iccare.com.vn/

Trật khớp háng: Nguyên nhân, dấu hiệu, phân loại và cách điều trị

Trật khớp háng là một tình trạng y tế khẩn cấp, gây ra cơn đau dữ dội ở vùng hông và làm suy giảm khả năng di chuyển của người bệnh. Việc lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp không chỉ giúp rút ngắn thời gian phục hồi, mà còn nhanh chóng khôi phục lại khả năng vận động của khớp háng. Ngược lại, nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời, trật khớp háng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh.

Dấu hiệu bị trật khớp háng

Trật khớp háng là phần đầu xương đùi bị trật khỏi ổ cối do một lực tác động mạnh
Trật khớp háng là phần đầu xương đùi bị trật khỏi ổ cối do một lực tác động mạnh

Biểu hiện đầu tiên: Trật khớp háng thường bắt đầu với cơn đau nhói tại vùng háng bẹn, cùng với tình trạng khớp háng bất động hoặc gặp khó khăn khi cử động chân. Trong những trường hợp nghiêm trọng, sau khi ngã hoặc bị thương, cảm giác đau đột ngột và dữ dội có thể giống với triệu chứng khi bị gãy chân, chân có thể không cử động được và mất cảm giác tại mắt cá chân và bàn chân do chèn ép thần kinh.

Quan sát bên ngoài: Bên ngoài, bạn có thể nhận thấy chân bị trật khớp háng bị xoay ra ngoài hoặc xoay vào trong, ngắn hơn chân còn lại và cố định tại vị trí đó. Trường hợp phổ biến nhất là trật khớp háng ra sau, chiếm 90% các ca bệnh, làm cho đầu gối và bàn chân hướng vào trong. Hiện tượng bất đối xứng, khi chân bị trật khớp háng ngắn hơn chân còn lại, cũng có thể xảy ra.

Triệu chứng tại chỗ

Người bệnh có thể trải qua các triệu chứng sau:

  • Đau và sưng ở vùng khớp háng bị trật.
  • Không thể cử động chân và đi lại khó khăn.
  • Co thắt cơ.
  • Mất cảm giác ở hông hoặc chân.
  • Xương hông lệch khỏi vị trí.

Triệu chứng toàn thân

Ngoài triệu chứng tại chỗ, người bệnh còn có thể gặp các dấu hiệu toàn thân như:

  • Da và niêm mạc nhạt.
  • Mạch nhanh và huyết áp tụt.
  • Nóng ran quanh vùng khớp háng.
  • Không thể đứng thẳng.

Nguyên nhân bị trật khớp háng

Nguyên nhân phổ biến nhất là tai nạn giao thông, tai nạn lao động và các hoạt động thể thao mạnh. Một số ít trường hợp trật khớp háng có thể do bẩm sinh, như loạn sản xương hông hoặc các hội chứng di truyền như DownEhlers-Danlos.

Ở Việt Nam, tai nạn giao thông được xem là nguyên nhân chính gây trật khớp háng. Lực tác động mạnh có thể đẩy đầu xương đùi ra khỏi ổ cối và trật về phía sau. Ngoài ra, cú ngã từ độ cao lớn hoặc tai nạn lao động cũng có thể gây ra lực đủ mạnh để làm khớp háng bị trật. Chấn thương thể thao cũng là một nguyên nhân, mặc dù ít gặp hơn.

Trật khớp háng thường đi kèm với các chấn thương liên quan khác như gãy xương chậu, gãy chân, tổn thương lưng, bụng, đầu gối và đầu. Một loại gãy xương phổ biến đi kèm là gãy xương ổ cối, xảy ra khi đầu xương đùi va chạm và làm gãy phần sau của ổ cối.

Các kiểu trật khớp háng phổ biến

Trật khớp háng xảy ra khi đầu xương đùi bị trật ra khỏi ổ cối, thường do chấn thương nghiêm trọng. Đây là tình trạng hiếm gặp vì khớp háng có cấu tạo chắc chắn và nằm ẩn sâu bên trong. Theo thống kê, chỉ có khoảng 5% các ca trật khớp xảy ra ở khớp háng.

