iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Xương đòn là gì? Chức năng và các chấn thương thường gặp phải

Xương đòn là một trong những xương dài của cơ thể có chức năng quan trọng. Nhưng cũng chính vì thế mà vị trí này cũng thường xuyên gặp các chấn thương khi va chạm. Vậy xương đòn là xương gì và xương đòn nằm ở đâu? Cùng chuyên gia giải đáp ngay bằng bài viết sau đây.

Tổng quan về xương đòn

Xương đòn ở đâu, chức năng như thế nào là một thắc mắc mà rất nhiều người chưa nắm rõ. Sau đây là một vài thông tin chi tiết về vấn đề này.

Xương đòn là gì?

Xương đòn là một trong những nhóm xương cấu tạo nên vai trước của con người. Xương nằm nổi ngay dưới da và tạo thành 2 vùng lõm ở bên dưới cổ. Xương đòn có hình dẹt, kết nối trực tiếp với 2 xương cánh tay và một số các xương thông qua hai khớp nối là:

Khớp cùng vai – đòn: Được hiểu là khớp nằm ở mỏm xa nhất của xương đòn với tác dụng chủ yếu là liên kết xương quai xanh cùng xương bả vai.

Khớp ức – đòn: Đầu bên trong xương đòn nối liền với xương ức nhờ vào khớp ức đòn, tạo thành khu vực ngực trước.

Xương đòn hay còn gọi là xương quai xanh
Xương đòn hay còn gọi là xương quai xanh

Chức năng của xương đòn

Xương đòn có vai trò nối vai với phần còn lại của xương, nhờ đó mà phạm vi chuyển động của được tăng lên, đồng thời bảo vệ cánh tay nhờ lực tác động đã được phân tán. Ngoài ra, xương đòn còn có một số các chức năng quan trọng như:

Liên kết các tay vào thân.

Truyền lực ở phần chi trên đến bộ xương trục

Giúp phạm vi chuyển động của xương bả vai được linh động, tự do.

Góp phần bảo vệ cấu trúc mạch máu thần kinh bên dưới, đồng thời cung cấp máu cho chi trên.

Các chấn thương thường gặp ở xương đòn

Như đã đề cập, xương đòn có vai trò quan trọng trên cơ thể nhưng cũng rất hay mắc phải các tổn thương khi có va chạm hay tai nạn…

Gãy xương đòn vai

Đây là một chấn thương thường gặp do tai nạn giao thông, té ngã… Xương có thể bị gãy đôi, gãy ngang hay nứt ở nhiều vị trí nhưng phổ biến vẫn là khoảng 1/3 xương. Ngoài việc bị gãy xương, vấn đề này còn gây ra hàng loạt các như màng phổi, mạch máu hay tổn thương thần kinh…

Gãy xương đòn sẽ có các biểu hiện phổ biến bao gồm: Căng cứng cơ của vùng bị gãy, biến dạng xương, xuất hiện tiếng kêu khi gãy. Ngoài ra, vị trí gãy còn bìm tím, sưng và đau nhức nghiêm trọng theo thời gian

Bong gân

Bong gân xảy ra khi mà dây chằng bị giãn quá mức, đứt hoặc rách do té ngã với tư thế dang rộng hai tay, vật cứng tác động trực tiếp lên xương. Nhiều trường hợp nặng hơn khi bị lực tác động mạnh còn gây ra tình trạng vừa bong gân vừa trật khớp và mất tính ổn định lẫn linh hoạt cho khớp xương đòn vai. 

Một số các biểu hiện cụ thể của tình trạng này có thể kể đến như: Đau nhức toàn vai, khớp không ổn định, khó khăn trong cử động và sưng tím quanh khu vực.

>>> Xem thêm: Xương thủy tinh là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Trật khớp xương đòn vai

Trật khớp xương đòn vai là khi xương bị lệch ra khỏi vị trí tự nhiên. Khi đó, đầu xương đã bị đẩy ra khỏi khớp xương ức hay khớp xương đòn.  Nguyên nhân chủ yếu là do ngã hay lực mạnh tác động trực tiếp vào vai. Trật khớp xương đòn khá dễ nhận biết với các biểu hiện cụ thể: Đau, sưng tấy, không thể cử động vai và biến dạng ở vị trí lệch kèm theo bầm tím.

Xương đòn rất dễ bị trật khớp
Xương đòn rất dễ bị trật khớp

Tiêu xương đòn xa

Đây là tình trạng viêm hay kích thích phần xa, cuối của xương đòn hoặc cũng có thể diễn ra ngay tại khớp xương. Khi xuất hiện lực tác động nhiều lần và liên tục lên phần nhỏ diện tích xương đòn sẽ gây ra tình trạng xương bị phá vỡ. Khi này, tiêu xương sẽ xảy ra vì tốc độ phá hủy nhanh hơn là hồi phục. Một số các triệu chứng thường thấy bao gồm: Đau nhói nghiêm trọng khi cử động, sưng tấy quanh khu vực và đau âm ỉ ngay cả lúc nghỉ ngơi. 

