iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Viêm khớp háng: Nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị

Viêm khớp háng xảy ra khiến cho những hoạt động đi lại của người bệnh vô cùng khó khăn và đau đớn. Nếu như không thăm khám, điều trị kịp thời sẽ dẫn tới hàng loạt các biến chứng cho người bệnh. Vậy bệnh viêm khớp háng có triệu chứng nhận biết thế nào? Cùng phòng khám xương khớp Hà Nội ICCARE đi tìm hiểu chi tiết về bệnh lý viêm khớp háng ngay dưới đây!

Viêm khớp háng là gì?

Viêm khớp háng được hiểu là khi mà háng bị tổn thương các cấu trúc giải phẫu bên trong hoặc tình trạng rối loạn sự cân bằng giữa các chu chuyển của khớp dẫn tới viêm, đau nhức. Cơn đau sẽ có thể lây lan xuống thắt lưng và cả đùi.

Hiện nay, bệnh viêm khớp háng rất phổ biến nhất là những người cao tuổi. Đa phần, mọi người đều chủ quan khiến cho bệnh tình ngày càng nặng hơn gây đau nhức dữ dội thậm chí là nguy cơ tàn phế hoàn toàn có thể tìm đến.

Hình ảnh viêm khớp háng 
Hình ảnh viêm khớp háng

Triệu chứng viêm khớp háng

Khi mắc phải bệnh lý này, ngoài đau thì còn có các biểu hiện cụ thể như sau.

  • Khó khăn trong đi lại do hàng bị đau.
  • Cơn đau lây lan xuống đùi, bẹn thậm chí là cả khớp gối, đôi khi còn ra cả sau mông hay vùng mấu chuyển xương đùi. Đặc biệt là đau đớn tăng lên khi ngồi lâu hoặc đứng lên.
  • Thường xuyên cảm thấy mỏi, tê cứng mỗi khi vận động hoặc co duỗi khớp háng. 
  • Biên độ vận động của khớp háng bị giảm đi đáng kể ảnh hưởng đến các hoạt động như ngồi xổm, đi vệ sinh hay buộc dây giày…
  • Đau nhói mỗi khi quay người, gập người hay dạng háng nhưng sẽ thuyên giảm lúc nghỉ ngơi.  

Một khi bệnh đã tiến triển thì cơn đau sẽ xuất hiện vào sáng sớm cũng như chiều tối. Đau nhói mỗi lần thay đổi tư thế đột ngột từ đứng sang ngồi hoặc ngược lại. Cơn đau sẽ xuất hiện ngay cả lúc nghỉ ngơi hoặc giao mùa.

Nguyên nhân gây viêm khớp háng

Viêm khớp háng do nhiều nguyên nhân, bệnh phổ biến ở người lớn tuổi
Viêm khớp háng do nhiều nguyên nhân, bệnh phổ biến ở người lớn tuổi

Có khá nhiều những nguyên nhân dẫn tới khớp háng bị viêm và dưới đây là một số các lý do phổ biến nhất.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp không chỉ xuất hiện ở cột sống, chi dưới mà cả khớp háng cũng bị ảnh hưởng. Dấu hiệu ban đầu của tình trạng này là đau, sưng cũng như cứng khớp vào một khoảng thời gian nào đó. Khi có dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp tại háng cần phải thăm khám và điều trị kịp thời tránh tình trạng nặng hay biến dạng khớp.

Thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng thường xảy ra ở những người lớn tuổi, đây cũng chính là hệ quả của thoái hóa sụn, xương dưới sụn. Khi các đầu xương không còn được bảo vệ bởi sụn sẽ khiến chúng cọ xát vào với nhau.

Một khi khe khớp nhỏ đã xuất hiện gai xương thì điều này đồng nghĩa với việc tình trạng bệnh đã tiến triển nặng hơn. Cơn đau sẽ dữ dội hơn, hạn chế vận động nhất là các thao tác có liên quan đến khớp háng.  

Viêm cột sống dính khớp

Bệnh viêm cột sống dính khớp là căn bệnh có yếu tố di truyền
Bệnh viêm cột sống dính khớp là căn bệnh có yếu tố di truyền

Viêm cột sống dính khớp là tình trạng viêm cột sống cùng với khớp cùng chậu và một số các trường hợp hoàn toàn có thể xảy ra viêm khớp háng. Bệnh lý này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, giới tính và thậm chí là ảnh hưởng đến các bộ phận bên trong cơ thể như tim, gan, phổi hoặc tại khớp háng, khớp gối lẫn dây chằng….

Viêm khớp vảy nến

Viêm khớp vảy nến là một loại bệnh tự miễn dịch, kết hợp giữa viêm khớp và bệnh vảy nến. Bệnh này gây ra viêm và đau ở các khớp, cùng với các biểu hiện đặc trưng của bệnh vảy nến trên da. Viêm khớp vảy nến có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trong cơ thể, nhưng thường gặp nhất là ở các khớp ngón tay, ngón chân, đầu gối và cổ tay.

