iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Đau đầu gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Đau đầu gối là một tình trạng phổ biến xuất hiện do tai nạn, chấn thương hay bệnh lý về xương khớp. Dù là nguyên nhân gì đi chăng nữa thì người bệnh cũng nên thăm khám sớm để chẩn đoán. Từ đó, tìm ra cách khắc phục hiệu quả nhất có thể.

Đau đầu gối là gì?

Đau đầu gối là tình trạng tổn thương trong hoặc xung quanh khớp gối từ các mô mềm, gân hay sụn hoặc dây chằng và túi hoạt dịch. Đau khớp đầu gối có thể diễn ra ở nhiều độ tuổi khác nhau do chấn thương, bệnh lý như viêm khớp và gout…. 

Tùy vào từng tình trạng đau đầu gối cụ thể sẽ có phương án khắc phục khác nhau. Trường hợp nhẹ hoàn toàn được giải quyết bằng cách tự chăm sóc tại. Song, một số khác cũng sẽ buộc người bệnh phải thực hiện biện pháp phẫu thuật.

Đau đầu gối khiến người bệnh cảm thấy khó chịu trong sinh hoạt
Đau đầu gối khiến người bệnh cảm thấy khó chịu trong sinh hoạt

Triệu chứng đau đầu gối?

Đau đầu gối thường có các triệu chứng cơ bản
Đau đầu gối thường có các triệu chứng cơ bản

Dấu hiệu đau đầu gối cụ thể còn phải tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ nặng nhẹ. Song, tình trạng này vẫn sẽ có các dấu hiệu chung sau đây:

  • Sưng, cứng.
  • Đỏ, nóng mỗi khi chạm vào.
  • Yếu, không ổn định.
  • Xuất hiện tiếng lách cách hoặc lạo xạo.
  • Không thể duỗi thẳng đầu gối.

Nguyên nhân bị đau đầu gối

Tự nhiên đau đầu gối phải hoặc trái có rất nhiều nguyên nhân. Chủ yếu vẫn đến từ chấn thương hay.

Do chấn thương

Đau đầu gối do bị chấn thương khi làm việc, thể thao, vận động...
Đau đầu gối do bị chấn thương khi làm việc, thể thao, vận động…

Bong gân: Được hiểu là tình trạng xảy ra ở một vài bó sợi hay giãn dây chằng nhưng lại không làm đứt dây chằng. Triệu chứng điển hình của tình trạng này có thể kể đến như đầu gối rất đau, bầm tím quanh khớp vì tụ máu và sưng lên ở xung quanh.

Tổn thương dây chằng: Té ngã, chống chân và xoay người rất dễ bị tổn thương hay đứt dây chằng chéo trước. Đó cũng là nguyên nhân khiến cho khớp gối bị đau, sưng và hạn chế vận động. Khoảng từ 2-3 tuần sau đó, các triệu chứng sẽ mất dần nhưng đổi lại người bệnh có nguy cơ teo cơ, lỏng lẻo giữa xương đùi và xương chày.

Tổn thương sụn chêm: Mang vác vật nặng, xoay đột ngột hoàn toàn có thể khiến cho sụn chêm bị rách gây sưng, đau đầu gối. Một số trường hợp đặc biệt mảnh sụn có thể bị rơi vào khe khớp hay còn được gọi là hiện tượng kẹt khớp thì buộc phải phẫu thuật nội soi để cắt sụn chêm.

Gãy xương: Xương bánh chè là một bộ phận rất dễ bị gãy khi gặp phải va chạm trực tiếp tại khu vực đầu gối. Điều này khiến cho người bệnh đối mặt với các dấu hiệu đau nhói, bầm tím và thậm chí là mất khả năng cử động nếu như gãy rời 2 đầu xương.

