iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Top 5 bài tập thể dục cho người bị trượt đốt sống tại nhà

Đều đặn tập luyện các bài tập thể dục cho người bị trượt đốt sống không chỉ giúp giảm đau mà còn tăng cường độ linh hoạt của cột sống. Trước khi bắt đầu kế hoạch luyện tập, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên viên vật lý trị liệu để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Khái quát thông tin về trượt đốt sống

Trượt đốt sống lưng thường gây ra đau lưng và khó khăn trong việc đi lại của người bệnh
Trượt đốt sống lưng thường gây ra đau lưng và khó khăn trong việc đi lại của người bệnh

Trượt đốt sống xảy ra khi đốt sống trên trượt ra phía trước hoặc phía sau so với đốt sống dưới. Khi đó, người bệnh sẽ cảm thấy đau ở vùng thắt lưng và gặp khó khăn khi đi đứng. Cơn đau thường lan xuống một hoặc cả hai chân.

Khi khám trong tư thế đứng, bệnh nhân có thể có dấu hiệu cong vẹo cột sống hoặc cố gắng ưỡn người quá mức để giảm đau. Những triệu chứng này rất quan trọng trong chẩn đoán trượt đốt sống. Ngoài ra, còn có hiện tượng đau cách hồi: bệnh nhân phải dừng lại khi di chuyển do đau và chỉ có thể tiếp tục đi lại khi cơn đau giảm. Triệu chứng này không xuất hiện khi đạp xe và giúp bác sĩ phân biệt với thoát vị đĩa đệm.

Lợi ích của các bài tập thể dục trượt đốt sống đối với người bệnh

Tập thể dục là một phần không thể thiếu của lối sống lành mạnh, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như hạn chế bệnh tật, cung cấp năng lượng, giảm căng thẳng, và kiểm soát cân nặng. Đối với những người bị trượt đốt sống, việc tập thể dục càng trở nên cần thiết hơn. Khi thực hiện đúng cách, các bài tập thể dục không chỉ giúp giảm đau mà còn tăng cường tính linh hoạt và sức mạnh, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Người bị trượt đốt sống nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tập luyện
Người bị trượt đốt sống nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tập luyện

Khi bệnh nhân tuân thủ các bài tập theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu, họ sẽ nhận được nhiều lợi ích đáng kể:

Tăng cường sức mạnh cơ bắp: Tập luyện giúp cải thiện sức mạnh cho các nhóm cơ ở lưng, hông và mông. Cơ bắp khỏe mạnh hỗ trợ tốt cho việc phục hồi chức năng cột sống và ngăn ngừa tổn thương trong tương lai.

Điều chỉnh xương cột sống: Các bài tập giúp điều chỉnh lại các xương đốt sống bị trượt, đưa chúng trở về vị trí ban đầu.

Tăng cường lưu thông máu: Việc tập luyện đều đặn giúp tăng cường lưu thông máu đến vùng cột sống bị ảnh hưởng, thúc đẩy quá trình hồi phục và giảm viêm.

Duy trì cân nặng hợp lý: Kiểm soát cân nặng rất quan trọng với người bị trượt đốt sống, vì thừa cân có thể gây áp lực lên cột sống, tăng nguy cơ tổn thương.

>>> Tham khảo thêm: Top 3 bài tập giảm đau vùng thắt lưng tại nhà hiệu quả nhất

Một số bài tập thể dục tốt cho người bị trượt đốt sống

Bài tập đạp xe

Thư giãn bằng việc đạp xe mỗi sáng không chỉ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái mà còn giảm bớt những cơn đau dai dẳng hàng ngày. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể thực hiện động tác đạp xe tại nhà với hiệu quả tương đương.

Bài tập kéo gối sát ngực

Bài tập này nhắm vào các cơ cốt lõi, giúp người bệnh lấy lại sự ổn định của cột sống và giảm đau một cách hiệu quả.

Bài tập kéo gối sát ngực cho người bị trượt đốt sống
Bài tập kéo gối sát ngực cho người bị trượt đốt sống

Người bệnh bắt đầu bằng tư thế nằm ngửa, gập đầu gối sao cho lòng bàn chân đặt trên sàn. Sử dụng cơ bụng để kéo rốn về phía cột sống và ấn lưng xuống sàn. Dùng hai tay ôm và kéo hai đầu gối sát vào ngực, giữ tư thế này trong 5 giây. Sau đó thả tay và trở về tư thế ban đầu. Lặp lại 10 lần.

Bài tập căng cơ mông

Bài tập căng cơ mông cho người bị trượt đốt sống
Bài tập căng cơ mông cho người bị trượt đốt sống

Bài tập này có tác dụng giảm căng và cứng lưng dưới. Người bệnh bắt đầu bằng cách nằm ngửa, gập gối sao cho lòng bàn chân phải đặt trên sàn. Sau đó, đặt mắt cá chân trái lên đầu gối chân phải. Hai tay luồn xuống, nắm lấy đùi chân phải và kéo về phía ngực cho đến khi cảm thấy căng ở mông. Giữ tư thế này trong 15 đến 30 giây, rồi thả tay ra. Lặp lại bài tập 3 lần cho mỗi chân.

