iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Bả vai: Nguyên nhân đau, cách phòng ngừa và điều trị

Hầu hết các hoạt động hằng ngày của con người đều sử dụng đến khu vực bả vai, đây là một vị trí vận động nhiều bậc nhất trên cơ thể. Cũng chính vì vậy mà nguy cơ tổn thương do bệnh lý hay chấn thương cũng sẽ xảy ra cao hơn so với các khu vực còn lại. Việc phát hiện nguyên nhân đau bả vai sớm được xem là vô cùng quan trọng để đưa ra phương án điều trị kịp thời. Cùng phòng khám Chiropractic Hà Nội ICCARE đi tìm hiểu chi tiết về bả vai qua bài viết bên dưới nhé!

Cấu tạo bả vai

Khớp vai được xem là một trong những khớp lớn trên cơ thể có cấu tạo phức tạp cùng một loạt thành phần lớn như: Xương, sụn khớp và gân, cơ hay dây chằng. 

Trong đó, hệ thống xương gồm có xương cánh tay, xương đòn lẫn xương bả vai. Ngoài ra, còn có 4 loại khớp là khớp ổ chảo – cánh tay và khớp cùng đòn, khớp ức – đòn hoặc khớp bả vai – lồng ngực. Chóp xoay sẽ bao gồm sụn quanh các khớp lẫn bao khớp vai, dây chằng, cơ và gân cơ.

Đau bả vai là gì?

Đau bả vai hay đau xương bả vai được hiểu là khu vực vai bị đau nhức, khó chịu do nhiều nguyên nhân khác nhau. Từ đó, dẫn tới tình trạng người bệnh khó khăn trong việc cử động cánh tay và sưng khớp, hạn chế vận động.

Đau bả vai khiến cho cánh tay bị hạn chế vận động
Đau bả vai khiến cho cánh tay bị hạn chế vận động

Triệu chứng đau bả vai

Dấu hiệu nhận biết đau bả vai còn tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh. Song, người bị đau bả vai vẫn có các triệu chứng như sau.

  • Đau dữ dội tại bả vai thậm chí là lan rộng sang các bộ phận như cổ, cánh tay và cẳng tay, bàn tay.
  • Bả vai, quanh khớp hay cánh tay bị sưng và bầm tím.
  • Chấn thương, khớp vai bị biến dạng và cả cánh tay.
  • Đau đớn xuất hiện vào ban đêm, sẽ đau nặng hơn khi vận động.
  • Bả vai đau nhức không giơ lên cao được, xoay vai hay hoạt động khác trở nên khó khăn hơn.
  • Vùng vai bị sưng, đỏ và nóng, có thể kèm theo sốt hay nhiễm trùng.
  • Một số trường hợp còn bị đau bụng, khó thở hay tăng nhịp tim mỗi khi cơn đau xuất hiện.

Nguyên nhân đau bả vai

Có rất nhiều các nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau bả vai hiện nay. Dưới đây là một số các bệnh lý gây đau bả vai điển hình nhất.

Đau cơ bả vai

Căng cơ

Căng cơ cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau bả vai trái hoặc cũng có thể là đau bả vai phải do vấn đề đến từ cơ và mô. Thông thường, cơn đau sẽ xuất hiện ở khu vực xương kèm theo các nhóm cơ vai và lưng. Khi mà các cơ bả vai bị hoạt động quá sức, chấn thương rất dễ dẫn tới căng cơ. 

Rách cơ chóp xoay vai

Đây là tình trạng khá phổ biến khiến bị đau khớp vai, các cơ xoay của khớp vai bị rách một hoặc toàn phần. Theo thời gian, hoạt động lâu ngày gây ra thoái hoá, mài mòn gân cơ chóp xoay rồi dẫn tới bị rách, đứt.

Hội chứng đông cứng khớp vai

Hội chứng đông cứng khớp vai thông thường do tình trạng viêm quá mức sau khi bị chấn thương hay tự nhiên gây ra. Dễ dàng nhận thấy các biểu hiện đau, đặc biệt là về đêm và cứng khớp khiến người bệnh vận động khó khăn hơn.

Đau cân cơ

Đau cân cơ cũng là một nguyên nhân khiến cho đau bả vai xuất hiện. Đây được hiểu là một rối loạn đau mạn tính, khi nhấn vào điểm nhạy cảm trên cơ bắp người bệnh sẽ gây đau ở khu vực không liên quan đến vùng bị đau của cơ thể. Đó chính là tình trạng đau quy chiếu (referred pain).