Tình trạng viêm được phát hiện trên những ai bị vảy nến có thể dẫn tới viêm khớp háng. Bệnh vảy nến thông thường sẽ được chẩn đoán cũng như xuất hiện ở da đầu tiên. Triệu chứng điển hình của bệnh lý này gồm đau, sưng đồng thời cứng ở khớp bị ảnh hưởng như khớp háng.

>>> Xem thêm: Phác đồ điều trị viêm khớp gối chuẩn và những điều cần biết

Lupus ban đỏ hệ thống

Lupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythematosus – SLE) là một bệnh tự miễn dịch mãn tính, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các mô và cơ quan của chính mình. Lupus có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm da, thận, tim, phổi, não, tế bào máu, khớp và khớp háng. Bệnh thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là trong độ tuổi từ 15 đến 45.

Lupus ban đỏ hệ thống có thể gây viêm khớp ở háng
Lupus ban đỏ hệ thống có thể gây viêm khớp ở háng

Những đối tượng nào dễ mắc viêm khớp háng?

Viêm khớp háng thường xảy ra phổ biến ở nữ giới và người cao tuổi
Viêm khớp háng thường xảy ra phổ biến ở nữ giới và người cao tuổi

Một số các đối tượng sau đây sẽ nguy cơ mắc phải bệnh lý viêm khớp háng cao hơn so với bình thường:

Người cao tuổi: Những người ngoài 50 tuổi sẽ có nguy cơ bị thoái hóa khớp háng rất cao do hệ thống xương khớp khi này đã vào giai đoạn thoái hóa.

Người có thành viên gia đình bị bệnh về xương khớp: Những người có thành viên trong gia đình từng mắc viêm khớp dạng thấp hay hoại tử vô mạch và cả thoái hóa khớp… đều nguy cơ mắc phải viêm khớp háng.

Nữ giới: Nữ giới có nguy cơ bị viêm khớp ở háng cao hơn là nam do quá trình sinh nở có thay đổi về nội tiết tố.

Thừa cân, béo phì: Những người có trọng lượng cơ thể nặng hơn so với thông thường, thừa cân hay béo phì đều nguy cơ mắc phải viêm khớp tại háng là rất cao.

Biến chứng của viêm khớp háng

Người bệnh sẽ cảm thấy khớp háng bị sưng, gây khó khăn khi di chuyển
Người bệnh sẽ cảm thấy khớp háng bị sưng, gây khó khăn khi di chuyển

Viêm khớp háng ở trẻ em có nguy hiểm không là câu hỏi rất được nhiều phụ huynh quan tâm. Thực tế, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn đều nguy cơ với hàng loạt biến chứng nếu như không được điều trị bệnh kịp thời.

Phù nề quanh khớp: Viêm khớp háng khiến cho các vị trí xung quanh sẽ bị sưng, đau. Đồng thời, người bệnh cũng cảm thấy đau và khó khăn trong khi di chuyển hay vận động.

Mất khả năng vận động: Các cơn đau sẽ khiến cho người bệnh không dám cử động quá nhiều. Từ đó, dẫn tới tình trạng hạn chế vận động. Toàn bộ các thao tác như đi lại, chạy, nhảy hay đơn giản là đứng lên ngồi xuống đều bị hạn chế.

Tàn phế: Trường hợp không được chữa trị thì sụn khớp hoàn có thể bị phá hủy. Trong khi đó, xương cũng rỗng, giòn và dễ bị gãy, tổn thương một cách nghiêm trọng không còn khả năng phục hồi và dẫn tới tàn phế.

Suy nhược cơ thể: Tình trạng bệnh càng nặng thì cơn đau càng trở nên dữ dội ở thời điểm bất kỳ nào đó trong ngày. Và đương nhiên, cơn đau làm cho người bệnh dễ mất ngủ, mệt mỏi và uể oải, theo thời gian sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể.

Khi nào nên thăm khám?

Viêm khớp háng sẽ cần phải thăm khám ngay và luôn nếu như bạn xuất hiện các triệu chứng bất thường sau đây.

  • Đi lại khó khăn, khập khiễng.
  • Đau háng tăng lên và có thể ra cả người.
  • Tê, mỏi khớp mỗi khi vận động.
  • Các giới hạn của khớp háng ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày.
  • Đau nhói khi thay đổi tư thế cũng như vận động.

Phương án chẩn đoán viêm khớp háng

Viêm khớp háng nên thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị cụ thể
Viêm khớp háng nên thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị cụ thể

Muốn biết viêm khớp háng có chữa được không thì đương nhiên người bệnh phải chẩn đoán chính xác trước. Ngoài phương pháp chẩn đoán lâm sàng thông qua các triệu chứng thì người bệnh còn được thực hiện  các phương pháp khác.

Chẩn đoán hình ảnh: Tiến hành chụp X-quang hay MRI với mục đích là tìm ra nguyên nhân gây viêm khớp háng là do chấn thương tạm thời có thể tự phục hồi hay là hình thành do bệnh lý nên được điều trị.

