iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Đau mu bàn chân là bệnh gì? Điều trị như thế nào?

Đau mu bàn chân gây ra cho người bệnh sự khó chịu cũng như đi lại trở nên khó khăn hơn bình thường. Nguyên nhân gây ra có thể do bong gân hay mang giày dép quá chật. Song, cũng không nên chủ quan vì đó cũng là biểu hiện của các bệnh lý xương khớp khác.

Thông tin cần biết về mu bàn chân

Bàn chân sẽ được chia làm hai phần là trên vòm chân và dưới vòm chân. Trong đó, vòm chân là lõm cong nằm ở vị trí lòng bàn chân, trên đỉnh của vòm chân là mu bàn chân. Cũng có thể hiểu răng mu bàn chân là khoảng giữa từ ngón chân đến mắt cá chân.

Đau mu bàn chân là đau ở khoảng giữa từ ngón chân đến mắt cá chân
Đau mu bàn chân là đau ở khoảng giữa từ ngón chân đến mắt cá chân

Nguyên nhân đau mu bàn chân

Đau mu bàn chân không sưng hay sưng có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tìm hiểu một số các lý do dẫn tới tình trạng ngày mà bạn nên nắm rõ.

Bệnh mạch máu

Mu bàn chân bị sưng đau có thể là do các bệnh lý về mạch máu như: Viêm tắc động mạch hay hội chứng Renaul (co mạch) hoặc u cuộn mạch… gây nên. Ở giai đoạn đầu, không có quá nhiều triệu chứng cụ thể, chỉ khi bệnh đã tiến triển mới xuất hiện đau khi đi lại hoặc tím tái khu vực bàn chân. 

Bệnh cơ xương khớp

Bệnh gout: Gout là tình trạng rối loạn purin trong thận, khiến bộ phận này mất khả năng lọc axit uric từ trong máu và gây ra lượng axit vượt ngưỡng cho phép. Khi này, axit uric sẽ tích tụ lại trong khớp gây viêm, sưng, đau nhức. Một trong những biểu hiện của bệnh lý này chính là hiện tượng đau mu bàn chân.

Thoái hóa khớp: Đây là bệnh lý diễn ra khi xương khớp bị lão hóa tự nhiên, thường thấy ở người trên 40 tuổi. Thoái hóa có thể diễn ra ở bất cứ vị trí xương khớp nào trên cơ thể, bao gồm cả các khớp bàn chân. Dấu hiệu điển hình của thoái hóa khớp là tê cứng, viêm sưng, nóng, đỏ và đi lại bị hạn chế.

Viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp cũng là một nguyên nhân gây đau mu bàn chân. Khi mắc phải tình trạng này, người bệnh sẽ phải chịu viêm đỏ, đau hay xơ cứng và sưng khớp. Đồng thời, còn đối mặt với hàng loạt biến chứng như: Hạt thấp dưới da hay viêm khô kết mạc và cả viêm cơ tim…

Bệnh dây thần kinh

Đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm hay chèn ép dây thần kinh vì hội chứng đường hầm, viêm thần kinh ngoại biên… là những bệnh lý liên quan đến dây thần kinh gây đau mu bàn chân. Đi kèm với triệu chứng đau thì còn có hiện tượng tê, dị cảm, lan rộng đến ngón chân, thậm chí là yếu và teo cơ.  

>>> Xem thêm: Bàn chân bẹt là gì? Tìm hiểu hội chứng bàn chân bẹt từ A-Z

Bệnh gân, cơ và dây chằng

Các chấn thương dây chằng chéo hay bong gân và cả đứt, giãn, viêm dây chằng… đều khiến đau mu bàn chân âm ỉ. Nếu như không được điều trị kịp thời sẽ khiến cho tâm lý người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng và cản trở trong việc đi lại.

