Tình trạng đau nhức cổ chân được xem là một vấn đề phổ biến hiện nay. Nếu như diễn ra thường xuyên rất có thể đó là biểu hiện của bệnh lý liên quan đến xương khớp. Cần theo dõi nhằm tìm ra nguyên nhân và cách điều trị kịp thời.
Đau nhức cổ chân là gì?
Cổ chân là một bộ phận có vai trò quan trọng trong việc duy trì vận động ở chi dưới. Nhờ vào dây chằng, gân và cơ nên cổ chân sẽ linh hoạt hơn trong các cử động nhưng chính vì phải làm việc nhiều và giữ thăng bằng lâu nên cổ chân cũng rất dễ xảy ra các tổn thương.
Đau nhức cổ chân được hiểu là khu vực cổ chân bị đau, rất có thể là do bong gân, viêm gân, thoái hóa khớp cổ chân… gây ra khiến người bệnh gặp khó trong việc đi lại. Do đó, cần phải tìm hiểu, thăm khám để xác định nguyên nhân nhằm có biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt.
Đau nhức cổ chân là bệnh gì?
Như đã đề cập thì tình trạng đau nhức cổ chân xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nó có thể là từ các chấn thương hay thoái hóa tự nhiên khiến bệnh lý về xương xuất hiện.
Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho đau nhức cổ chân xuất hiện. Bệnh lý này xảy ra khi sụn khớp bị tổn thương và không thể tái tạo sụn mới. Thoái hóa khớp cổ chân có thể hình thành ở bất cứ đối tượng nào, nhất là những người thường xuyên đi giày cao gót, béo phì…
Người bị thoái hóa khớp cổ chân sẽ có các biểu hiện cụ thể như: Sưng đỏ, cử động có tiếng răng rắc hoặc mỗi buổi sáng thức dậy cảm giác bị căng cứng. Ngoài ra, còn khiến cho người bệnh cảm thấy đi khi chuyển động.
Viêm khớp dạng thấp
Đau nhức cổ chân cũng có thể là một dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp. Đây là một dạng viêm khớp tự miễn có thể xảy ra ở bất cứ chỗ nào trên cơ thể, trong đó có cả khớp cổ chân. Khi viêm khớp dạng thấp xảy ra, màng hoạt dịch hư tổn do sụn bị bào mòn nên gây ra viêm và đau.
Triệu chứng của viêm khớp dạng thấp thường thấy là sưng và đau. Ở giai đoạn muộn, người bệnh sẽ đau dữ dội do sụn bị bào mòn khiến cho đi lại trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, còn có thể xuất hiện một số các biểu hiện như mệt mỏi, sốt cao, ngứa mắt và tê cứng chân tay.
Gout
Gout là một bệnh lý xảy ra do hội chứng chuyển hóa cơ thể khiến cho lượng acid uric và dẫn tới tinh thể muối urat natri lắng đọng tại các khớp. Triệu chứng của bệnh lý này có thể kể tới như sưng, nóng các khớp nhất là ở ngón chân cái và cổ chân. Các cơn đau xuất hiện dữ dội trong vài giờ, có cảm giác ngứa tạo vùng bị viêm và tím đỏ xung quanh.
Chấn thương
Các chấn thương như bong gân, trật khớp cũng có thể khiến cho người bệnh bị đau nhức khớp cổ chân. Bong gân xuất hiện do tình trạng dây chằng bị kéo giãn quá mức dẫn tới rách một hoặc toàn phần. Các hoạt động gây ra vấn đề này thường là chơi thể thao, té ngã, chạy bộ….Một số các triệu chứng điển hình của bong gân trật khớp có thể kể tới như đau khi di chuyển, sưng và bầm tím xung quanh.
>>> Xem thêm: Đau cổ chân khi đi bộ: Nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả
Viêm gân
Cổ chân đau nhức cũng có thể là viêm gân gây nên do dây chằng bị hoạt động quá mức, lâu dần dẫn tới tình trạng này. Những người dễ bị mắc viêm gân như chơi thể thao, người làm việc nặng nhọc. Một số các triệu chứng của viêm gân là đau nhức cổ chân, sưng và nóng rát.
