Giãn dây chằng đầu gối là một chấn thương phổ biến, đặc biệt ở những người thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao hoặc lao động nặng. Tình trạng này không chỉ gây ra đau đớn mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng di chuyển và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Hiểu rõ nguyên nhân gây giãn dây chằng và biết cách điều trị tại nhà là điều vô cùng quan trọng để giảm thiểu đau đớn và phục hồi nhanh chóng. Bài viết này phòng khám chiropractic Hà Nội sẽ giúp bạn nắm bắt những thông tin cần thiết về nguyên nhân và cách điều trị giãn dây chằng đầu gối một cách hiệu quả và an toàn ngay tại nhà.
Thông tin cần biết về giãn dây chằng đầu gối
Bị giãn dây chằng đầu gối được hiểu là tình trạng mà dây chằng bị căng, kéo giãn quá mức gây đau nhức dữ dội hoặc âm ỉ, đồng thời gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Ngoài đau ra thì người bệnh còn phảị chịu các dấu hiệu như sưng đỏ hay bị bầm tím quanh khu vực tổn thương.
Giãn dây chằng đầu gối – cách điều trị nhìn chung cũng khá là phức tạp so với các bệnh lý thông thường. Tuy nhiên, nếu như phát hiện sớm hoặc có phương án chữa hiệu quả thì vẫn có thể quay trở lại trạng thái như ban đầu.
Nguyên nhân dẫn tới giãn dây chằng đầu gối
Có rất nhiều các lý do khác nhau dẫn tới tình trạng dây chằng bị giãn ra. Có thể là do chấn thương hay hoạt động hằng ngày chưa đúng cách.
Chấn thương trong lúc chơi thể thao, xoay chuyển tư thế quá nhanh hoặc xoắn đột ngột hay nhảy quá cao mà không tiếp đấy vững cũng là một nguyên nhân hàng đầu gây giãn dây chằng đầu gối. Các bộ môn thường có nguy cơ như bóng đá, nhảy xa, nhảy cao….
Các vận động hằng ngày không đúng tư thế, chạy hay nhảy hoặc bị va đập sẽ khiến cho dây chằng bị kéo giãn quá mức.
Tuổi tác cũng được coi như nguyên nhân hàng đầu dẫn tới việc giãn dây chằng ở đầu gối. Tuổi càng cao thì độ dẻo dai càng yếu đi và tình trạng giãn sẽ xảy ra.
Một số các bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn hay viêm khớp dạng thấp hoàn toàn làm tổn thương khu vực khớp gối bao gồm cả dây chằng.
>>> Xem thêm: Giãn dây chằng lưng có nguy hiểm không, điều trị như thế nào?
Dấu hiệu của giãn dây chằng đầu gối
Triệu chứng giãn dây chằng đầu gối cụ thể sẽ còn tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ hoặc nguyên nhân gây ra. Song, người bệnh vẫn sẽ có các biểu hiện chung dưới đây.
Giãn dây chằng đầu gối dấu hiệu thường thấy là đau nhức trầm trọng sau khi bị giãn và có biểu hiện sưng ở đầu gối, đồng thời không thể chủ động đi lại mà cần trợ giúp của người xung quanh. Như đã nói thì mức độ đau nhiều hay ít còn tùy thuộc vào các yếu tố bao gồm tuổi tác, sự lão hóa.
Triệu chứng đau sẽ không còn sau 2-3 tuần kể từ thời điểm bị giãn dây chằng nhưng lại xuất hiện tình trạng lỏng gối. Rất dễ bị ngã nếu như chạy nhanh hoặc không thể trụ vững bằng chân tổn thương hay độ thăng bằng kém khi đi trên đường mấp mô. Người bệnh sẽ rất dễ nhận biết nếu như thường xuyên hoạt động thể thao, vận động thể chất: Lực ở chân giảm đi và khó giữ thăng bằng.
Sau đó, người bệnh sẽ có biểu hiện teo cơ đùi, chỉ cần quan sát bằng mắt thường cũng thấy được chân bị tổn thương sẽ nhỏ hơn so với chân còn lại. Đồng thời, khả năng vận động cũng giảm đi trông thấy.
