iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Top 7 nghề có nguy cơ cao mắc các bệnh về cơ xương khớp cột sống

Các bệnh lý về xương khớp cột sống như đau cổ vai gáy đau lưng, thoát vị đĩa đệm,… có thể xảy ra ở bất kỳ ngành nghề nào với mức độ khác nhau. Theo chuyên gia của iCCARE, có 7 ngành nghề cần chú ý vì mức độ gây hại cho xương khớp mà không phải ai cũng biết.

Nghề giáo viên

Không hề nhàn thân như nhiều người vẫn nghĩ, gần 80% các thầy cô giáo phải đối mặt với những cơn đau mỏi thường xuyên liên quan đến các vấn đề về cơ – xương khớp.

Một nghiên cứu của các chuyên gia Dubai cho thấy: Các vị trí đau mỏi phổ biến nhất chính là thắt lưng (63.8%), vai (45.4%), cổ, gáy (42.1%), chân (bao gồm bàn chân, gót chân, ống chân) (40%), cổ tay (16.2%) và khuỷu tay (10%).

Hình 1: Giáo viên không phải là nghề "nhàn thân" như nhiều người nghĩ
Hình 1: Giáo viên không phải là nghề “nhàn thân” như nhiều người nghĩ

Càng lâu năm trong nghề, những dấu hiệu rối loạn/đau mỏi/viêm cơ – xương khớp càng thêm trầm trọng, bởi nguyên nhân chủ yếu lại đến từ chính những đặc thù công việc hàng ngày:

▪ Đứng trên bục giảng liên tục hàng giờ liền, tạo áp lực không hề nhỏ lên sống lưng và chân

▪ Thường xuyên phải viết bảng với những tư thế bất thường: vươn tay, rướn cổ, thấp gối, cúi đầu, … 

▪ Thường xuyên cúi người giảng bài cho học sinh

▪ Tiếp tục ngồi cố định hàng tiếng đồng hồ để soạn bài, chấm bài, không chỉ tranh thủ giữa các giờ giải lao tại trường mà còn theo các thầy cô về tận nhà.

Đặc biệt, đối với các cô giáo thường xuyên mang giày cao gót, những ảnh hưởng và tổn thương dài hạn đến cột sống và các điểm nhạy cảm như: khớp gối, gót chân, lòng bàn chân rất khó tránh khỏi.

Đó là còn chưa kể đến việc nghề giáo viên cũng phải đối mặt với những áp lực công việc và stress làm ảnh hưởng đến tâm lý, chất lượng giấc ngủ, thời gian thư giãn cần thiết để có thể xoa dịu những cơn tê mỏi mỗi ngày sau giờ làm. 

Nhân viên văn phòng, công sở

Với tính chất công việc ngồi nhiều, nhân viên công sở đứng đầu trong nhóm dễ đau mỏi vai gáy. Theo một điều tra xã hội học, có đến 90,5% nhân viên văn phòng gặp các vấn đề cổ vai gáy.

Hình 2: Dân văn phòng là đối tượng dễ mắc các bệnh cơ xương khớp hàng đầu
Hình 2: Dân văn phòng là đối tượng dễ mắc các bệnh cơ xương khớp hàng đầu

Thực tế cho thấy, nhân viên văn phòng là nghề có nhiều người mắc bệnh lý về cơ xương khớp nhất. Lý do là bởi đặc thù công việc của dân văn phòng là ngồi  tới 8h/ngày, ít vận động, tư thế ngồi làm việc không đúng, bàn ghế làm việc không phù hợp, cúi sát máy tính, bị ảnh hưởng từ nhiệt độ của điều hòa, ảnh hưởng từ máy vi tính và chế độ ăn uống không lành mạnh,… là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến khối công sở dễ gặp các vấn đề đau mỏi cổ vai gáy, cơ xương khớp.

Các bệnh lý cơ xương khớp thường gặp ở dân văn phòng là đau cổ vai gáy, đau lưng, thoái hóa cột sống, hội chứng ống cổ tay.

Để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý ở xương khớp, những người làm văn phòng cần áp dụng các biện pháp sau:

  • Dành 30 phút tập thể dục vào giữa các buổi làm việc.
  • Sau mỗi giờ làm việc có thể ngả người ra ghế và xoay vặn cổ để không bị cứng khớp cổ, cải thiện tình trạng mỏi mắt
  • Thường xuyên đứng dậy đi lại hoặc áp dụng các cách giải trí để tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi, stress

>>> Xem thêm: Chiropractic cho dân văn phòng

Nghề lái xe

Dù đường dài hay ngắn, các tài xế luôn phải ngồi trên ghế trong một thời gian dài, gây áp lực lớn cho lưng. Không những thế, các bác tài thường không có nhiều thời gian và không gian đi lại vận động để giãn cơ xương khớp. 

Hình 3: Tài xế thường phải đối mặt với những cơn đau lưng và đau cổ vai gáy
Hình 3: Tài xế thường phải đối mặt với những cơn đau lưng và đau cổ vai gáy

Theo báo cáo của Trung tâm sức khỏe Allied, tài xế là nghề có tỷ lệ mắc bệnh đau lưng rất cao. Khi cơ thể thiếu vận động, đặc biệt là thời gian ngủ nghỉ không hợp lý (điều thường thấy ở các tài xế lái xe đêm) sẽ gây ra mệt mỏi và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thần kinh cột sống.

Bên cạnh đó, đau mỏi cổ vai gáy cũng là căn bệnh khó tránh khỏi ở người tài xế đường dài. Nguyên nhân chính là do trong quá trình ngồi lái xe thời gian lâu, các dây thần kinh ở cổ bị chèn ép dẫn tới máu lưu thông kém, các cơ ở vùng cổ vai gáy bị cứng, gặp hạn chế khi xoay cổ.

Công nhân nhà máy, công nhân xây dựng

Công nhân nhà máy

Những người làm trong các công xưởng sản xuất theo dây chuyền như dệt may, quần áo, giày dép… có thời gian làm việc dài và làm ca (nhất là ca đêm) nên rất hay bị đau nhức xương khớp. Các bệnh lý thường gặp như đau mỏi vai gáy, đau lưng, đau xương hông, đau khớp khuỷu tay, khớp gối, khớp cổ…

Hình 4: Công nhân nên tập thể dục tại chỗ khi có thể
Hình 4: Công nhân nên tập thể dục tại chỗ khi có thể

Đặc biệt là các vấn đề về lưng vì hai lý do: Lặp lại các chuyển động quá nhiều và đứng (hoặc ngồi) trong một thời gian dài. Nhất là khi phải chịu trách nhiệm điều hành các dây chuyền lắp ráp, họ thường khó có không gian để nghỉ ngơi hoặc thư giãn các cơ lúc cần thiết.

Cách khắc phục là điều chỉnh lại tư thế làm việc, tập vài động tác xoay và vặn người nhỏ trong giờ giải lao, đổi ca ngày – đêm luân phiên, giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng stress trong công việc và cuộc sống.

Công nhân xây dựng

Hiệp hội Thần kinh cột sống Mỹ xếp nghề xây dựng vào top 10 công việc gây ra các bệnh về lưng như đau lưng, thoái hóa cột sống, viêm khớp. Công nhân xây dựng thường phải đứng lâu, nâng vật nặng không đúng cách, thiên lệch về một bên hoặc sử dụng các loại máy có cường độ rung mạnh như máy khoan… càng dễ bị bệnh xương khớp.

Giải pháp:

  • Nên đa dạng hóa hoạt động, không làm một tư thế, động tác trong thời gian dài.
  • Phân chia đều trọng lượng khi khuân vác sang 2 bên trái – phải
  • Đổi ca luân phiên

Nông dân

Công việc của người nông dân chủ yếu khuân vác vật nặng trên vai, thường xuyên làm việc dưới nắng mưa, thời gian nghỉ ngơi ít. Do vậy, hệ thống cơ xương khớp đặc biệt là cổ vai gáy, đĩa đệm nguy cơ cao bị tổn thương, từ những bệnh nhẹ như đau mỏi vai gáy, đến thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp vai,…

Hình 5: Nông dân "bán mặt cho đất bán lưng cho trời"
Hình 5: Nông dân “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”

Tiểu thương ở chợ

Những tiểu thương bán hàng ở chợ phải dành hàng giờ để đứng hoặc ngồi bán hàng. Diện tích các sạp hàng thường nhỏ nên các tiểu thương thường ít có thời gian và không gian tập luyện, vận động. Việc đứng lên ngồi xuống nhiều, đi lại để lấy hàng sẽ gây ảnh hưởng tới các khớp xương, làm tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp.

Hình 6: Các tiểu thương cần chú ý chăm sóc sức khỏe cơ xương khớp
Hình 6: Các tiểu thương cần chú ý chăm sóc sức khỏe cơ xương khớp

Lời khuyên cho những người bán hàng cần chủ động bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa đau lưng trong lao động hàng ngày. Tốt nhất nên vận động, luyện tập thể dục thể thao ít nhất 3 lần/ tuần, mỗi lần 30 phút để cơ thể được chuyển động đúng cách.

Nhân viên chăm sóc sức khỏe

Hầu hết các ngành nghề chăm sóc sức khỏe đều mang đến nhiều căng thẳng vì nhân viên phải làm việc trong thời gian dài ở tư thế đứng nhiều. Một số nghề đặc biệt khó khăn như y tá trong các viện dưỡng lão, chăm sóc y tế tại nhà hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu không những phải đứng trong thời gian dài, mà còn đòi hỏi phải cúi người, nâng đồ vật hoặc di chuyển bệnh nhân trong những tư thế bất tiện. Điều này ảnh hưởng xấu đến lưng và gây ra các vấn đề về khớp.

Hình 7: Điều dưỡng chăm sóc người già, kỹ thuật viên vật lý trị liệu là những công việc vất vả
Hình 7: Điều dưỡng chăm sóc người già, kỹ thuật viên vật lý trị liệu là những công việc vất vả

Các bệnh lý xương khớp có thể xuất hiện ở nhiều ngành nghề khác nhau. Việc chủ động thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ là rất cần thiết để kịp thời phát hiện bất thường trong cơ thể. Hy vọng bài viết sẽ giúp người độc nâng cao tinh thần bảo vệ chăm sóc cơ xương khớp cột sống từ sớm và đúng cách.

iCCARE có kinh nghiệm hơn 14 năm làm việc với đội ngũ bác sĩ nước ngoài, kỹ thuật viên dày dặn kinh nghiệm, và các thiết bị điều trị tối tân. Mọi câu hỏi của bạn về các bệnh lý xương khớp và dịch vụ của iCCARE CHIROPRACTIC CLINIC vui lòng liên hệ qua hotline 096 393 1999 để được tư vấn cụ thể.

>>> Xem thêm: Tại sao Chiropractic là phương pháp tối ưu cho các vấn đề cơ xương khớp?

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    X iCCare chăm sóc sức khoẻ
    bền vững cho cả gia đình!
    chat zalo call