Trật khớp: Là tình trạng mà đầu xương bị lệch khỏi vị trí ban đầu như bình thường. Từ đó gây ra hiện tượng đau và sưng. Trật xương bánh chè hay trật khớp chày đùi thường sẽ xảy ra với những người vận động nhiều, chơi thể thao.

Viêm bao hoạt dịch gối: Bao hoạt dịch là túi chứa chất lỏng, lót đệm ở bên ngoài khớp gối giúp gân, dây chằng hoạt động được trơn tru nhất có thể. Một số các chấn thương sẽ khiến bao hoạt dịch viêm, gây đau khó cử động khớp gối.

Do bệnh lý

Đau đầu gối do mắc các bệnh lý về xương khớp
Đau đầu gối do mắc các bệnh lý về xương khớp

Thoái hóa khớp gối: Bệnh lý này xảy ra chủ yếu là thoái hóa theo thời gian hoặc tai nạn, béo phì hay vận động quá sức, ăn uống không khoa học, thói quen ngồi xổm…. Biểu hiện rõ ràng nhất đau ở trước hoặc trong khớp gối, có tiếng lục cục khi gấp duỗi và đau tăng lên mỗi lần vận động.

Viêm khớp gối: Viêm khớp gối khiến sụn bị mòn, xù xì và thô ráp gây ra ma sát nhiều hơn. Từ đó, giảm hấp thụ các chấn động tại khu vực sụn khớp rồi đau và gặp khó trong vận động. Thông thường, cơn đau sẽ diễn ra vào buổi sáng, cứng khớp khoảng 30 phút.

Viêm khớp dạng thấp: Đây là một bệnh lý tự miễn khiến màng hoạt dịch, đầu xương dưới sụn và sụn khớp bị tổn thương nghiêm trọng.Từ đó, gây các cơn đau khớp lẫn cứng khớp, theo thời gian người bệnh sẽ đối mặt với biến chứng như dính khớp, biến dạng khớp

Bệnh gout: Gout là một bệnh rối loạn chuyển hóa và khiến cho axit uric trong máu, khớp xương tăng lên rồi gây ra tình trạng chèn ép dây thần kinh. Gout thường xuất hiện ở các khớp như ngón chân và khớp gối.

Bàn chân bẹt: Bàn chân bẹt hay còn được hiểu là bàn chân phẳng hoàn toàn có thể khiến cho các dây thần kinh của đầu gối bị căng thẳng. Thậm chí còn nguy cơ lệch khớp gối và cả thoái hóa khớp gối.

Bàn chân bẹt cũng là một nguyên nhân gây đau đầu gối
Bàn chân bẹt cũng là một nguyên nhân gây đau đầu gối

Những yếu tố nguy cơ bị đau đầu gối

Bên cạnh các nguyên nhân gây đau đầu gối chủ yếu thì cũng vẫn có một số nguy cơ khác như: Những quen không tốt cụ thể thức khuya, sử dụng bia rượu, thuốc lá… Theo thời gian sẽ tác động không tốt đến xương khớp và gây ra các bệnh lý,

Ngoài ra, việc không thể duy trì cân nặng một cách hợp lý cũng sẽ khiến cho đau đầu gối nguy cơ xảy ra. Khi đó, các khớp như đầu gối, cổ chân hay hệ thống xương phải chịu một trọng lượng rất lớn.

Chẩn đoán đau đầu gối

Chẩn đoán đầu gối chủ yếu dựa trên các triệu chứng lâm sàng và hình ảnh học (chụp X quang, CT, MRI)
Chẩn đoán đầu gối chủ yếu dựa trên các triệu chứng lâm sàng và hình ảnh học (chụp X quang, CT, MRI)

Nhằm chẩn đoán tình trạng đau đầu gối một cách chính xác nhất thì bác sĩ sẽ tiến hành 2 phương pháp chủ yếu. 

