iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Gai khớp gối: Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Gai khớp gối không chỉ khiến cho người bệnh đau nhức, đảo lộn cuộc sống mà còn để lại nhiều biến chứng khôn lường. Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu cụ thể dẫn tới tình trạng này, qua đó có cách điều trị kịp thời để đảm bảo sức khỏe.

Tổng quan về gai khớp gối

Tìm hiểu các thông tin cơ bản về tình trạng gai ở khớp gối là gì? Đồng thời, nắm rõ các dấu hiệu khi mắc phải bệnh lý này một cách cụ thể nhất.

Gai khớp gối là gì?

Gai khớp gối được hiểu là những gai xương xuất hiện ở khu vực khớp gối bị tổn thương, thông thường có sự liên quan đến thoái hóa. Việc gai xương hình thành được xem như là một cách đối phó của cơ thể đối với sự bào mòn sụn khớp, hỗ trợ ổn định khớp. Song, chính điều này lại nguy cơ dẫn tới biến dạng khớp.

Ở giai đoạn đầu của thoái hóa khớp gối thì gai xương đã được hình thành. Tuy nhiên, những mẩu xương thừa này chỉ xuất hiện trên film X-quang khi bệnh chuyển sang giai đoạn 2. Giai đoạn 3 chính là thời điểm mà tình trạng này phát triển mạnh và nguy cơ biến dạng đầu xương khớp gối ở giai đoạn 4.

Gai khớp gối chỉ xuất hiện trên film X-quang ở giai đoạn 2
Gai khớp gối chỉ xuất hiện trên film X-quang ở giai đoạn 2

Dấu hiệu gai khớp gối

Khi gai xương hình thành ở khớp gối, tùy vào từng bệnh nhân sẽ có các biểu hiện cụ thể. Song, nhìn chung vẫn xuất hiện một số các triệu chứng chung như sau.

Đau khi vận động: Đau nhức chính là triệu chứng phổ biến ở các bệnh nhân bị gai khớp gối. Đặc biệt, cơn đau sẽ tăng lên khi bạn thực hiện một loạt động tác gây áp lực như ngồi xổm, đứng lâu, co duỗi chân và lên xuống cầu thang.

Đầu gối sưng, tê bì và mất cảm giác: Một khi sụn đã bị bào mòn sẽ khiến cho đầu xương đùi, xương chày, thậm chí cả xương bánh chè cọ xát vào nhau. Từ đó kích thích hình thành gai xương và tăng lượng dịch khớp gối, dẫn tới tình trạng sưng khớp gối. Ngoài ra, gai xương phát triển còn chèn ép dây thần kinh và xảy ra hiện tượng tê bì, mất cảm giác.

Cứng khớp gối: Ngoài việc đầu xương cọ xát, sưng thì khớp gối còn bị cứng. Biểu hiện này rõ rệt nhất là vào sáng sớm hay khi ngồi quá lâu có thể thể dài tới 30 phút. Triệu chứng này khiến cho người bệnh giảm đi biên độ hoạt động khá nhiều, gây khó khăn trong sinh hoạt.

>>> Xem thêm: Các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối hiệu quả nhất hiện nay

Những ai dễ mắc gai khớp gối?

Dưới đây là một số các đối tượng nguy cơ mắc gai xương khớp gối cao hơn bình thường cần đề phòng như: 

  • Người cao tuổi, nhất là phụ nữ.
  • Người có tiền sử chấn thương đầu gối.
  • Người có thành viên gia đình từng bị thoái hóa khớp gối.
  • Những người có cơ gân kheo, cơ tứ đầu đùi hay bắp chân bị yếu.

Vận động viên chuyên nghiệp hoặc những ai làm công việc nặng nhọc bằng tay chân nhiều.

Nguyên nhân bị gai khớp gối

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng gai khớp đầu gối, dưới đây là một số các lý do phổ biến nhất.

Tuổi tác

Tuổi tác là một nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng thoái hóa khớp gối. Theo thời gian, lớp sụn của khớp gối sẽ dần nên yếu, mỏng, kém linh hoạt và nguy cơ tổn thương cao hơn so với thông thường.

Tuổi cao là một nguyên nhân dẫn tới gai khớp gối
Tuổi cao là một nguyên nhân dẫn tới gai khớp gối

Chấn thương

Các chấn thương như đứt, rách dây chằng chéo trước hay trật xương bánh chè và cả rách sụn chêm hoàn toàn có thể dẫn tới mất sụn. Từ đó, hình thành gai đầu gối.

Vấn đề về sức khỏe

Với nhiều trường hợp, gai xương khớp gối còn được hình thành do nhiều bệnh lý khác như: Dị tật khớp gối bẩm sinh, thừa cân và béo phì. Ngoài ra, còn có thể kể đến viêm khớp vì nhiễm trùng hoặc rối loạn chuyển hóa và liên kết xương không tốt.

