẩm sinh sẽ nghiêm trọng hơn khi lớn lên. Phẫu thuật có thể được đưa vào áp dụng để điều chỉnh độ cong của cột sống lúc trẻ từ sớm nhằm tránh tình trạng nặng nề hơn.

Dấu hiệu của bệnh gù lưng

Đa phần, bệnh gù lưng nhẹ sẽ không có nhiều triệu chứng rõ ràng nhưng một số trường hợp vẫn cảm thấy đau lưng và cứng khớp. Ngoài ra, dấu hiệu gù lưng cột sống còn các các biểu hiện như sau:

  • Xuất hiện đau lưng với nhiều mức độ khác nhau như âm ỉ, dữ dội, đau nhói…
  • Dáng người khom về phía trước, dễ dàng nhận thấy khi đứng nhìn theo hướng bên cạnh của bệnh nhân.
  • Chiều cao bị giảm.
  • Đứng thẳng hầu như rất khó khăn, đặc biệt ở thời điểm cuối ngày.
  • Mệt mỏi toàn thân.

Ngoài ra, gù lưng vẹo cột sống là hai bệnh lý khác nhau hoàn toàn. Trong đó, gù lưng không gây vẹo cột sống và ngược lại nhưng gù lưng vẹo cột sống lại có thể xảy ra cùng lúc trên một người bệnh.

>>> Xem thêm: Bỏ túi các tư thế ngủ cho người đau lưng tốt nhất

Nguyên nhân gây gù lưng

Tình trạng cột sống cong quá mức dẫn tới bệnh gù lưng đều liên quan đến sự sai lệch vị trí cấu trúc đốt sống. Dưới đây là một số các nguyên nhân gây gù lưng phổ biến như.

Gãy xương kín

Cột sống sẽ bị suy giảm sức khỏe do nứt bất cứ đốt sống nào. Tình trạng này có thể trực tiếp dẫn tới gù lưng trong một số trường hợp. Thông thường, khi mắc phải vấn đề này sẽ khó phát hiện từ đầu vì gãy xương kín ở mức độ nhẹ không có biểu hiện rõ ràng.

Thoái hóa đĩa đệm

Đĩa đệm nằm giữa các đốt sống lưng có vai trò như giảm sóc và giúp cho cột sống được tăng khả năng chịu đựng áp lực. Theo thời gian, đĩa đệm có thể bị co, khô lại khiến việc biến dạng ngày càng cao và nguy cơ mắc bệnh gù lưng cũng rất lớn.

Dị tật cột sống bẩm sinh

Một số trường hợp hy hữu, trong quá trình thai nhi cột sống phát triển bất thường dẫn tới việc biến dạng cột sống ngay từ đầu. Tình trạng dị tật cột sống bẩm sinh rất dễ kéo theo bệnh gù lưng.

Bệnh Scheuermann

Bệnh lý này còn được gọi với cái tên gù cột sống Scheuerman, thường xuất hiện ở giai đoạn tăng trưởng trước khi dậy thì ở trẻ. Theo thống kê thì tỷ lệ mắc ở nam sẽ cao hơn là nữ. Ngoài ra, bệnh gù lưng có nguy cơ trở nên nghiêm trọng khi trẻ ngừng phát triển.

Sai tư thế

Sinh hoạt không đúng tư thế, ngủ ngồi, nghiêng người, mang ba lô nặng, khom lưng… khiến cho các cơ và dây chằng bị kéo căng quá mức. Theo thời gian, sai tư thế sẽ khiến cho bạn tăng nguy cơ gù lưng.

Sinh hoạt sai tư thế dễ bị gù lưng
Sinh hoạt sai tư thế dễ bị gù lưng

Nguyên nhân khác

Đối với người lớn tuổi, đôi khi gù lưng là do loãng xương gây ra. Tình trạng này khiến cho mật độ xương thấp, dễ bị nứt nẻ, chấn thương và dẫn tới bệnh gù lưng. Trên thực tế, đây cũng là nguyên nhân phổ biến ở người già, phụ nữ hay người dùng corticosteroid trong thời gian dài. Ngược lại, ở trẻ nhỏ thì nguy cơ mắc bệnh gù lưng nhiều khi phát sinh cùng lúc với hội chứng Marfan hay bệnh Prader-Willi.

Bệnh gù lưng có nguy hiểm không?

Gù cột sống không chỉ gây đau nhức, mệt mỏi và khó chịu mà còn khiến cho người bệnh gặp phải biến chứng khi tình trạng ở mức độ nặng hơn.

Hô hấp khó khăn

Gù lưng là sự thay đổi cấu trúc các đốt sống lưng, theo thời gian nó sẽ tạo thành áp lực lên các cơ quan xung quanh. Trong đó, có phổi nên việc gù lưng ở mức độ nặng còn khiến người bệnh cảm thấy khó thở.

Hạn chế vận động

Sự thay đổi cấu trúc xương khớp – cột sống gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cả chức năng của cơ lưng. Từ đó, gây ra tình trạng khó khăn với các hoạt động đơn giản như:  Đi bộ, đứng lên, lái xe và khi nằm ngửa xuống giường.

Tiêu hóa có vấn đề

Cũng giống như phổi, cơ quan tiêu hóa cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi bệnh gù lưng ở mức độ nặng. Nuốt thức ăn khó hơn, trào ngược axit là hai hiện tượng phổ biến mà người mắc vấn đề này phải chịu đựng.