Gãy xương cổ chân
Đau nhức cổ chân rất có thể là do chấn thương gây nên. Các hoạt động như thể thao, leo trèo, té ngã… khiến cho lực tác động mạnh lên cổ chân khiến xương bị gãy. Khi bị gãy xương cổ chân, người bệnh sẽ rất đau, sưng và bầm tím.
Viêm bao hoạt dịch
Viêm bao hoạt dịch thường xuất hiện ở những người chơi thể thao nhiều, làm việc nặng nhọc. Người có viêm bao hoạt dịch nằm dưới da khi bị chấn thương sẽ khiến cho viêm bao hoạt dịch bị tổn thương, viêm. Các triệu chứng có thể dẫn tới như sưng, tấy đỏ, đau nhức hay cứng khớp khi phải di chuyển nhiều. Một số trường hợp khi dịch tiết ra nhiều sẽ dẫn tới ứ đọng dịch trong bao hoạt dịch hoặc tràn dịch khớp.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ đau nhức cổ chân
Bên cạnh các nguyên nhân đau nhức cổ chân thì cũng sẽ có một số các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải hiện tượng này.
Tuổi tác
Tuổi tác được xem là một nguy cơ lớn gây ra các vấn đề về xương khớp do thoái hóa tự nhiên. Một khi đã mắc phải các bệnh lý về xương khớp thì việc điều trị cũng như phục hồi sẽ lâu hơn người trẻ.
Cân nặng
Người bị béo phì, cân nặng lớn sẽ khiến cho đau nhức cổ chân dễ xảy ra hơn. Khi này, cổ chân phải chịu một áp lực rất lớn từ trọng lượng cơ thể trong lúc di chuyển, chạy, nhảy… Từ đó dẫn tới các tổn thương cổ chân.
Lười vận động
Lười vận động cũng là một yếu tố có thể dẫn tới tình trạng đau nhức cổ chân. Khi mà xương khớp không được vận động, trong đó có khớp cổ chân sẽ khiến cho quá tình trao đổi chất hạn chế, dinh dưỡng, oxy không đủ cung cấp rồi gây ra vấn đề thoái hóa, cứng khớp.
Thể thao quá sức
Ngược lại với lười vận động, khi bạn hoạt động quá sức sẽ khiến cho cổ chân, các khớp phải chịu áp lực lớn và nguy cơ tổn thương cao. Ngoài ra, còn có các rủi ro như té ngã, va đập.
Đi giày cao gót
Việc đi giày cao gót quá nhiều và thường xuyên cũng tiềm ẩn nguy cơ bị đau nhức cổ chân. Nguyên nhân bởi khi di chuyển thì các áp lực sẽ đè lên cổ chân. Ngoài ra, việc sử dụng giày cao gót còn khiến khớp và các bộ phận liên quan như dây chằng và gân không ở vị trí tự nhiên dẫn tới giãn dây chằng quá mức và tổn thương khớp cổ chân.
Đau nhức cổ chân có nguy hiểm hay không?
Đau nhức cổ chân, ngoài việc di chuyển khó khăn ra và gây bất lợi cho sinh hoạt hằng ngày thì nó còn khiến người bệnh có thể gặp phải các biến chứng khác.
Teo cơ và biến dạng xương do người bệnh lâu ngày không được vận động hay vận động quá ít. Theo thời gian, người bệnh sẽ bị teo cơ, biến dạng xương vì quá trình trao đổi chất quá ít rồi sức khỏe tổng thể cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.
Đối với một số trường hợp đau nhức cổ chân do bệnh lý nguy hiểm ở giai đoạn nặng thì tổn thương sẽ không được phục hồi. Từ đó, rất dễ xảy ra việc bị thương tật vĩnh viễn, mất khả năng vận động.
Cách điều trị đau nhức cổ chân
Đau nhức cổ chân phải làm sao thì đây chính là câu trả lời cho bất cứ ai khi mắc phải tình trạng này để giảm đau hiệu quả. Có rất nhiều phương pháp điều trị đau nhức cổ chân và dưới đây là các cách điển hình.