Xét nghiệm máu: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ xác định được liệu viêm khớp tại háng xảy ra có phải do nhiễm trùng hay không? Bên cạnh đó, xét nghiệm máu còn giúp cho bác sĩ chẩn đoán được nguyên nhân có phải do viêm khớp dạng thấp, thiếu canxi…

>>> Xem thêm: Viêm khớp nhiễm khuẩn nguy có hiểm không, điều trị thế nào?

Cách điều trị viêm khớp háng

Viêm khớp háng ở trẻ em bao lâu thì khỏi còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như nguyên nhân gây bệnh, tình trạng nặng nhẹ cũng như phương án áp dụng có phù hợp hay không?

Điều trị không phẫu thuật

Kiểm soát tốt cân nặng: Tình trạng người bệnh đang bị thừa cân hay béo phì thì tốt hơn hết là có kế hoạch giảm cân càng sớm càng tốt. Trọng lượng cơ thể đè nặng lên xương khớp cũng là một nguyên nhân khiến bệnh ngày càng tệ hơn.

Thay đổi sinh hoạt: Khi cảm thấy có dấu hiệu của viêm khớp háng thì người bệnh cần thời gian để nghỉ ngơi sao cho hợp lý nhất. Điều này giúp cho khớp, xương được thư giãn và hồi phục tốt hơn so với thông thường.

Vật lý trị liệu: Bấm huyệt, xoa bóp hay nhiệt trị liệu cũng như là laser giúp tuần hoàn máu tốt hơn, cải thiện các triệu chứng đau khớp háng hay do tổn thương khác gây ra.

Sử dụng thuốc: Sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau điển hình như: Aspirin, naproxen hay ibuprofen với mục đích là cải thiện cơn đau khớp háng. Song, nên thận trọng bởi nó sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, do đó cần tuân thủ chỉ định từ bác sĩ.

Viêm khớp háng uống thuốc gì? Có thể là kháng viêm và giảm đau
Viêm khớp háng uống thuốc gì? Có thể là kháng viêm và giảm đau

Chườm đá: Sau khi phát hiện bị đau khớp háng, người bệnh có thể dùng biện pháp chườm lạnh để giảm đau, sưng. Lấy khăn lạnh hoặc túi chườm chuyên dụng chườm lên khu vực tổn thương. Lưu ý nên chườm từ 15-20 và tránh trực tiếp lên da để không bị bỏng lạnh.

Điều trị viêm khớp háng phẫu thuật

Phẫu thuật được xem là một trong những cách điều trị cuối cùng áp dụng cho trường hợp viêm khớp ở háng một cách trầm trọng. Có 2 dạng phẫu thuật thường được sử dụng như:

Thay khớp háng toàn phần: Toàn bộ mặt khớp của xương đùi cũng như ổ cối sẽ được bác sĩ tiến hành thay thế. Các trường hợp được chỉ định dùng phương án này chắc chắn là những người đã ở mức độ rất nặng.

Thay khớp háng bán phần: Với phương án này thì người bệnh chỉ được thay một phần tại chỏm xương đùi và không tiến hành thay thế ổ cối. Dạng phẫu thuật này sẽ được áp dụng cho những ai bị gãy cổ xương đùi nhưng lại có thể trạng yếu hay cao tuổi mà không thể thực hiện thay khớp toàn phần. Đa phần,khớp háng bán phần đều là những loại khớp lưỡng cực có vai trò hỗ trợ và cải thiện biên độ vận động rất tốt.

Cách phòng ngừa viêm khớp háng

Tập luyện thể thao thường xuyên
Tập luyện thể thao thường xuyên

Để giảm khả năng bị viêm khớp tại háng thì mỗi người cần phải tập trung vào 3 yếu tố chính là ăn uống, tập luyện và duy trì cân nặng.

Duy trì cân nặng: Cân nặng có thể gây ra hàng loạt các vấn đề xấu ảnh hưởng đến sức khỏe chứ không riêng gì việc gây áp lực lên xương khớp. Do đó, cần phải chú ý duy trì vận động cũng như có một vóc dáng tốt nhất.

Chế độ dinh dưỡng: Hãy nhớ rằng glucosamine và chondroitin có trong xương đủ sẽ giúp giảm đau, cải thiện tình trạng viêm hiệu quả. Đồng thời, nên bổ sung các loại thực phẩm giàu omega 3, canxi như cá hồi, cá ngừ….

Tập luyện thường xuyên: Việc chú trọng tập luyện thường xuyên sẽ giúp hệ xương khớp được khỏe mạnh, tăng cường sức cơ và sức đề kháng tốt hơn. Tuy nhiên, nên tập với cường độ vừa phải và phù hợp với sự cho phép của sức khỏe.

Viêm khớp háng rõ ràng là một bệnh lý không thể xem thường, nó gây ra hàng loạt biến chứng khi ở giai đoạn nặng. Chính vì thế việc phát hiện các dấu hiệu có vai trò rất quan trọng để chẩn đoán bệnh sớm.

>>> Xem thêm: Viêm khớp cùng chậu là gì? Nhận biết dấu hiệu, cách điều trị

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    chat zalo call