iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Bong gân cổ chân: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý tốt nhất

Bong gân cổ chân không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng gây ra khó khăn trong đi lại hằng ngày. Thậm chí, không được điều trị còn gây nên tình trạng mãn tính, yếu khớp và dễ bị tái phát chấn thương.

Bong gân cổ chân là gì?

Bong gân cổ chân được hiểu là tình trạng dây chằng cổ chân bị kéo giãn quá mức hoặc bị đứt trong lúc tập luyện thể dục thể thao hoặc lao động mệt mỏi. Dây chằng ở cổ chân sẽ có vai trò là ổn định và giúp khớp giữ đúng vị trí bao gồm 2 nhóm sau đây.

Dây chằng phía bên ngoài cổ chân: Hay gọi là dây chằng mác sên trước và sau, dây chằng mác gót. Và khi các trường hợp bong chân cũng đều liên quan đến nhóm dây chằng này.

Dây chằng phía bên trong cổ chân: Dây chằng denta (gồm 2 lớp nông và sâu).

Hình ảnh bong gân cổ chân thường thấy
Hình ảnh bong gân cổ chân thường thấy

Mức độ của bong gân cổ chân

Bong gân tại cổ chân sẽ được chia làm 3 mức độ nặng nhẹ như sau.

Mức độ 1 (nhẹ): Khi này, dây chằng cổ chân sẽ cảm thấy bị kéo căng nhưng không rách. Mắt cá chân vẫn đang hoạt động được nhưng vẫn không được thoải mái do hơi đau và cứng.

Mức độ 2 (trung bình): Mức độ này cho thấy một hay nhiều dây chằng đã bị rách bán phần. Khớp đã không thể ổn định, cử động gặp nhiều khó khăn và xuất hiện dấu hiệu đau ở mức độ trung bình.

Mức độ 3 (nặng): Ở mức độ nặng thì một hoặc nhiều dây chằng đã bị đứt hoàn toàn, cổ chân có dấu hiệu đau, sưng và bầm tím. Khó khăn trong việc đứng dậy, không vững chắc cũng như không thể cử động.

Dấu hiệu nhận biết bong gân cổ chân

Bong gân ở khu vực cổ chân tùy vào mức độ sẽ có các biểu hiện khác nhau. Song, người bệnh vẫn sẽ đối mặt với những dấu hiệu chung như sau.

Mắt cá chân bị sưng và bầm tím, mức độ tổn thương sẽ gây sưng khác nhau. Nếu như nặng, dùng ngón tay ấn vào sẽ để lại vị trí lõm trên cổ chân.

Khớp cổ chân có tình trạng đau nhức từ âm ỉ cho đến dữ dội, đồng thời, đau tăng lên khi người bệnh phải di chuyển.

Những trường hợp bị chấn thương nặng sẽ có tiếng “rắc” được tạo ra, rồi sau đó là mất cơ năng cổ chân giống như gãy xương.

Nguyên nhân bị bong gân cổ chân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng cổ chân bị bong gân như: Chấn thương khi tiếp đất bằng một chân sau nhảy hoặc xoay người hoặc cũng có thể diễn ra trong lúc đi bộ trên mặt đường không bằng phẳng. Bên cạnh đó, bị giẫm vào chân hay chấn thương lật bàn chân vào trong hay ra ngoài cũng khiến cho bong gân xảy ra.

Bong gây cổ chân xảy ra thường do chấn thương trong khi chơi thể thao
Bong gây cổ chân xảy ra thường do chấn thương trong khi chơi thể thao

Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ khác cũng có thể gây ra vấn đề này như: Đeo giày không phù hợp, di chuyển trên mặt không bằng phẳng hay chơi thể thao, từng bị chấn thương trước đó và thể chất không tốt.

>>> Xem thêm: Đau cổ chân khi đi bộ: Nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả

Bong gân cổ chân khi nào cần gặp bác sĩ?

Các trường hợp cần phải thăm khám bác sĩ ngay nếu như cảm thấy đau, nhức và sưng sau khi va chạm. Đặc biệt là những chấn thương sau tai nạn giao thông mà nghi ngờ bị bong gân cần phải kiểm tra càng sớm càng tốt. Ngoài ra, những người bị đau dữ dội, khó khăn trong cử động cũng cần được thăm khám để xác định mức độ tổn thương.

Cách xử lý khi bị bong gân cổ chân

Việc xử lý sau khi có dấu hiệu bị bong gân tạ cổ chân có vai trò quan trọng giúp hồi phục nhanh hơn thông thường. Đồng thời, hạn chế tình trạng nặng hơn.