Các kiểu trật khớp háng phổ biến nhất
Các kiểu trật khớp háng phổ biến nhất

Phân loại trật khớp háng theo giải phẫu

Trật khớp háng trước: Chỏm xương đùi trật khỏi ổ cối, hướng về phía trước, chân dạng và xoay hông ra ngoài (ít gặp). 

Trật khớp háng sau (Còn gọi là trật khớp háng kiểu chậu): Xương đùi bị đẩy ra khỏi ổ cối và hướng ra sau do lực lớn dồn nén lên xương đùi (loại này chiếm đến 90% các trường hợp). Tình trạng này thường đi kèm với tổn thương xương kế cận như gãy ổ cối, gãy chỏm xương đùi, và chấn thương dây thần kinh tọa

Trật khớp háng trung tâm: Chỏm xương đùi bị trật ẩn sâu bên trong khớp ổ cối, đây là trường hợp hiếm gặp.

>>> Xem thêm: Viêm khớp háng: Nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị

Phân loại theo cấp độ tổn thương

Các cấp độ trật khớp háng bao gồm:

  • Cấp 1: Trật khớp háng vững.
  • Cấp 2: Trật khớp háng kèm vỡ một phần chỏm hoặc ổ cối.
  • Cấp 3: Tổn thương như cấp 2 nhưng khớp háng không vững, dễ bị trật lại.
  • Cấp 4: Trật khớp háng kèm gãy cổ xương đùi.

Bị trật khớp háng thì phải làm sao?

Trật khớp háng là một tình trạng khẩn cấp cần được can thiệp y tế ngay lập tức. Khi có các triệu chứng nghi ngờ, người bệnh nên đến bệnh viện mà không nên cố gắng di chuyển. Mặc dù đây là một tình trạng cấp cứu, nhưng phần lớn các trường hợp đều có tiên lượng tốt nếu được điều trị kịp thời.

Dựa vào mức độ phức tạp của tình trạng trật khớp và các yếu tố sức khỏe kèm theo, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Hiện nay, có nhiều kỹ thuật nắn chỉnh đưa khớp háng về đúng vị trí ổ cối một cách hiệu quả.

Nếu trật khớp háng là chấn thương duy nhất, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác bằng cách quan sát vị trí của chân. Tuy nhiên, do khớp háng là một khớp lớn, tình trạng trật khớp thường đi kèm với các tổn thương khác do chấn thương nghiêm trọng. Trong trường hợp này, bệnh nhân sẽ được chỉ định chụp X-quang, chụp CT… để đánh giá chính xác vị trí khớp bị trật và có hay không tình trạng gãy xương kèm theo.

Trật khớp háng không thể tự khỏi và hiệu quả điều trị phụ thuộc phần lớn vào thời gian sơ cứu và cấp cứu ngay khi xảy ra chấn thương. Ngay cả khi bị trật khớp háng ở mức độ nhẹ, việc trì hoãn điều trị cũng có thể gây ra nhiều rủi ro và biến chứng liên quan đến chức năng đi lại sau này.

Hướng dẫn các bước cần làm khi bị trật khớp háng

Trật khớp háng không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Trật khớp háng không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Khi gặp tình huống trật khớp háng, điều quan trọng là phải xử lý kịp thời và đúng cách để tránh làm tình trạng thêm nghiêm trọng. Dưới đây là các bước cần thực hiện:

Cấp cứu tại chỗ

Nếu nghi ngờ trật khớp háng, người bệnh nên hạn chế di chuyển và tránh tác động vào khu vực khớp háng. Giữ khớp háng cố định bằng cách nẹp nhẹ nhàng bằng vải để tránh bị xô lệch khi di chuyển. Tránh tự ý nắn bóp hay cố gắng đẩy khớp háng về vị trí ban đầu, vì điều này có thể gây tổn thương thêm cho các mô xung quanh và làm tăng cơn đau.

