Đôi chân là bộ phận vận động nhiều nhất và nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể, do đó chấn thương cổ chân có thể ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng biện pháp điều trị đúng cách không chỉ giúp giảm đau mà còn bảo vệ chức năng vận động của cổ chân hiệu quả.
Thế nào là bị chấn thương cổ chân?
Khớp cổ chân được cấu tạo bởi ba xương chính: xương mác, xương chày và xương sên. Các xương này được liên kết chặt chẽ với nhau bởi hệ thống dây chằng. Xung quanh các xương là các cơ, gân và dây chằng, giúp chân, đặc biệt là bàn chân, có thể cử động linh hoạt và uyển chuyển. Xương cổ chân có vai trò nâng đỡ trọng lượng cơ thể và hỗ trợ hoạt động của các xương xung quanh.
Chấn thương cổ chân là những tổn thương xảy ra ở vùng cổ chân, bao gồm trật khớp, gãy xương, nứt vỡ xương, tổn thương gân và tổn thương dây chằng. Các tổn thương này có thể xảy ra khi chúng ta chơi thể thao, tham gia giao thông, lao động hoặc trượt ngã trong sinh hoạt hàng ngày. Theo thống kê, có hơn 50% trường hợp chấn thương cổ chân xảy ra do té ngã hoặc va chạm khi chơi thể thao. Các chấn thương này có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng phổ biến nhất là ở nam giới trong độ tuổi từ 25 – 44.
Các loại chấn thương cổ chân thường gặp
Chấn thương cổ chân là một trong những loại chấn thương phổ biến nhất, đặc biệt trong các hoạt động thể thao và sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là một số loại chấn thương cổ chân thường gặp:
Bong gân cổ chân
Bong gân cổ chân xảy ra khi dây chằng ở khớp cổ chân bị giãn hoặc rách do va chạm, té ngã trong lúc lao động hoặc chơi thể thao. Triệu chứng đau chỉ xuất hiện tại thời điểm chấn thương, khiến nhiều người xem nhẹ. Nếu không chữa trị đúng cách, tình trạng này có thể gây yếu khớp và tái chấn thương.
Trật khớp cổ chân
Trật khớp cổ chân xảy ra khi các đoạn xương ở cổ chân bị lệch khỏi vị trí sinh lý bình thường, ảnh hưởng đến chức năng của khớp. Tình trạng này thường do cử động mạnh, lặp đi lặp lại hoặc đi giày cao gót lâu.
Viêm gân và điểm bám gân cổ chân
Viêm gân và điểm bám gân cổ chân xảy ra khi gân hoặc điểm bám gân bị tổn thương vi thể như những vết rách nhỏ, do kéo giãn lặp đi lặp lại. Nếu không được điều trị đúng cách, tình trạng này có thể tiến triển thành viêm và nguy cơ gây đứt gân, ảnh hưởng đến chức năng khớp.
Gãy xương cổ chân
Gãy xương cổ chân là tình trạng nứt gãy của một hoặc nhiều xương ở cổ chân. Nếu ổ gãy không di lệch hoặc ít di lệch, có thể điều trị bằng phương pháp bó bột. Nếu ổ gãy di lệch nhiều, cần can thiệp phẫu thuật.
Nguyên nhân dẫn đến chấn thương cổ chân
Chấn thương cổ chân xảy ra khi khớp cổ chân vận động quá giới hạn cho phép, thường từ các tình huống sau:
- Đi bộ hoặc chạy bộ trên bề mặt không phẳng hoặc có chướng ngại vật khiến cổ chân bị lệch khỏi tư thế tự nhiên.
- Trật chân khi mang giày hoặc dép cao gót.
- Té ngã khi chơi thể thao hoặc di chuyển.
- Va chạm do tai nạn giao thông.
- Nhảy cao nhưng tiếp đất sai kỹ thuật hoặc nhảy từ trên cao xuống thấp.
- Xoay mạnh cổ chân đột ngột.
Triệu chứng và cách kiểm tra khớp cổ chân bị chấn thương
Triệu chứng chấn thương cổ chân
Gãy xương cổ chân và bong gân thường có biểu hiện tương tự và dễ gây nhầm lẫn. Vì vậy, người bệnh cần đi khám và được chẩn đoán chính xác bằng các kỹ thuật hình ảnh. Các triệu chứng phổ biến khi cổ chân bị chấn thương bao gồm:
- Đau đột ngột ở vùng cổ chân, cảm giác đau lan ra xung quanh.
- Cổ chân sưng tấy khác thường, có thể kèm nóng, đỏ hoặc bầm tím.
- Không thể đi lại bình thường do chấn thương ở cổ chân.
- Khớp cổ chân bị hạn chế vận động đáng kể.