Đau xương và khớp bả vai

Loãng xương

Theo thời gian, mật độ xương giảm và mỏng, dễ tổn thương hơn, dù là các chấn thương nhẹ cũng có thể dẫn tới gãy xương. Thông thường, tình trạng này sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến lưng cũng như cột sống.

Thoái hóa khớp vai

Khi mà hoạt động quá nhiều, đầu sụn bị mòn khiến cho các đầu xương không được bảo vệ rồi cọ xát vào nhau rất dễ dẫn tới tình trạng thoái hóa khớp vai. Trong quá trình cọ xát cũng làm cho xương dưới sụn bị xơ hóa rồi thoái hóa các đầu xương. Từ đó, hình thành gai xương hay hốc xương dưới sụn. 

Thoái hóa khớp vai khiến cho đau khớp vai bị xảy ra
Thoái hóa khớp vai khiến cho đau khớp vai bị xảy ra

Hẹp ống sống

Hẹp ống sống được hiểu là khoảng không bên trong ống sống bị thu hẹp lại khiến chèn ép tủy sống và dây thần kinh đi qua, gây đau nhức đến các bộ phận khác trên cơ thể. Trong đó, bả vai cũng là một khu vực bị ảnh hưởng.

Thoái hóa đĩa đệm

Thoái hóa đĩa đệm cũng là một nguyên nhân gây đau bả vai hiện nay. Khi mà đĩa đệm của cột sống không còn được linh hoạt, lệch khỏi vị trí ban đầu rồi chèn ép lên dây thần kinh và khiến cho nhiều bộ phận khác bị đau nhức.

Gãy xương bả vai

Thực tế, xương bả vai rất khó gãy và nó chỉ xảy ra khi gặp phải các chấn thương vô cùng nặng trong lao động, tai nạn hay chơi thể thao. Khi mắc phải tình trạng này, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, bầm tím quanh khu vực bả vai.

Vấn đề về tim

Một số các vấn đề về tim như đau tim hay viêm màng ngoài tim cũng như phình tách động mạch chủ cũng sẽ gây ra các cơn đau quy chiếu ở vai. Nếu như đau bả vai kèm với tức ngực dữ dội và dai dẳng mà không giảm thì nên thăm khám càng sớm càng tốt. Bởi đây là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm.

Ung thư

Một số các khối u ác tính (ung thư) tại khu vực cũng như vùng bụng trên khiến cho đau bả vai diễn ra. Các loại ung thư gây ra tình trạng này có thể kể đến như: Ung thư bạch hạch tuyết, ung thư phổi, ung thư thực quản, ung thư dạ dày….

Chẩn đoán đau bả vai bằng cách nào?

Đau bả vai và chẩn đoán bệnh lý có khá nhiều cách phương án. Dưới đây là một số cách chẩn đoán đau bả vai chính xác nhất.

Xét nghiệm

Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC) với mục đích là phát hiện nhiễm trùng. Xét nghiệm tốc độ máu lắng (ESR) để kiểm tra dấu hiệu của viêm. Ngoài ra, xét nghiệm protein phản ứng C (CRP) để kiểm tra tình trạng viêm. Trong khi đó, xét nghiệm chức năng gan (LFT) nhằm kiểm tra các bệnh lý về gan.

Chẩn đoán hình ảnh

Chụp X-quang sẽ giúp cho bác sĩ nắm được hình ảnh về xương khớp của người bệnh. Ngoài ra, còn có thể nhìn thấy một loạt thay đổi do viêm khớp tại khớp vai. Đổi lại, các thay đổi ở các mô mềm của cơ thể như cơ, gân.. sẽ không được nhìn thấy.

Khi mắc phải tình trạng viêm, rách hay đứt gân…. sẽ được chỉ định siêu âm để cung cấp các manh mối về nguồn gốc của cơn đau gây ra cho người bệnh.

Chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) sẽ được đưa ra khi mà bệnh nhân bị gãy xương hay chấn thương do tai nạn. Qua đó, giúp cho bác sĩ xác định mức độ tổn thương đồng thời xem xét liệu có cần phẫu thuật viên đánh giá và điều trị thêm hay không?

Kiểm tra tim

Các trường hợp đau bả vai có các dấu hiệu liên quan đến tim sẽ được bác sĩ thực hiện kiểm tra bằng một số phương pháp như: Điện tâm đồ (ECG) để theo dõi nhịp độ hoạt động của tim và phát hiện khi có bất thường. Ngoài ra, còn có nghiệm pháp gắng sức (cardiac stress test) để xác minh rằng các triệu chứng tức ngực, khó thở có phải do tim mạch gây ra hay không?

