Gout là một trong những bệnh lý cơ xương khớp phổ biến nhất và có tỷ lệ mắc ngày càng tăng. Bệnh gout không thể tự khỏi theo thời gian mà cần tập trung giải quyết các triệu chứng và kiểm soát nồi độ acid uric trong máu. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh tốt và ngăn ngừa tiến triển nặng, hãy cùng iCCARE tìm hiểu các cách điều trị gout hiệu quả bệnh lý này dưới đây.
Bệnh Gout là gì?
Bệnh gout (gút), còn gọi là thống phong, là một loại viêm khớp phổ biến do dư thừa axit uric trong máu, tạo ra các tinh thể sắc nhọn và tích tụ ở khớp xương. Bệnh thường gây đau đột ngột và dữ dội ở các khớp như ngón chân, ngón tay, đầu gối, kèm sưng đỏ. Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc đi lại do đau.
Thường thì chỉ có một khớp bị ảnh hưởng, phổ biến nhất là ngón chân cái, nhưng một số người có thể bị đau ở nhiều khớp. Cơn đau thường xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm.
Bệnh gout có thể chia làm hai giai đoạn chính:
– Gout cấp tính: Tinh thể urat sắc nhọn lắng đọng và cọ xát vào niêm mạc khớp, gây sưng đau và tấy đỏ. Các cơn gout cấp thường xuất hiện khi người bệnh căng thẳng, ăn nhiều thực phẩm giàu đạm hoặc uống nhiều bia rượu…
– Gout mạn tính: Ở giai đoạn này, các hạt Tophi xuất hiện xung quanh khớp, trong thận hoặc các mô, cơ.
Các dấu hiệu khi bị gout nhẹ
Gout có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào khi tinh thể urate tích tụ lâu ngày xung quanh khớp đó, nhưng thường gặp nhất là ở khớp ngón chân cái. Ngoài ra, triệu chứng sớm của bệnh gout cũng có thể xuất hiện ở các khớp như đầu gối, bàn chân, ngón tay, cổ tay, khuỷu tay, hay mắt cá chân.
Triệu chứng chủ yếu xuất hiện ở vùng khớp bị gout và các khu vực xung quanh như sau:
Khó chịu đau đớn kéo dài
Bệnh nhân bị gout có thể thức giấc giữa đêm vì các cơn đau nhói nghiêm trọng do viêm khớp gây ra. Sau khoảng 12 – 24 giờ, cơn đau phát triển nhanh chóng và gây ra đau đớn nặng nề.
Một số bệnh nhân có thể chỉ cảm thấy đau nhức khớp trong khoảng 4 – 12 giờ kể từ khi cơn đau bắt đầu, sau đó giảm dần. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân bị đau kéo dài đến vài tuần, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống. Nếu không điều trị sớm, viêm khớp gout sẽ lan rộng và ảnh hưởng đến nhiều khớp trong cơ thể.
Sốt, cơ thể mệt mỏi
Đây là triệu chứng toàn thân thường gặp do viêm, đặc biệt là viêm khớp như bệnh gout. Người bệnh có thể bị sốt nhẹ không ổn định và kéo dài, cơ thể thường xuyên mệt mỏi.
Viêm và đỏ vùng khớp bị gout
Khớp bị gout sẽ sưng, mềm, tấy đỏ, và cảm giác nóng ấm khi sờ vào rõ ràng. Do sưng tích tụ dịch nên da quanh khớp bị bệnh sáng bóng, căng hơn và đôi khi bị bong tróc.
Hạn chế chuyển động
Triệu chứng viêm khớp do gout phát triển khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc vận động. Đặc biệt khi gout ảnh hưởng đến các khớp chân, điều này khiến bệnh nhân ít vận động và tình trạng gout ngày càng nghiêm trọng hơn.
Xuất hiện nốt sần tophi
Nhiều bệnh nhân xuất hiện các nốt u sần quanh khớp bị gout, còn gọi là nốt tophi. Chúng chứa chất lỏng dạng mủ với tinh thể urate tích tụ quanh khớp gây gout. Dù các nốt này thường không gây đau đớn, nhưng nếu phát triển ở các khớp có thể gây chèn ép và biến dạng khớp vĩnh viễn.