Mất thẩm mỹ

Bệnh gù lưng khiến cột sống biến dạng gây mất thẩm mỹ đặc biệt là ở thanh thiếu niên. Người mắc sẽ cảm thấy tự ti, mặc cảm với tư thế, dáng đi của mình. Nếu như không được điều trị kịp thời còn có thể khiến người bệnh trầm cảm, tự cô lập với người xung quanh.

>>> Xem thêm: Đau hạ sườn phải lan ra sau lưng cảnh báo bệnh gì?

Chẩn đoán bệnh gù lưng

Để có thể chẩn đoán bệnh gù lưng thì bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng bằng cách yêu cầu người bệnh cúi về phía trước để đánh giá đường cong cột sống. 

Bên cạnh đó, phương pháp xét nghiệm hình ảnh bằng X-quang cũng giúp bác sĩ nhìn rõ hơn cột sống, kiểm tra mức độ cong hay các xuất hiện bất thường như gãy xương. Ngoài ra, chụp MRI đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện khối u trú ngụ tại khu vực cột sống.

Một số trường hợp có hiện tượng yếu, tê, ngứa ran thì sẽ được tiến hành kiểm tra vấn đề thần kinh để đánh giá sức cơ, gân cơ. Đối với người có dấu hiệu khó thở, việc kiểm tra phổi đương nhiên sẽ được thực hiện.

Điều trị bệnh gù lưng như thế nào?

Gù lưng ở mức độ nào và tình trạng ra làm sao sẽ được bác sĩ áp dụng cách điều trị phù hợp với thực tế của người bệnh.

Đeo nẹp

Gù vẹo cột sống ở trẻ em thường sẽ được điều trị bằng cách đeo nẹp. Trong quá trình mà xương vẫn đang phát triển thì việc ngăn chặn và có phương án từ sớm sẽ có hiệu quả tốt, tránh tình trạng bệnh ngày một nặng hơn.

Đeo nẹp là một cách điều trị gù lưng hiệu quả cho trẻ nhỏ
Đeo nẹp là một cách điều trị gù lưng hiệu quả cho trẻ nhỏ

Dùng thuốc

Đối với một số trường hợp mắc bệnh gù lưng có thể được dùng thuốc giảm đau (Acetaminophen và Ibuprofen hay Naproxen Natri…), thuốc điều trị loãng xương… Tuy nhiên, chỉ sử dụng khi được bác sĩ kê đơn thuốc.

Vật lý trị liệu

Bệnh gù lưng áp dụng vật lý trị liệu mang lại hiệu quả tốt trong việc giảm đau, khôi phục chức năng cơ thể. Một số các bài tập giảm gù cổ, kéo giãn, liệu pháp sóng âm… sẽ được bác sĩ đưa vào để giúp cột sống được linh hoạt hơn.

Phẫu thuật

Phẫu thuật hiếm khi áp dụng mà chỉ được đưa cho trường hợp bệnh gù lưng ở mức độ quá nặng gây chèn ép tủy sống hay rễ thần kinh. Theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng bắt vít qua cuống, rồi đặt nẹp nắn chỉnh cột sống.  Tuy nhiên, đây cũng là phương án có thể xảy ra nhiều rủi ro như: Tổn thương dây thần kinh, thậm chí là liệt tứ chi, mạch máu khu vực cột sống nguy cơ xuất huyết và nhiễm trùng vết mổ.

Gợi ý cách ngừa bệnh gù lưng

Cách ngừa bệnh gù lưng tốt nhất đó chính là tập trung vào chế độ ăn, sinh hoạt và rèn luyện sức khỏe.

Bất cứ là trong sinh hoạt, làm việc hay khi thư giãn thì luôn bảo đảm tư thế đứng, không khom lưng. Đồng thời, bàn ghế phải có kích thước chuẩn theo khoa học sao cho cột sống không bị cong, ưỡn ra phía trước quá nhiều.

Chế độ ăn uống lành mạnh, không chất kích thích, hạn chế thuốc lá và nên bổ sung canxi (hạt vừng, hạt chia hay phô mai và sữa, cá hồi…). Ngoài ra, nhóm thực phẩm nhiều vitamin D (như cá mòi, cá trích, hải sản, nấm hoặc sữa chua…) để giúp xương chắc khỏe.

Bên cạnh vấn đề không nên làm việc quá sức thì mỗi người cần có thời gian rèn luyện sức khỏe. Tập thể dục thường xuyên nhằm cơ, xương khớp được linh hoạt, dẻo dai. Qua đó, giảm các chấn thương và tăng xương sức đề kháng.

Như vậy phòng khám xương khớp ICCARE vừa chia sẻ đến bạn đọc chi tiết về bệnh gù lưng. Bệnh rõ ràng là một tình trạng phổ biến ngày nay, nhất là ở người trẻ do thói quen sinh hoạt sai tư thế. Cần phải đề phòng ngăn ngừa từ sớm hoặc điều trị kịp thời khi phát hiện dấu hiệu bệnh để tránh biến chứng nặng và nguy hiểm.

>>> Xem thêm: Cách trị gai cột sống lưng tại nhà hiệu quả nhất hiện nay

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    X iCCare chăm sóc sức khoẻ
    bền vững cho cả gia đình!
    chat zalo call