Chườm lạnh
Chườm lạnh được xem là một cách điều trị giảm đau nhức cổ chân tại nhà hiệu quả. Nhiệt lạnh giúp cho mạch máu co lại, giảm lưu lượng máu về vết thương. Qua đó, hạn chế cơn đau, sưng, tấy và bầm tím. Nên sử dụng khăn sạch để chườm hoặc túi chườm chuyên dụng. Mỗi lần chườm khoảng 20 phút.
Dùng thuốc
Đối với một số trường hợp, người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc nhằm chống viêm và giảm đau, tê nhức… Trong đó, các loại thuốc chống viêm không steroid có thể là Aspirin, Meloxicam, Etodolac… với mục đích là ngăn viêm lan rộng, giảm đau.
Mặt khác, thuốc giãn cơ thường là Cyclobenzaprine và Baclofen nhằm giúp cho bệnh nhân thuyên giảm cứng khớp, cử động dễ dàng hơn. Hoặc có thể dùng các loại thuốc giảm đau chứa Paracetamol. Lưu ý, tất cả các loại thuốc sử dụng đều phải có chỉ định từ bác sĩ.
Vật lý trị liệu
Người bị đau nhức cổ chân có thể sử dụng các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn từ bác sĩ. Việc áp dụng bài tập nào còn phải phụ thuộc vào tình trạng bệnh của từng người. Một số các bài tập phổ biến để giảm đau nhức cổ chân có thể là: Gập, duỗi khớp cổ chân, quay cổ chân, vận động khớp ngón chân….
Điều trị nguồn gốc bệnh
Như đã đề cập thì đau nhức cổ chân có thể là do các bệnh lý liên quan đến xương như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm màng hoạt dịch… Việc muốn giảm hay điều trị chứng đau nhức cổ chân cần phải chữa nguyên căn của bệnh. Tùy vào từng loại bệnh mà bác sĩ sẽ có các phác đồ điều trị khác nhau.
Phòng ngừa đau nhức cổ chân như thế nào?
Thay vì phải tìm cách điều trị đau nhức cổ chân thì mỗi người chúng ta nên đề phòng bệnh từ sớm để tránh đối mặt với nhiều vấn đề từ cổ chân.
Nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý
Đối với những người phải làm việc gây áp lực lên cổ chân nhiều cần có thời gian nghỉ ngơi phù hợp để thư giãn. Có thể thực hiện xoa bóp, ngâm nước ấm sau mỗi ngày làm việc để tăng cường sức mạnh và phục hồi tốt hơn.
Kiểm soát cân nặng
Chế độ ăn uống hợp lý, khoa học đảm bảo dinh dưỡng nhưng cũng không lạm dụng chất béo, đồ ăn nhiều dầu mỡ. Qua đó, kiểm soát được cân nặng lý tưởng để không gây quá nhiều áp lực từ trọng lượng cơ thể lên cổ chân.
Tập luyện thể thao phù hợp, đúng kỹ thuật
Khi đi lại hằng ngày cần cẩn trọng hơn để tránh té ngã, va đập đến cổ chân. Đặc biệt khi tập luyện thể thao hay chơi thể thao cần khởi động kỹ để cơ được linh hoạt và dẻo dai. Không vận động quá sức hay thực hiện sai động tác rất dễ dẫn tới tổn thương.
Chắc chắn rằng đau nhức cổ chân vì lý do gì thì nó cũng sẽ khiến cuộc sống sinh hoạt người bệnh bị đảo lộn. Việc nắm được nguyên nhân gây ra vấn đề rất quan trọng để điều trị tận gốc bệnh lý. Ngoài ra, mỗi người cũng nên học cách sinh hoạt, tập luyện khoa học để hạn chế tốt nhất chứng đau nhức cổ chân. Hãy ghé thăm phòng khám Chiropractic Hà Nội ICCARE để được nhận tư vấn điều trị miễn phí và cập nhật thông tin mới nhất về sức khỏe nhé!
>>> Xem thêm: Bật mí 4 bài tập dành cho cổ chân bị thương tại nhà hiệu quả