Điều trị đau bả vai hiệu quả

Cách chữa đau nhức bả vai như thế nào sẽ còn tùy vào nguyên nhân, mức độ và tình trạng của mỗi người. Qua đó, áp dụng các phương án điều trị khác nhau.

Thư giãn

Đây được xem là cách chữa đau bả vai tại nhà đơn giản và hiệu quả áp dụng cho các trường hợp đau bả vai do căng cơ, hoạt động quá sức… Đa phần đều sẽ tự khỏi sau vài ngày khi cơ, xương khớp vai được thư giãn, nghỉ ngơi thoải mái. Tuy nhiên, sau 3 ngày mà tình trạng không thuyên giảm thì nên thăm khám sớm.

Chườm nóng

Việc dùng nhiệt nóng chườm sẽ giúp cho bả vai được thư giãn, giảm căng cơ, lưu thông máu đến vùng bị đau và hạn chế đau nhức, sưng viêm. Đồng thời, người bệnh cũng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, thoải mái hơn.

Dùng thuốc

Trường hợp người bệnh bị đau dữ dội, không thể thực hiện các động tác nào hay triệu chứng ngày càng trầm trọng thì bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau. Tùy vào mức độ đau của người bệnh mà được chỉ định một trong hai nhóm thuốc sau:

Thuốc chống viêm không steroid NSAIDs phổ biến với một số loại thuốc  Ibuprofen, Diclofenac, Naproxen sodium… Với mục đích là giảm đau nhức ở mức độ nhẹ. Đây là nhóm thuốc chuyên để điều trị chứng đau  do viêm gây ra.

Thuốc giảm đau Acetaminophen, Aspirin… được dùng cho các cơn đau trầm trọng với tác dụng giảm nhanh chóng khi ức chế tín hiệu gây đau từ hệ thần kinh. Sau 10-15 phút, người bệnh sẽ nhanh chóng cảm thấy dễ chịu khi thuốc bắt đầu phát huy tác dụng.

Dùng thuốc là một cách điều trị đau bả vai
Dùng thuốc là một cách điều trị đau bả vai

Vật lý trị liệu

Sử dụng các bài tập vật lý trị liệu kéo giãn, nắn hay vận động chuyên cho vùng bả vai để giảm đau bả vai hiệu quả. Ngoài ra, cũng có thể kết hợp một số các phương pháp điều trị bằng bằng xung điện, nhiệt năng, hay sóng ngắn.

Phẫu thuật

Các bệnh nhân đau bả vai do chấn thương hay các bệnh lý về vai sau khi áp dụng các phương pháp bảo tồn không mang lại hiệu quả thì sẽ được cân nhắc phẫu thuật. Cách chữa trị này giúp cho cấu trúc xương được trở lại tư thế ban đầu và khắc phục nguyên nhân gây đau, sưng bả vai.

Đau bả vai có phòng ngừa được không?

Để hạn chế nguy cơ bị đau bả vai, mỗi người đều nên chú ý đến chế độ ăn uống và cách tập luyện hằng ngày.

Trước khi bước vào các trận đấu hay bài tập thì nên khởi động kỹ càng để giúp cho sụn, cơ, xương và dây chằng được làm nóng, dẻo dai. Áp dụng các bài tập để giãn cơ xương, tăng sức mạnh cho khớp, cơ bắp. Đồng thời, không nên vận động quá mạnh, ở cường độ cao tránh xảy ra các chấn thương đáng tiếc. Ngay sau khi tập luyện cần có thời gian nghỉ ngơi phù hợp để cơ, xương khớp được thư giãn, hồi phục tốt.

Bổ sung ăn uống các chất dinh dưỡng theo tiêu chuẩn khoa học, đặc biệt tăng cường vitamin D và canxi nhằm chắc khỏe xương. Ngoài ra, nên hạn chế các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá.

Đau bả vai có thể do chấn thương và bệnh lý gây nên, cho dù nguyên nhân là gì thì cũng nên phát hiện sớm triệu chứng để điều trị. Việc đau bả vai lâu ngày không chỉ khiến người bệnh cảm thấy phiền toái mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai hại. Tham khảo cách điều trị tại nhà cũng như điều trị chuyên sâu làm sao có thể áp dụng một cách hiệu quả trong phạm vi cho phép.

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    X iCCare chăm sóc sức khoẻ
    bền vững cho cả gia đình!
    chat zalo call