Bước 1: Đầu tiên là lấy băng thun quấn quanh cổ chân để cố định, giảm đau và sưng. Lưu ý, không nên quấn quá mạnh khiến máu lưu thông kém hoặc quá lỏng khiến khớp chân lỏng lẻo.

Bước 2: Trong 4 giờ đầu tiên, nên thực hiện lấy đá chườm để làm dịu cơn đau, cơ mạch máu, giảm đau và phù nề. Tuy nhiên, tuyệt đối không sử dụng chườm ấm bởi nó có thể khiến cho tình trạng bị sưng to khớp khi làm nóng khớp. 

Bước 3: Sau khi đã sơ cứu, người bệnh nên hạn chế đi lại để cổ chân được thư giãn, tránh áp lực khiến tình trạng nặng hơn. Đồng thời kê chân cao hơn tim, kê lên gối cao 10cm là vừa. Nếu như phải ngồi thì kê chân ngang hông để máu không dồn về khu vực tổn thương gây sưng và đỏ.

Đối với những trường hợp bong gân cổ chân do chơi thể thao có thể sử dụng ethyl clorua xịt vào vùng chấn thương, thuốc giảm đau với mục đích giảm triệu chứng. Tuyệt đối không dùng aspirin vì nó hoàn toàn gây ra tình trạng chống ngưng kết tiểu cầu hay chảy máu bên trong.

>>> Xem thêm: Đau nhức cổ chân: Nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị

Phương pháp điều trị bong gân cổ chân

Bị bong gân cổ chân bao lâu thì khỏi là vấn đề mà nhiều người rất quan tâm hiện nay. Trên thực tế, ở mức độ nhẹ thì chỉ cần 2 tuần là khỏi nhưng cũng có thể mất từ 6-12 tuần nếu như trường hợp bong gân nặng. Dưới đây sẽ là một số cách điều trị mà người bệnh nên áp dụng để mang lại hiệu quả.

Bất động vùng cổ chân

Trường hợp chấn thương nặng, bong gân ở mức độ 3 thì cần phải bất động hoặc nẹp chân để khớp ổn định và giúp dây chằng phục hồi chức năng. Đây cũng chính là một trong những mẹo nhỏ chữa bong gân cổ chân khá tốt. Nếu như vận động quá sớm sẽ rất dễ dẫn tới việc mất vững khớp cổ chân mãn tính.

Hạn chế đi lại và nẹp vùng cổ chân để giảm đau, sưng
Hạn chế đi lại và nẹp vùng cổ chân để giảm đau, sưng

Dùng thuốc

Đối với một số các trường hợp, người bệnh sẽ được bác sĩ tiến hành chỉ định những loại thuốc như thuốc chống viêm, giảm đau NSAIDs, acetaminophen với mục đích giảm đau, sưng do bong gân gây ra. Đây là cách chữa bong gân cổ chân tại nhà khá tốt nhưng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ đáng tiếc.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là cách trị bong gân cổ chân cuối cùng sẽ được đưa vào áp dụng nếu như người bệnh không thuyên giảm sau khi đã dùng thuốc hay bất động vùng cổ chân. Mục đích của phương pháp này là giúp khớp cổ chân vững hơn, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng hơn.  

>>> Xem thêm: Mẹo cách chữa bong gân chân tại nhà đơn giản hiệu quả tốt

Biện pháp phòng ngừa

Để có thể ngăn ngừa  bong gân cổ chân một cách hiệu quả nhất, mỗi người nên lưu ý vào bảo vệ cổ chân trong lúc tập luyện hay sinh hoạt. Khởi động kỹ càng mỗi khi luyện tập thể dục thể thao. Không mang giày hoặc dép quá cao, nhất là lúc đi trên các bề mặt không bằng phẳng. Sử dụng các thiết bị hỗ trợ phù hợp với kích thước của bàn chân để tránh các chấn thương xảy ra.

Bong gân cổ chân là một tình trạng thường thấy không quá nghiêm trọng. Chỉ cần tuân thủ cách sơ cứu đúng và nghỉ ngơi cũng như áp dụng cách điều trị phù hợp là có thể hồi phục nhanh chóng. Hãy ghé thăm chuyên trang phòng khám xương khớp ICCARE để nhận tư vấn thăm khám miễn phí và cập nhật thông tin mới nhất về sức khỏe nhé!

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    chat zalo call