>>> Xem thêm: Viêm bao hoạt dịch ngón chân cái: Nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh gout khi nào cần đi gặp bác sĩ và có thể chữa khỏi hoàn toàn không?
Khi gặp phải các triệu chứng của bệnh gút như đau nhức, nóng đỏ, sưng tấy ở các khớp gối và khó khăn trong vận động, bạn nên đến thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để thực hiện các bài kiểm tra chẩn đoán bệnh gút.
Các xét nghiệm bệnh gút bao gồm:
- Xét nghiệm máu: Đo lượng axit uric trong máu.
- Xét nghiệm hình ảnh: Chụp X-quang, siêu âm hoặc MRI các khớp bị ảnh hưởng.
- Chọc hút: Bác sĩ sử dụng kim để hút dịch từ khớp và kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm kiếm các tinh thể monosodium urat, xác nhận bệnh gút.
Bệnh Gout có thể chữa trị dứt điểm không?
Theo các chuyên gia, bệnh gout là một bệnh lý mạn tính liên quan đến rối loạn chuyển hóa vì thế không thể chữa khỏi hoàn toàn. rất khó điều trị dứt điểm. Bệnh gout có thể tái phát nếu gặp điều kiện thuận lợi. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và áp dụng phác đồ điều trị nghiêm ngặt, bệnh có thể được kiểm soát 90 -95% triệu chứng và không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Nguyên tắc điều trị là kiểm soát triệu chứng và nồng độ axit uric trong máu để hạn chế kết tủa tinh thể muối urat.
- Điều trị thường bao gồm việc sử dụng thuốc giảm nồng độ axit uric và giảm đau do sự hình thành axit uric ở khớp.
- Nếu bệnh được phát hiện sớm và lượng tinh thể muối urat lắng đọng còn ít, việc điều trị tan urat sẽ dễ dàng hơn so với những người đã bị gout mãn tính.
- Nếu điều trị phục hồi các rối loạn chuyển hóa và làm sạch tinh thể muối urat, cũng có thể coi là hết bệnh gout.
- Điều quan trọng là chẩn đoán và điều trị bệnh gout càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, ngay cả khi đã điều trị hết gout, bệnh nhân vẫn cần duy trì chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý để chống tái phát bệnh.
Cách điều trị gout: Cập nhật phác đồ điều trị mới nhất
Một số điểm mới quan trọng trong khuyến cáo cấp độ cao về việc lựa chọn và sử dụng thuốc giảm axit uric máu theo phác đồ điều trị Gout mới nhất của ACR 2020 bao gồm:
- Quản lý lối sống: Hạn chế tiêu thụ các sản phẩm có cồn.
- Giảm ăn các thực phẩm giàu purin.
- Tránh sử dụng si-rô có hàm lượng fructose cao.
- Áp dụng chương trình giảm cân cho người bệnh Gout thừa cân.
Khuyến cáo điều trị cơn đau Gout cấp:
- Colchicine, NSAIDs, hoặc glucocorticoids được khuyến nghị là liệu pháp đầu tiên trong phác đồ điều trị Gout mới nhất.
- Colchicine liều thấp hiệu quả tương đương với liều cao, vì vậy nên sử dụng liều thấp để giảm nguy cơ tác dụng phụ.
- Nếu bệnh nhân Gout cấp không đáp ứng, dung nạp kém hoặc có chống chỉ định với colchicine, NSAID, hoặc glucocorticoids, thì có thể xem xét sử dụng thuốc ức chế IL-1 thay vì không sử dụng thuốc.
Chỉ định cho liệu pháp hạ axit uric máu
- Bắt đầu sử dụng thuốc giảm axit uric máu ngay khi bệnh nhân có cơn Gout cấp, xuất hiện nốt tophi dưới da, có hình ảnh tổn thương liên quan đến Gout, hoặc khi có từ 2 cơn Gout cấp trở lên trong một năm.