Khám lâm sàng

Theo đó, người bệnh sẽ được kiểm tra để biết được tình trạng có sưng, đau và ấm cũng như bầm tím hay không? Đồng thời đánh giá cẳng chân có thể di chuyển theo hướng nào và bao xa? Xem cấu cấu đầu gối có trọn vẹn hay không bằng cách đẩy hoặc kéo khớp.

Xét nghiệm hình ảnh

Chụp X-quang với mục đích là phát hiện gãy xương và đánh giá thoái hóa khớp. Chụp CT kết hợp tia X từ nhiều hướng khác nhau nhằm tạo ra hình ảnh mặt cắt bên trong cơ thể. Đồng thời, chẩn đoán tình trạng về xương và gãy xương nhỏ. Ngoài ra, một loại chụp CT đặc biệt còn giúp xác định được bệnh gout ngay cả khi không bị viêm khớp.

Siêu âm nhằm tạo hình ảnh cấu trúc mô mềm bên, lẫn xung quanh khớp đầu gối. Chụp MRI sử dụng sóng vô tuyến và nam châm mạnh để lấy hình ảnh 3D bên trong đầu gối. Phương án này sẽ giúp bác sĩ xác định được các chấn thương tại các mô mềm như chằng, gân hay sụn và cơ. 

Đối với các trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng hay viêm, hoàn toàn có thể áp dụng phương án xét nghiệm máu. Thậm chí là chọc dò khớp, rồi lấy một lượng nhỏ chất lỏng được từ khớp đầu gối bằng kim và sau đó phân tích.

Cách khắc phục đau đầu gối

Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống hay duỗi thẳng chân bị đau sau đầu gối điều trị bằng phương án nào sẽ còn phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như tình trạng cụ thể.

Nghỉ ngơi

Ngay sau khi cảm nhận được các cơn đau đầu gối thì điều cần làm ngay lúc này là nghỉ ngơi. Cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý để các mô trong đầu gối phục hồi và giảm triệu chứng đau. Song, nghỉ ngơi cũng nên vận động đi lại nhẹ nhàng, không nên nằm bất động một chỗ khớp vì có có thể dẫn tới cứng khớp.

Chườm lạnh, nóng

chườm lạnh giúp giảm đau đầu gối hiệu quả
chườm lạnh giúp giảm đau đầu gối hiệu quả

Chườm lạnh giúp cho đầu gối giảm đau nhanh chóng, làm giảm tốc độ viêm, nguy cơ sưng tấy cũng như tổn thương mô mềm. Ngược lại, chườm nóng lại hiệu quả hơn trong việc điều trị đau cơ hay đau khớp mạn tính nhưng không nên dùng cho người có da bị viêm, vết thương hở…

Uống thuốc

Các trường hợp bị gout hay viêm khớp dạng thấp có thể được kê thuốc giảm đau (paracetamol và acetaminophen), thuốc kháng viêm giảm đau không steroid (aspirin, diclofenac hay ibuprofen và naproxen) với mục đích giảm đau.

Thuốc tiêm

Đối với một số các trường hợp, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng loại thuốc tiêm vào khớp như sau.

Thuốc corticoid: Sử dụng loại thuốc tiêm này với mục đích là hạn chế và giảm các triệu chứng đợt bùng phát viêm khớp, người bệnh hoàn toàn giảm đau trong vài tháng. Tuy nhiên, không hẳn trường hợp nào cũng có thể áp dụng hiệu quả.

Acid hyaluronic: Tiêm acid hyaluronic vào đầu gối với mục đích cải thiện khả năng vận động cũng như là giảm đau. Theo đó, các kết quả nghiên cứu vẫn còn đang lẫn lộn về hiệu quả của phương pháp này, song nó vãn có các dụng kéo dài tới vài tháng.

Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP): Trong PRP chứa các yếu tố tăng trưởng khác nhau và có tác dụng giảm viêm lẫn thúc đẩy quá trình chữa lành. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng PRP mang lại lợi ích cho những người bị viêm xương khớp, tuy nhiên vẫn cần làm rõ hơn.