Tệ hơn thế là tình trạng thoái hóa khớp gối. Giãn dây chằng rất dễ khiến cho khớp bị lệch trục. Trường hợp mà gối vẹo hay nghiêng vào trong sẽ gây ra việc tác động lên khoang khớp nặng hơn, từ đó khiến sụn hư hại và thoái hóa khớp.
Giãn dây chằng đầu gối sơ cứu thế nào?
Để giúp cho tình trạng không bị trở nên nặng nề hơn và phục hồi tốt hơn thì mọi người cần phải thực hiện ngay sau khi có biểu hiện giãn dây chằng như sau.
Bước 1: Nếu như cảm nhận hay thấy bản thân đang có dấu hiệu của giãn dây chằng đầu gối thì nên dừng lại mọi hoạt động ngay lập tức. Sau đó là nghỉ ngơi và kê cao phần chân bị tổn thương nhằm hạn chế sưng.
Bước 2: Người bệnh có thể dùng đá chườm khu vực đầu gối nhằm giảm đau và sưng trong vòng 48 tiếng đầu tiên. Tuyệt đối không nên dùng các loại cao nóng để chườm rất dễ khiến cho dây chằng giãn hơn, đau trầm trọng hơn.
Bước 3: Nên dùng băng thun hoặc nẹp để cố định phần đầu gối. Việc nẹp trong thời gian bao lâu cũng phải tùy thuộc vào tính trạng nặng nhẹ của chính người bệnh. Cuối cùng là nên thăm khám bác sĩ sớm để có cách điều trị triệt để.
Điều trị giãn dây chằng đầu gối tại nhà
Việc điều trị dây chằng đầu gối bị giãn còn tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của mỗi người. Có những trường hợp sẽ chỉ cần điều trị tại nhà nếu như không quá nặng nề.
Chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ ăn uống cũng là một cách giúp người bệnh giảm đau, dễ chịu và góp phần tăng cường sức cơ tốt hơn. Nên bổ sung các loại phẩm giàu vitamin hoặc chất chống oxy hóa… Đồng thời, hạn chế một số chất không tốt như chất kích thích bao gồm bia, rượu, thuốc lá….
Massage nhẹ nhàng
Massage là một cách chữa giãn dây chằng đầu gối tại nhà khá hiệu quả và đơn giản. Các hành động này giúp kích thích mạch máu lẫn mô mềm nhằm cải thiện lưu thông máu tốt hơn. Ngoài ra, còn có tác dụng thư giãn cơ và dây chằng, giảm đau hiệu quả.
Bên cạnh đó, massage còn mang đến nhiều công dụng khác như giảm căng cứng, tê buốt và làm tan các cục máu bầm tím… Tuy nhiên, cần thực hiện đúng kỹ thuật hoặc có sự hướng dẫn của chuyên gia.
Áp dụng các bài tập
Tập luyện phục hồi giãn dây chằng đầu gối áp dụng cho những trường hợp bị giãn dây chằng nhẹ. Bài tập giúp cải thiện các cấu trúc của ổ khớp và thúc đẩy tính linh hoạt, cải thiện chức năng vận động kết hợp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cần tập luyện đúng kỹ thuật và vừa với sức của mình.
Phòng ngừa giãn dây chằng đầu gối
Để phòng ngừa tình trạng dây chằng đầu gối bị kéo giãn quá mức, hãy chú ý vào việc vận động đúng kỹ thuật. Đối với vận động viên chuyên nghiệp cần khởi động kỹ trước khi tập luyện và tránh các thao tác quá khó. Trong khi đó, người tập thể thao thông thường nên hạn chế quá sức và sử dụng các thiết bị hỗ trợ phù hợp.
Ngoài ra, cần chú trọng vào chế độ dinh dưỡng hợp lý bảo đảm khoa học. Hạn chế các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá….Đồng thời, sử dụng giày dép có kích thước phù hợp không quá chật hay quá rộng với chân.
Giãn dây chằng đầu gối khá phổ biến trong thể thao cũng như cuộc sống hằng ngày. Sẽ không có gì đáng ngại nếu bạn biết cách sơ cứu đúng cách và khắc phục càng sớm càng tốt.
>>> Xem thêm: Đứt dây chằng: Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị