Đau xương cụt khi ngồi, đau xương cụt khi mang thai… là một trong những tình trạng mà nhiều người gặp phải. Nó khiến cho bệnh nhân có cảm giác khó chịu trong thời gian khá dài, có thể là vài ngày hoặc vài tháng tùy vào mỗi người.
Thông tin cơ bản về đau xương cụt
Đau xương cụt là khi mà những cơn đau sẽ xuất hiện ở xung quanh vùng xương cuối cùng của cột sống như mông hay hông. Thông thường các cơn đau này sẽ diễn ra âm ỉ và khi người bệnh ngồi lâu hay vận động sau quãng thời gian tĩnh khiến cơn đau trở nên dữ dội hơn.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau xương cụt
Tình trạng đau xương cụt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, Đương nhiên, không hẳn là ai cũng hiểu và nắm rõ nên rất nhiều người bệnh vô cùng hoang mang.
Đau xương cụt do chấn thương
Chấn thương do ngã, chơi thể thao hay tai nạn giao thông khiến cho xương cụt bị gãy hoặc cũng có thể chệch khớp xung quanh dẫn tới tình trạng đau đớn.
Đau xương cụt do thoái hóa
Xương cụt cũng giống như những loại xương khác cũng có thể bị thoái hóa do vấn đề tuổi tác. Nếu như mắc phải tình trạng này cũng sẽ khiến bạn đau ở hai mông, hông, dần lan xuống chân và rộng hơn nữa.
>>> Xem thêm: Phòng khám xương khớp ở đâu tốt nhất? Khi nào nên đi khám?
Đau xương cụt khi ngồi
Thường xuyên phải ngồi một chỗ trong thời gian dài và ít khi vận động sẽ khiến cho xương cụt bị tổn thương đáng kể do chịu nhiều áp lực đè xuống. Do đó, khi phải ngồi quá nhiều rất dễ bị đau xương cụt, đặc biệt là nhóm người làm việc tại văn phòng.
Đau xương cụt sau sinh
Khi sinh nở tự nhiên rất dễ mắc phải chứng rối loạn chức năng sàn chậu và gây đau ở vùng xương cụt. Vì vậy đau xương cụt sau sinh hoàn toàn có thể xuất hiện ở các mẹ bỉm.
Đau xương cụt do thừa cân
Một người thừa cân, tăng cân hay béo phì khiến trọng lượng cơ thể lớn hơn kéo theo đó là việc xương cụt phải hứng chịu một áp lực mạnh. Qua đó, khiến cho xuong cụt bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, chèn ép các dây thần kinh rồi đau đớn.
Đau xương cụt khi mang thai
Khi mang thai, trọng lượng cơ thể của người mẹ sẽ bắt đầu tăng lên trong một khoảng thời gian dài khiến xương cụt chịu áp lực lớn. Từ đó, dẫn tới tình trạng đau xương cụt ở hầu hết các bà bầu.
Đau xương cụt do nguyên nhân khác
Một số các bệnh lý khác như hội chứng Levator, thoái hóa đĩa đệm thắt lưng hay nhiễm trùng, khối u và gai xương.. cũng khiến cho xương cụt của người bệnh bị đau.
Đau xương cụt có nguy hiểm không?
Đau xương cụt không ảnh hưởng đến tính mạng con người ngay lập tức nhưng sẽ gây ra cho người bệnh nhiều phiền toái. Đau xương cụt sẽ trở nên nặng hơn khi đi vệ sinh, hoạt động thể thao, quan hệ tình dục… và rất tệ mỗi khi đứng lên ngồi xuống.
Đối với phụ nữ, khi bị đau xương cụt còn ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, khi có biểu hiện của việc đau xương cụt, tốt hơn hết hãy nên thăm khám để có phương án chữa trị sớm.
Bị đau xương cụt chữa trị như thế nào?
Hiện nay, có khá nhiều các phương pháp chữa trị xương cụt tại nhà cũng như ở các cơ sở y tế. Mọi người hoàn toàn có thể tham khảo và áp dụng.
- Chườm lạnh: Lạnh sẽ có tác dụng giúp giảm căng cơ, giảm đau , giảm sưng giúp bệnh nhân dễ chịu hơn. Tuy nhiên, đó chỉ là phương án tạm thời không mang tính lâu dài.
- Dùng gối: Nếu như người bệnh đang mang thai, tăng cân, béo phì hoàn toàn có thể dùng gối để kê khi ngồi nhằm làm giảm áp lực mà xương cụt phải chịu.
- Phẫu thuật: Phương án phẫu thuật cắt bỏ đi khối xương cụt dùng cho các trường hợp đau mãn tính nhưng không hẳn bất cứ ai cũng có thể áp dụng.
- Dùng thuốc: Thông thường, loại thuốc steroid (NSAID) sẽ được dùng cho tình trạng này. Song, đây không phải là cách hay và không được khuyến khích bởi tác dụng phụ ảnh hưởng khá nhiều đến dạ dày, gan, thận…
- Trị liệu Chiropractic: Đây là một phương pháp chữa trị khi bị đau xương cụt mà phòng khám ICCARE đang áp dụng rất hiệu quả. Không dùng thuốc, không phẫu thuật mà thay vào đó là dùng tay trực tiếp để nắn chỉnh vùng bị tổn thương giúp cho người bệnh cảm thấy dễ chịu và quan trọng là không tác dụng phụ.
>>> Xem thêm: Tại sao Chiropractic là phương pháp tối ưu cho các vấn đề cơ xương khớp?