>>> Xem thêm: Top 5 Bài tập thể dục dành cho đầu gối tại nhà hiệu quả

Phẫu thuật

Các trường hợp đau đầu gối bắt buộc phải phẫu thuật không cần đưa ra quyết định ngay. Thay vào đó là nghiên cứu ưu nhược điểm của các dạng phẫu thuật dưới đây để lựa chọn.

Phẫu thuật nội soi khớp: Tùy vào mức độ cũng như tình trạng tổn thương cụ thể, bác sĩ có thể dùng dụng máy nội soi cũng như các dụng cụ chuyên dụng được đưa vào thông qua một vài vết rạch nhỏ xung quanh khu vực đầu gối. Phương pháp này có thể loại bỏ hay sửa chữa sụn bị hư hỏng, đồng thời tái tạo lại các dây chằng bị rách.

Phẫu thuật thay một phần khớp gối: Phần đầu gối bị tổn thương có thể được thay thế các bộ phận làm bằng kim loại hay nhựa. Phương án phẫu thuật này được thực hiện thông qua các vết mổ nhỏ thay vì toàn khớp. Vì vậy, khả năng hồi phục cũng sẽ nhanh chóng hơn.

Thay toàn bộ đầu gối: Phần xương và sụn bị hư hỏng từ xương đùi hay xương ống chân hoặc xương bánh chè sẽ được cắt bỏ. Thay vào đó là một khớp được làm bằng hợp kim và kim loại hay nhựa cao cấp và polyme.

Cắt xương: Việc loại bỏ xương khỏi xương đùi hay xương ống chân cũng là một phương án để khớp gối tốt hơn cũng như giảm đau do viêm khớp. Phẫu thuật này có thể giúp bệnh nhân hoãn hay không phải duy dùng đến phương án mổ toàn khớp đầu gối.

Có nhiều phương án phẫu thuật để khắc phục tình trạng đau đầu gối
Có nhiều phương án phẫu thuật để khắc phục tình trạng đau đầu gối

Phòng ngừa đau đầu gối như thế nào?

Phòng ngừa đau đầu gối theo chỉ định của chuyên gia
Phòng ngừa đau đầu gối theo chỉ định của chuyên gia

Để hạn chế tối đa việc đau đầu gối, mỗi người sẽ cần nghiêm chỉnh thực hiện các biện pháp trong sinh hoạt lẫn công việc như sau.

Về chế độ dinh dưỡng, nên bổ sung Canxi, Kali cũng như Magie, Vitamin nhóm B, C, E… Đồng thời, duy trì cân nặng ở mức phù hợp tránh áp lực lên hệ thống xương khớp. Qua đó, giảm thiểu các chấn thương đến với khu vực này.

Trong tập luyện nên đều đặn thực hiện các bài tập mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, độ dẻo dai cơ thể. Ngoài ra, nên mang giày phù hợp với kích cỡ bàn chân cũng như cấu trúc cơ thể để giảm thiểu nguy cơ chấn thương.

Trong công việc, nên đứng thẳng, tránh ngồi lâu hay nằm lâu với mục đích là làm giảm áp lực đè ép lên sụn khớp. Bên cạnh đó, cũng nên hạn chế thực hiện các công việc nặng như mang vác hay khuân.

Đau đầu gối là hiện tượng rất khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày, thậm chí là cảnh báo các bệnh lý không tốt. Cho dù là chấn thương hay bất cứ lý do là gì cũng nên phát hiện các dấu hiệu để có cách can thiệp kịp thời. Chuyên trang website phòng khám xương khớp ICCARE Chiropractic luôn cập nhật các thông tin về sức khỏe mới nhất, đừng quên theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ tin tức hữu ích nhé!

>>> Xem thêm: Dây chằng đầu gối: Cấu tạo, các chấn thương và cách điều trị

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    chat zalo call