Lười vận động

Người thường xuyên vận động sẽ có tác dụng tốt trong việc giúp dịch lưu thông khắp khớp gối, qua đó bôi trơn và giảm ma sát cũng như nuôi dưỡng khớp gối. Ngược lại, đối với những trường hợp ít vận động sẽ khiến quá trình lưu thông dịch khớp bị cản trở, tăng nguy cơ tổn thương, thoái hóa rồi dẫn tới gai xương.

Chẩn đoán gai khớp gối

Để chẩn đoán gai khớp gối chính xác nhất, bác sĩ sẽ thăm khám về biên độ vận động, các triệu chứng thường gặp và cả tiền sử người bệnh. Ngoài ra, còn kết hợp các xét nghiệm hình ảnh để mang lại hiệu quả.

Trong đó, chụp X-quang sẽ cho thấy được sự phát triển của gai xung quanh khu vực khớp. Hay thực hiện chụp CT-scan (cắt lớp vi tính) hoặc MRI (cộng hưởng từ) với mục đích phát hiện dây chằng nào tại khu vực gối bị tổn thương hay không?

>>> Xem thêm: Đau khớp gối là bệnh gì, nguyên nhân triệu chứng, điều trị thế nào?

Cách điều trị gai khớp gối

Gai khớp gối có chữa được không còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau như tình trạng bệnh, quá trình điều trị và tinh thần… Dưới đây là một số các phương pháp điều trị hiệu quả.

Vật lý trị liệu

Đây là một phương pháp điều trị gai khớp gối mang đến sự hiệu quả với mục đích tăng cường sức mạnh cho các cơ xung quanh đầu gối, cơ hông hỗ trợ nâng đỡ trọng lượng. Qua đó, hạn chế các áp lực lên bề mặt khớp gối. Trước khi thực hiện các bài tập cần thảo luận với chuyên gia để đánh giá tình trạng và áp dụng phù hợp với sức khỏe người bệnh.

Dùng thuốc

Dùng thuốc là một cách chữa gai khớp gối tại nhà làm giảm các triệu chứng đau, sưng, tấy khớp gối. Một số các loại thuốc phổ biến: Paracetamol hoặc naproxen và ibuprofen… thuộc nhóm NSAIDs. Nếu như tình trạng không thuyên giảm sau khi sử dụng loại thuốc dạng uống thì có thể thay thế bằng kem bôi hay thuốc tiêm. Điển hình như thuốc mỡ chứa capsaicin và tiêm cortisone.

Dùng thuốc để giảm các triệu chứng gai khớp gối
Dùng thuốc để giảm các triệu chứng gai khớp gối

Phẫu thuật

Trường hợp áp dụng các biện pháp bảo tồn không mang lại hiệu quả thì phẫu thuật sẽ được tính đến. Phương án này thực hiện với mục đích chữa phần sụn khớp gối bị hư tổn, loại bỏ gai xương xuất hiện xung quanh. Các dạng phẫu thuật phổ biến hiện nay gồm:

  • Phẫu thuật nội soi nhằm tái tạo sụn khớp gối.
  • Phẫu thuật cấy ghép tế bào sụn tự thân.
  • Phẫu thuật ghép xương sụn tự thân.

Chăm sóc người gai khớp gối như thế nào?

Đối với bệnh nhân bị gai khớp gối, cần nghiêm túc tuân thủ các biện pháp trong sinh hoạt lẫn chế độ ăn uống để ngăn chặn sự tiến triển.

Trong sinh hoạt

Cần có một chế độ sinh hoạt khoa học và lành mạnh nhất với việc đảm bảo ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi phục hồi hợp lý. Ngoài ra, cần phải duy trì cân nặng ở mức vừa phải và tránh các vận động gây áp lực lên khớp gối như chạy hoặc nhảy.

Chế độ ăn uống

Cần giảm béo một cách lành mạnh nếu như bạn đang trong tình trạng thừa cân. Bên cạnh đó, bổ sung canxi từ sữa, sản phẩm từ sữa, cá hồi, rau xanh hay các loại hạt… Đồng thời, tăng cường vitamin D từ cá hồi, cá thu hoặc trứng và nấm. Ngoài ra, cần phải hạn chế ngay các loại thực phẩm gây viêm như chất béo, đường, đồ ăn sẵn…

Phòng ngừa gai khớp gối

Không có biện pháp nào cụ thể để ngăn ngừa gai khớp gối, thay vào đó là cần tuân thủ để hạn chế nguy cơ bằng cách cân bằng chế độ ăn uống. Qua đó, duy trì cân nặng nhằm làm giảm áp lực lên xương và khớp. Tập luyện đều đặn để tăng cường sự dẻo dai, mang giày vừa vặn và không cố quá sức dễ dẫn tới chấn thương.

Trên đây là một số các thông tin cơ bản về gai khớp gối, từ dấu hiệu cho đến nguyên nhân và cách điều trị mà phòng khám chiropractic ICCARE. Với kiến thức bổ ích này, đương nhiên sẽ giúp cho mỗi người có thể ngăn ngừa được bệnh cũng như điều trị để phục hồi tốt nhất.

>>> Xem thêm: [Giải đáp thắc mắc] Tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không?

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    X iCCare chăm sóc sức khoẻ
    bền vững cho cả gia đình!
    chat zalo call