- Nếu bị gãy xương, mắt cá chân có thể biến dạng, sai lệch vị trí và đau khi chạm vào.
- Nếu bị bong gân nghiêm trọng, cổ chân sưng tấy và cảm giác đau dữ dội.
- Nếu bị rách gân cấp tính, cổ chân và bàn chân yếu và đau.
- Trong trường hợp viêm gân cổ chân mãn tính, có thể gặp các triệu chứng như vòm bàn chân sưng nề, cổ chân yếu, và đau nhiều ở vị trí viêm gân hoặc điểm bám của gân.
>>> Tham khảo thêm: Đau nhức cổ chân: Nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị
Khi nào cần đi thăm khám với bác sĩ
Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường ở cổ chân, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm. Nếu chấn thương cổ chân không được điều trị đúng cách, hoặc người bệnh trở lại vận động quá sớm khi chưa hồi phục hoàn toàn, hoặc viêm gân và bong gân tái phát nhiều lần, có thể gây ra các biến chứng như đau cổ chân mãn tính, mất vững khớp cổ chân, viêm khớp và thoái hóa khớp cổ chân.
Để chẩn đoán chấn thương khớp cổ chân, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng người bệnh gặp phải, tình huống xảy ra chấn thương và khám thực thể để đánh giá mức độ sưng và bầm tím cổ chân. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp X-quang vùng mắt cá chân, cẳng chân hoặc bàn chân để xác định các trường hợp gãy xương hoặc trật khớp. Nếu chụp X-quang không phát hiện rõ gãy xương, bác sĩ có thể chỉ định chụp cắt lớp vi tính (CT scan) để đánh giá chi tiết hơn. Nếu nghi ngờ tổn thương dây chằng cổ chân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) để chẩn đoán.
Với phương pháp điều trị phù hợp, tình trạng chấn thương ở cổ chân có thể phục hồi nhanh chóng trong vòng vài tuần, người bệnh có thể quay lại hoạt động như bình thường.
Cách điều trị chấn thương cổ chân hiệu quả
Với mỗi tình trạng chấn thương cụ thể mà bạn có thể điều trị ngay tại nhà hoặc phải tới cơ sở y tế tùy theo chỉ định của bác sĩ.
Điều trị trật khớp cổ chân
Để chữa trật khớp cổ chân hiệu quả, biện pháp RICE là phương pháp hữu hiệu nhất. Cụ thể gồm các bước:
- R (Rest – Nghỉ ngơi): Nghỉ ngơi tại chỗ, hạn chế vận động cổ chân để tránh khớp xương bị di lệch nặng hơn.
- I (Ice – Chườm lạnh): Chườm đá lạnh vào túi và đắp lên vùng khớp tổn thương để giảm đau, giảm sưng.
- C (Compression – Băng ép): Quấn băng thun từ bàn chân lên đến đầu gối, lưu ý không quấn quá chặt.
- E (Elevation – Nâng cao khớp cổ chân): Nằm kê chân lên cao khoảng 10 – 20cm để tăng cường lưu thông máu.
Sau các bước này, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp như sử dụng thuốc giảm đau, đeo nẹp cố định khớp chân, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật.
Điều trị bong gân cổ chân
Việc điều trị bong gân cổ chân phụ thuộc vào mức độ bong gân (nhẹ, trung bình, nghiêm trọng). Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, với phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng khi dây chằng bị tổn thương nghiêm trọng hoặc các phương pháp khác không hiệu quả.
Bong gân cổ chân nhẹ có thể tự khỏi bằng cách dùng băng thun để cố định khớp, giảm đau và sưng. Thực hiện chườm lạnh trong 4 giờ đầu để làm dịu cơn đau, co mạch, ngưng chảy máu trong và giảm phù nề. Hạn chế di chuyển, nằm nghỉ trên giường và thực hiện các bài tập gấp duỗi cổ chân để tăng cường sức mạnh và cải thiện phạm vi chuyển động.
Đối với bong gân mức độ trung bình, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp RICE (Rest – Nghỉ ngơi, Ice – Chườm lạnh, Compression – Băng ép, Elevation – Kê cao vị trí chấn thương) trong một thời gian. Có thể cần sử dụng nẹp để cố định cổ chân. Sau đó, thực hiện các bài tập cải thiện phạm vi chuyển động và tăng cường sức mạnh cho cổ chân.