Bài tập căng gân kheo

Sự mất ổn định của cột sống do trượt đốt sống thường dẫn đến căng cứng gân kheo, gây ra đau lưng dưới. Các bài tập căng gân kheo được thiết kế để giúp giãn và nới lỏng gân kheo, từ đó giảm bớt căng đau ở vùng lưng dưới.

Bài tập căng gân kheo cho người bị trượt đốt sống
Bài tập căng gân kheo cho người bị trượt đốt sống

Trước tiên, người bệnh nên ngồi trên sàn nhà, duỗi thẳng hai chân về phía trước với các ngón chân hướng lên trần nhà. Sau đó, từ từ nghiêng người về phía trước và cố gắng chạm tay vào các ngón chân. Khi thực hiện, người bệnh sẽ cảm nhận được sự kéo căng ở gân kheo. Giữ tư thế này trong 30 giây rồi trở lại tư thế ngồi thẳng. Lặp lại động tác căng giãn này 3 lần, mỗi lần cố gắng vươn tay xa hơn một chút.

Bài tập kích thích các cơ nhiều nhánh

Cơ nhiều nhánh là nhóm cơ nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng, nằm dọc theo cột sống và hỗ trợ cho các chuyển động vặn và uốn người. Nhóm cơ này thường yếu đi ở những người mắc bệnh trượt đốt sống. Vì vậy, các bài tập kích thích cơ nhiều nhánh sẽ giúp tăng cường sức mạnh và sự ổn định của khớp cột sống.

Người bệnh bắt đầu bài tập trong tư thế nằm nghiêng, một tay đặt sau gáy, tay còn lại di chuyển dần đến rãnh cột sống phía sau lưng. Sau đó nhẹ nhàng di chuyển ngực về phía đùi mà không di chuyển chân. Động tác này sẽ khiến các cơ nhiều nhánh ở cạnh cột sống phình lên dưới tay người bệnh. Giữ nguyên tư thế trong 3 giây, lặp lại 10 lần rồi đổi bên.

>>> Xem thêm: Tổng hợp bài tập chữa vẹo cột sống đơn giản, hiệu quả

Lưu ý của bác sĩ đối với các bài tập thể dục trượt đốt sống

Hãy thực hiện các bài tập khi bạn bị trượt đốt sống thắt lưng độ I (mức độ nhẹ). Nếu tình trạng trượt đốt sống từ độ II trở lên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ phục hồi chức năng trước khi tập vì có nguy cơ chèn ép vào các rễ thần kinh và chùm đuôi ngựa. Một số lưu ý để thực hiện các bài tập vận động hiệu quả hơn:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn bài tập phù hợp, vì không phải bài tập nào cũng phù hợp với mọi bệnh nhân.
  • Nếu bài tập yêu cầu nằm xuống sàn, hãy sử dụng thảm để giảm thiểu chấn thương nhỏ và tránh trượt ngã.
  • Người bệnh nên thực hiện các bài tập dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu để đảm bảo đúng kỹ thuật.
  • Khởi động kỹ trước khi tập để tránh chấn thương.
  • Sử dụng giày và đồ tập phù hợp để bảo vệ cơ thể khi luyện tập.
  • Duy trì vận động là rất quan trọng khi bị trượt cột sống lưng, nhưng không nên tự ý tập các bài có cường độ mạnh hoặc vặn, uốn cong lưng, vì điều này có thể làm lưng đau thêm và gây chấn thương nặng.

Các bài tập thể dục dành cho người bị trượt đốt sống đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi. Phần lớn những bài tập chữa trượt đốt sống lưng đã được đề cập đều mang lại hiệu quả, nhờ khả năng giảm đau và tăng cường sự linh hoạt cho cột sống. Tuy nhiên, nếu bạn thấy các bài tập này không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp, nên liên hệ bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp hoặc chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống để lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất.

Nắn chỉnh Chiropractic đưa các đốt sống sai lệch về vị trí tối ưu
Nắn chỉnh Chiropractic đưa các đốt sống sai lệch về vị trí tối ưu

Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng trượt đốt sống lưng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày và khả năng di chuyển của người bệnh. Việc phát hiện sớm và nhận được tư vấn về phương pháp điều trị phù hợp từ đầu sẽ giúp giảm thiểu những di chứng không mong muốn.

iCCARE có hơn 15 năm kinh nghiệm làm việc với đội ngũ bác sĩ quốc tế và kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm cùng các thiết bị điều trị hiện đại. Nếu quý khách có câu hỏi về các bệnh lý xương khớp và dịch vụ của iCCARE CHIROPRACTIC CLINIC, vui lòng liên hệ hotline 096 393 1999 để được tư vấn cụ thể.

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    chat zalo call