Người bệnh cần nằm yên, không cố gắng ngồi lên hay cử động chân, vì điều này có thể làm tình trạng bệnh phức tạp hơn và tăng cường mức độ đau đớn. Sau khi khớp háng đã được cố định, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nắn trật khớp háng

Nắn chỉnh là phương pháp điều trị cơ bản cho trật khớp háng, thường được chỉ định sau khi có chẩn đoán chính xác. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể chỉ điều trị bằng nắn chỉnh xương. Bác sĩ cần kiểm tra lâm sàng toàn diện khớp háng, tầm vận động và các triệu chứng hiện có để quyết định phương pháp nắn chỉnh có phù hợp và mang lại hiệu quả điều trị cao hay không.

Trong trường hợp cấp cứu, người bệnh thường được tiền mê và giãn cơ trước khi bác sĩ chấn thương chỉnh hình sử dụng kỹ thuật nắn chỉnh để đưa khớp trở về vị trí ban đầu trong ổ cối. Sau khi nắn chỉnh, bác sĩ sẽ kiểm tra tầm vận động của khớp háng để đánh giá độ vững chắc và xác định khả năng tái trật khớp, từ đó lên kế hoạch tiếp theo như phẫu thuật nếu cần thiết.

Việc nắn chỉnh khớp háng cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn và đào tạo nghiệp vụ để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Tự ý thực hiện nắn chỉnh tại nhà có thể gây rủi ro cao, không thể điều chỉnh khớp về đúng vị trí và làm nặng thêm tình trạng trật khớp, gây nhiều biến chứng.

Các kỹ thuật nắn chỉnh phổ biến

  • Kỹ thuật Allis: Bệnh nhân được đặt trên tấm ván cứng, hông được giữ chặt bởi dây đai hoặc nẹp. Bác sĩ thực hiện gập nhẹ háng 90 độ và tạo lực kéo dọc xương đùi để nắn chỉnh khớp háng về đúng vị trí.
  • Kỹ thuật Captain Morgan: Vị trí bị thương của bệnh nhân được giữ chặt bởi dây đai. Bác sĩ đặt gối của mình dưới gối của bệnh nhân, sau đó vừa kéo đùi theo trục vừa nâng gối ở phần khớp háng bị trật lên.
  • Kỹ thuật phóng tên lửa: Bác sĩ ngồi xổm cùng bên chân bị trật khớp, đặt gối bên trật lên vai của mình và giữ cẳng chân bệnh nhân như khi phóng tên lửa. Khớp háng sẽ được dang rộng và xoay cẳng chân vào trong, sau đó bác sĩ đứng lên từ từ, tạo lực kéo dọc theo xương đùi.

Điều trị nội khoa – Sử dụng thuốc

Trong điều trị trật khớp háng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng thuốc giảm đau và chống viêm để làm giảm các cơn đau dữ dội, co thắt cơ và chống viêm nhiễm. Việc sử dụng thuốc giúp kiểm soát cơn đau, giảm cảm giác khó chịu và duy trì chất lượng sống. 

Tuy nhiên, nếu đã sử dụng hết thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ, người bệnh không nên tự ý mua thêm thuốc uống. Thay vào đó, hãy đến bệnh viện tái khám đúng lịch hẹn để được tư vấn và tiếp tục điều trị một cách an toàn và hiệu quả.

Phẫu thuật mổ khớp háng

Phẫu thuật khớp háng là giải pháp điều trị hiệu quả khi các biện pháp nắn chỉnh không đạt được kết quả mong muốn. Phương pháp này đặc biệt cần thiết cho những bệnh nhân bị mất vững khớp háng, trật khớp háng kèm gãy mảnh xương lớn phía sau hoặc tổn thương dây thần kinh tọa.