Trong trường hợp bong gân vừa và nặng, khớp không thể cử động, dây chằng bị đứt hoàn toàn hoặc bong điểm bám làm khớp lỏng lẻo, kèm theo biến chứng như sốt hoặc không cải thiện sau khoảng 1 tuần, cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu không được xử lý triệt để, có thể dẫn đến cứng khớp và đau khớp kéo dài. Khi dây chằng bị rách hoàn toàn, cần nhiều thời gian để phục hồi, bác sĩ sẽ chỉ định cố định khớp. Sau đó, tập vật lý trị liệu trong thời gian dài để cải thiện phạm vi chuyển động và tăng cường sức mạnh cổ chân. Nếu kết quả không khả quan, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật tái tạo dây chằng bị rách.
Điều trị viêm gân cổ chân
Khi bị viêm gân cổ chân, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc chống viêm và thuốc giảm đau (dưới dạng uống hoặc tiêm), cùng với bó bột hoặc nẹp để cố định vùng tổn thương. Ngoài ra, cũng có thể áp dụng phương pháp vật lý trị liệu với các bài tập phục hồi chức năng để cải thiện phạm vi chuyển động và tăng cường sức mạnh cho cổ chân. Trong trường hợp nặng, người bệnh có thể cần phẫu thuật tái tạo gân cổ chân.
Chữa trị gãy xương cổ chân
Điều trị gãy xương cổ chân có thể bằng phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa tùy từng trường hợp cụ thể. Khi chỉ gãy một xương, xương không di lệch và khớp cổ chân còn vững, bác sĩ sẽ chỉ định đeo nẹp hoặc bó bột thay vì phẫu thuật. Nếu xương gãy di lệch nhiều làm mất vững khớp, phẫu thuật sẽ là phương pháp ưu tiên, bác sĩ sẽ dùng đinh vít để cố định xương. Sau phẫu thuật, cổ chân được bảo vệ bằng nẹp cho đến khi giảm sưng tấy, sau đó sẽ tiến hành bó bột để cố định ổ gãy.
Sau thời gian điều trị, khi cổ chân có thể cử động hoàn toàn, người bệnh sẽ được chỉ định tập vật lý trị liệu với các bài tập tăng cường sức mạnh, giữ thăng bằng, và cải thiện khả năng vận động. Bác sĩ sẽ xây dựng kế hoạch tập luyện riêng cho từng trường hợp. Người bệnh có thể trở lại dáng đi bình thường mà không khập khiễng sau vài tháng.
Phòng Khám iCCARE Chiropractic – Chữa lành chấn thương cổ chân không cần dùng đến thuốc hay phẫu thuật
Theo y học hiện đại, chấn thương cổ chân luôn được khuyến khích chữa trị bằng biện pháp bảo tồn mà không cần dùng thuốc. Tuân theo phương châm này, Hệ thống Phòng khám Xương Khớp Cột Sống Quốc Tế iCCARE đã tiên phong áp dụng liệu trình chữa các chấn thương cổ chân (như bong gân, trật khớp) bằng phương pháp Chiropractic và Vật lý trị liệu kết hợp thiết bị công nghệ cao, giúp người bệnh chữa lành cơn đau hiệu quả, an toàn và nhanh chóng.
Phương pháp Chiropractic khắc phục sai lệch ở cấu trúc xương khớp bằng cách nắn chỉnh nhẹ nhàng và đúng kỹ thuật để đưa chúng về vị trí vốn có, giảm áp lực lên dây thần kinh bị chèn ép. Đồng thời, phương pháp này kích hoạt cơ chế tự chữa lành của cơ thể, giúp cơn đau dần thuyên giảm và biến mất.
Khách hàng có thể yên tâm hơn khi điều trị tại iCCARE bởi 100% bác sĩ chuyên khoa thần kinh cột sống đều đến từ các quốc gia phát triển, được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm. Các bác sĩ sẽ thăm khám và xây dựng liệu trình điều trị cá nhân hóa cho từng khách hàng.
Liệu trình Vật lý trị liệu tại iCCARE kết hợp với máy móc hiện đại như sóng xung kích Shockwave, tia laser cường độ cao, thiết bị trị liệu Intelect Neo giúp giảm đau nhanh chóng, giảm sưng viêm, khôi phục sụn khớp và thúc đẩy tốc độ hồi phục nhanh gấp 3 lần, nhờ đó tái tạo mô tổn thương và thúc đẩy quá trình làm lành mà không cần dùng thuốc.
>>> Tham khảo ngay: Bật mí 4 bài tập dành cho cổ chân bị thương tại nhà hiệu quả
Đừng để những cơn đau chấn thương cổ chân ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của bạn. iCCARE có hơn 15 năm kinh nghiệm với đội ngũ bác sĩ nước ngoài, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm và các thiết bị điều trị hiện đại. Nếu bạn gặp phải chấn thương cổ chân hoặc có câu hỏi về các bệnh lý xương khớp và dịch vụ của iCCARE, vui lòng liên hệ qua hotline 096 393 1999 để được tư vấn cụ thể.