Dây chằng bị tổn thương cũng có thể gây đau mu bàn chân
Dây chằng bị tổn thương cũng có thể gây đau mu bàn chân

Nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân đã nêu, bị đau mu bàn chân còn có thể do vận động quá sức, tập luyện không đúng kỹ thuật, mang giày dép quá chật. Ngoài ra, các chấn thương do tai nạn giao thông, té ngã hay thường xuyên phải đi lại cũng gây ra tình trạng đau mu bàn chân.

Dấu hiệu đau mu bàn chân

Đau mu bàn chân hoàn toàn có thể lan rộng ra các ngón chân hay mắt cá chân. Ngoài ra, còn xuất hiện một số biểu hiện kèm theo như:

Mu bàn chân bị sưng, đỏ.

Mu bàn chân và các vùng xung quanh bị sưng.

Bàn chân căng cứng khiến các cử động gặp nhiều khó khăn.

Mu bàn chân nóng ran.

>>> Xem thêm: Ngứa lòng bàn chân là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?

Biến chứng đau mu bàn chân

Đau mu bàn chân thường sẽ khiến cho người bệnh phải chịu các cơn đau dai dẳng và khó khăn trong đi lại. Trường hợp không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới các biến chứng nặng nề có thể kể tới như: Yếu cơ, teo liệt cơ các chi vĩnh viễn.

Do đó, khi bị đau mu bàn chân kèm theo các biểu hiện bất thường như: đau dữ dội, mệt mỏi hay chóng mặt và biến dạng bàn chân nên đi khám ngay. Qua đó, chẩn đoán cũng như có phương án điều trị kịp thời cho người bệnh.

Cách điều trị đau mu bàn chân

Để có cách chữa đau mu bàn chân phù hợp, cần phải xác định được nguyên nhân gây bệnh.  Từ đó, áp dụng phương án điều trị hiệu quả. Dưới đây là một số các cách chữa điển hình.

Ngâm nước ấm

Việc ngâm chân vào nước ấm sẽ giúp thư giãn và giảm đau hơn. Phương pháp này không chỉ hạn chế triệu chứng đau mu bàn chân mà còn có tác dụng cho một số bệnh lý toàn thân khác. Thực hiện bằng cách lấy ít muối hòa với nước ấm và ngâm trong 20-30 phút mỗi buổi tối.

Ngâm chân với nước ấm áp dụng cho đau mu bàn chân nhẹ
Ngâm chân với nước ấm áp dụng cho đau mu bàn chân nhẹ

Nghỉ ngơi

Đau mu bàn chân do đi lại quá nhiều có thể dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Qua đó, giúp cho bàn chân được thư giãn, hồi phục nhanh chóng trong vài ngày. Tuy nhiên, cũng không hẳn là nằm nghỉ bất động, vẫn nên vận động nhẹ nhàng trong phạm vi cho phép.

Dùng thuốc

Đối với một số trường hợp, khi đau mu bàn chân hoàn toàn có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc giảm đau không kê đơn paracetamol hay thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Ibuprofen và naproxen… Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý tuân thủ theo liều lượng bác sĩ và tuyệt đối không tự điều chỉnh hay thay thuốc, tránh các hệ quả khó lường về gan, thận…

Phẫu thuật

Nếu như sau khi đã áp dụng các phương án điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả và kéo dài thì phẫu thuật sẽ được tính đến. Dù vậy thì phẫu thuật luôn không được ưu tiên hàng đầu khi mà nguy cơ rủi ro là vẫn có.

Đau mu bàn chân có thể do rất nhiều các nguyên nhân khác nhau gây ra. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà sẽ có phác đồ điều trị sao cho phù hợp. Điều quan trọng là cần phát hiện được triệu chứng, lý do để chữa bệnh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm website của phòng khám xương khớp ICCARE để nhận tư vấn thăm khám miễn phí và cập nhật thông tin mới nhất về sức khỏe nhé!

>>> Xem thêm: Đau lòng bàn chân là bệnh gì? nguyên nhân và các vị trí đau thường gặp

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    X iCCare chăm sóc sức khoẻ
    bền vững cho cả gia đình!
    chat zalo call