Phẫu thuật điều trị trật khớp háng được chỉ định cho những ca bệnh nghiêm trọng
Phẫu thuật điều trị trật khớp háng được chỉ định cho những ca bệnh nghiêm trọng

Phẫu thuật khớp háng nhằm ổn định xương bằng cách sử dụng ghim hoặc đinh vít, ngăn chặn khớp hông trượt hoặc di chuyển ra khỏi vị trí ban đầu. Bác sĩ sẽ đưa khớp háng trở về đúng vị trí và xử lý các hệ lụy của trật khớp háng, đảm bảo rằng khớp háng được ổn định và tránh tái trật.

Vật lý trị liệu – Phục hồi trật khớp háng

Vật lý trị liệu được xem là một giải pháp tối ưu để giúp khớp háng phục hồi nhanh chóng và lấy lại chức năng ban đầu. Để đạt hiệu quả cao, liệu trình vật lý trị liệu cần được thiết kế riêng biệt cho từng bệnh nhân và sử dụng trang thiết bị hiện đại.

Phòng khám iCCARE: tiên phong trong ứng dụng chiropractic

Hệ thống phòng khám xương khớp cột sống quốc tế iCCARE tại Hà Nội, với 15 năm hoạt động, đã trở thành địa chỉ tin cậy cho nhiều bệnh nhân. iCCARE tiên phong trong việc áp dụng phương pháp Chiropractic kết hợp với vật lý trị liệu để điều trị và phục hồi chức năng sau trật khớp háng.

Liệu trình cá nhân hóa

Tại iCCARE, liệu trình điều trị được cá nhân hóa dựa trên tình trạng bệnh cụ thể của từng bệnh nhân, giúp mang lại hiệu quả tối ưu trong thời gian ngắn nhất. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống người nước ngoài thăm khám kỹ lưỡng, theo dõi sát sao quá trình thực hiện các bài tập và điều chỉnh thiết bị phù hợp với lộ trình điều trị.

Tập vật lý trị liệu sau khi điều trị trật khớp háng để tránh tái phát
Tập vật lý trị liệu sau khi điều trị trật khớp háng để tránh tái phát

iCCARE sở hữu hệ thống máy móc hiện đại đạt chuẩn FDA Hoa Kỳ, giúp giảm đau nhanh chóng và thúc đẩy tốc độ phục hồi vết thương nhanh gấp 3 lần. Các bài tập vật lý trị liệu được thiết kế phù hợp với từng bệnh nhân, hỗ trợ điều trị trật khớp háng hoặc phục hồi chức năng sau trật khớp háng.

Kết hợp với chiropractic

Ngoài liệu trình vật lý trị liệu, bệnh nhân còn được hỗ trợ phục hồi tối ưu nhờ phương pháp Chiropractic. Đây là kỹ thuật nắn chỉnh các khớp xương, đưa chúng về đúng vị trí tự nhiên và giải phóng dây thần kinh bị chèn ép. Nhờ đó, áp lực lên vùng tổn thương tại khớp háng được giảm thiểu, giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng hơn.

>>> Tham khảo thêm: Nguyên nhân và cách điều trị thoái hóa khớp háng ở người trẻ

Trật khớp háng bao lâu thì khỏi?

Thời gian để khớp háng hồi phục hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ tổn thương và độ nặng của trật khớp. Đối với những trường hợp trật khớp háng đơn giản (không gãy xương), sau khi nắn chỉnh khớp ổn định, người bệnh cần phải chống chân chịu lực và phục hồi chức năng trong khoảng 4 – 6 tuần. Trong trường hợp phức tạp hơn, có kèm theo gãy xương, người bệnh sẽ cần thời gian từ 6 – 8 tuần đến 4 – 6 tháng để xương lành.

Ngoài ra, thời gian phục hồi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tuổi tác và tình trạng sức khỏe. Một số trường hợp nặng hơn có thể cần đến 1 năm để vết thương hoàn toàn lành lặn.

Trật khớp háng là một chấn thương nghiêm trọng và không nên tự xử lý tại nhà, vì điều này có thể làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Hãy liên hệ với các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm nhất, nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng.

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    chat zalo call