- Không dùng thuốc hạ axit uric máu cho những người bệnh mới trải qua cơn Gout cấp đầu tiên hoặc chỉ có tình trạng tăng axit uric máu mà không có biểu hiện Gout cấp hoặc nốt tophi dưới da.
- Allopurinol hoặc febuxostat được ưu tiên hơn probenecid làm phương pháp điều trị đầu tay cho bệnh nhân suy thận mãn tính từ trung bình đến nặng, với allopurinol được khuyến cáo sử dụng trước.
- Bắt đầu điều trị với liều thấp allopurinol hoặc febuxostat.
Khuyến cáo trong phác đồ điều trị Gout mới nhất
Ngoài ra, theo phác đồ điều trị Gout mới nhất của ACR 2020, có một số khuyến cáo đáng chú ý:
- Nên kết hợp sử dụng các thuốc kháng viêm (như NSAID, colchicin) cùng với thuốc hạ axit uric trong máu và tiếp tục duy trì từ 3-6 tháng sau để phòng ngừa cơn Gout cấp tái phát.
- Điều trị theo chiến lược dựa trên mục tiêu duy trì mức axit uric máu dưới 6 mg/dl, thay vì sử dụng liều thuốc cố định.
- Trong trường hợp bệnh nhân Gout cấp không đáp ứng, dung nạp kém hoặc có chống chỉ định với các thuốc kháng viêm như Colchicin, NSAID, hoặc glucocorticoids, việc sử dụng thuốc ức chế IL-1 được khuyến cáo có điều kiện.
- Phác đồ điều trị Gout mới nhất tập trung vào việc kết hợp giữa sử dụng thuốc và thay đổi lối sống để đạt hiệu quả điều trị tối ưu. Do cơ địa mỗi người khác nhau, bạn cần tuân thủ điều trị theo phác đồ của bác sĩ, điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp để ngăn ngừa tái phát bệnh và duy trì cuộc sống lành mạnh.
Có thể chữa bệnh Gout mà hạn chế dùng thuốc không?
Trong các trường hợp đau nhức do bệnh lý xương khớp, phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) được nhiều chuyên gia khuyến cáo áp dụng.
Chiropractic bao gồm các kỹ thuật chuyên khoa giúp điều chỉnh sai lệch trong cấu trúc cột sống và xương khớp về vị trí bình thường, giải phóng sự chèn ép dây thần kinh và giảm đau tận gốc mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật, giúp người bệnh tránh các tác dụng phụ của thuốc và phẫu thuật.
Tại Việt Nam, Hệ thống phòng khám xương khớp cột sống quốc tế iCCARE là đơn vị đầu tiên tại Hà Nội áp dụng phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống vào điều trị các vấn đề cơ xương khớp. Với hơn 14 năm kinh nghiệm và đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, iCCARE giúp người bị đau mỏi cơ xương khớp chữa trị dứt điểm cơn đau, hiệu quả lâu dài, an toàn và hạn chế tái phát. Tùy vào từng tình trạng bệnh, các chuyên gia của iCCARE sẽ kết hợp Chiropractic với Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng để rút ngắn thời gian điều trị và đẩy nhanh quá trình hồi phục.
>>> Xem thêm: Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic có an toàn không?
Chúng tôi tin rằng việc chăm sóc nắn chỉnh Chiropractic không chỉ cung cấp cách giảm đau nhanh nhất mà còn là biện pháp phòng ngừa trước khi bị đau, quyết định tuổi thọ của khớp và ngăn ngừa chấn thương, giúp bạn có lối sống khỏe mạnh và năng động.
Bên cạnh đó, Trị liệu đau nhức bằng Vật lý trị liệu kết hợp với các thiết bị máy móc hiện đại sẽ tác động sâu đến các mô cơ, giúp giãn cơ, tăng tuần hoàn máu, tăng sức đề kháng, giảm đau nhức và cải thiện vận động cơ thể.
Tại iCCARE, liệu trình trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu được thực hiện bởi các chuyên viên giàu kinh nghiệm và các trang thiết bị hiện đại. Chỉ sau 20 phút – 30 phút thực hiện, người bệnh sẽ cảm thấy giảm đau nhức rõ rệt và dễ dàng vận động hơn.