Viêm khớp Acromioclav Acid (AC)

Viêm khớp Acromioclav Acid hay còn được biết tới là viên khớp trong xương đòn. Khớp xương phải vận động quá mức khiến sụn và bao khớp bị hỏng, từ đó dẫn tới thoái hóa rồi tiêu xương. Song, tình trạng này cũng có thể là do chấn thương, nhiễm trùng xương mà ra. 

Viêm khớp Acromioclav Acid gây ra ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh và tăng nguy cơ cứng khớp. Một số các biểu hiện dễ nhận biết có thể kể tới như: Đau vai âm ỉ, bấm tím, có khối u hay vết sưng ngay gần xương đòn. Ngoài ra, người bệnh cũng mất khả năng cầm nắm đồ vật hay không thể nâng cánh tay.

Biến chứng khi gãy xương đòn

Khi xương đòn bị gãy, các hoạt động của cánh tay sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Từ đó, gây ra một số biến chứng có thể kể tới như:

Gây đau kéo dài: Người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn tăng lên khi cố gắng nâng cao tay hoặc mang vác các đồ nặng. Tình trạng đau sẽ kéo dài từ vài ngày hoặc vài tuần tùy thuộc vào từng mức độ nặng nhẹ của mỗi người.

Giới hạn chức năng, rối loạn cơ và dây chằng: Phạm vi cử động, sức bền của cánh tay phần nào bị hạn chế. Đồng thời, người bệnh cũng sẽ phải chịu những lần căng hay giãn dây chằng do vết gãy gây ra.

Ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý: Bị gãy xương đòn còn khiến cho tâm lý không được thoải mái, stress, căng thẳng và đặc biệt làm việc trong lo âu, rón rén. Từ đó, chất lượng cuộc sống cũng dần giảm đi. 

Điều trị gãy xương đòn như thế nào?

Việc điều trị gãy xương đòn bằng phương án nào còn tùy thuộc vào tình trạng cụ thể nặng hay nhẹ. Dưới đây là một số các cách chữa xương đòn bị gãy như.

Sử dụng đeo vai để giúp cho cánh tay được ổn định vị trí của xương. Ngoài ra, còn giúp cho xương giảm áp lực khi phải chịu áp lực từ cánh tay. Từ đó, cải thiện cơn đau người bệnh một cách tốt nhất.

Đeo nẹp vai là một cách điều trị gãy xương đòn
Đeo nẹp vai là một cách điều trị gãy xương đòn

Sử dụng thuốc giảm đau: Theo đó, Acetaminophen được xem là loại thuốc giảm đau phổ biến nhất dùng trong việc điều trị vết thương.

Tập luyện vật lý trị liệu: Nên tập các bài tập vật lý trị liệu nhằm giúp cho xương, khớp vai được dẻo dai và linh hoạt. Nhất là những trường hợp bị gãy xương lâu ngày rất dễ cứng khớp do không vận động.

Thăm khám định kỳ: Kể cả khi những chấn thương đã lành lặn thì người bệnh vẫn nên thăm khám định kỳ. Với mục đích là kiểm soát sức khỏe và phát hiện nếu như tái phát hoặc xuất hiện các vấn đề về sức khỏe khác.

Cách giúp xương đòn luôn khỏe mạnh

Để giúp cho xương đòn luôn được chắc khỏe, hạn chế tối đa tình trạng gãy thì vẫn nên chú ý đến các hoạt động của bản thân. Cụ thể là thận trọng trong công việc, đi lại hay chơi thể thao. Ngoài ra, cũng nên thay đổi lối sống sao cho khoa học nhất.

Tránh xa các loại chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá… sẽ làm cho xương bị tổn thương, hạn chế sự phát triển. Đồng thời tăng cường nhiều vitamin D, canxi giúp chắc khỏe xương hơn.

Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao nhằm tăng cường sức mạnh, giúp cơ xương khớp linh hoạt hơn. Ngoài ra, cần phải mang đồ bảo hộ khi tham gia công việc nặng như mang vác, đi lại thận trọng hạn chế chấn thương.

Xương đòn là một một vị trí xương quan trọng và dễ chấn thương khi va chạm. Do đó, cần phải hết sức thận trọng khi làm việc cũng như luyện tập để hạn chế tổn thương. 

>>> Xem thêm: Bệnh lao xương: Chi tiết nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    X iCCare chăm sóc sức khoẻ
    bền vững cho cả gia đình!
    chat zalo call