iccare.com.vn/
Tin tức y khoa

Khớp gối “kêu trời” vì thời tiết nồm ẩm

Bác sĩ nước ngoài tại iCCARE cảnh báo, những ngày gần đây, khu vực miền Bắc chuyển từ khô hanh sang mưa phùn, nồm ẩm. Tình trạng thời tiết này không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày mà còn làm tăng nguy cơ té ngã, đặc biệt là ở người cao tuổi khi bề mặt sàn nhà, cầu thang… trở nên ẩm ướt và trơn trượt. Nồm ẩm còn khiến bệnh khớp chuyển biến nặng, khớp đau, khó cử động.

1. Cảnh báo trời nồm: nguy cơ té ngã và bệnh khớp gối ở người cao tuổi

Việc mọi người giảm tần suất tập thể dục hàng ngày do thời tiết bất lợi, giảm tiết mồ hôi kéo theo giảm uống nước, khiến bệnh khớp trở nặng hơn. Thời tiết âm u, mưa nhiều, không có nắng làm giảm hấp thụ vitamin D cũng là nguyên nhân khiến đau khớp trở nặng. Vitamin D đóng vai trò là hormone steroid liên quan đến xương và sự chuyển hóa calci, khi thiếu hụt có thể ảnh hưởng tới mức độ hoạt động của bệnh xương khớp, khớp gối.

khop-goi-keu-troi-vi-thoi-tiet-nom-am-hinh-1
Trời nồm, nền nhà ẩm ướt là nguyên nhân của nhiều ca té ngã

Khớp gối của cô Hồng sưng to và đau kể từ khi trời bắt đầu nồm ẩm khiến cô đứng lên ngồi xuống và đi lại khó khăn. Bệnh nhân 56 tuổi ở Mai Dịch, Hà Nội cho biết mỗi khi nồm ẩm hoặc thay đổi thời tiết, các khớp tay và đầu gối đau nhức, bàn tay sưng phù như bị tích nước.

“Những việc thường ngày đơn giản như nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, đi đón cháu cũng trở nên khó khăn do khớp sưng đau khiến tôi khó cầm, nắm được vật gì, đi lại thì chật vật. Cứ làm việc gì là khớp lại đau nhức, tôi phải uống thuốc giảm đau mà chỉ đỡ đau nhất thời”, cô nói.

Việc tập thể dục hàng ngày cũng bị gián đoạn. Thông thường, cô Hồng sẽ đi bộ, tập một bài thể dục nhịp điệu nhẹ theo nhóm tại công viên. Song, trời vừa nồm ẩm vừa mưa, cô không thể tập luyện và phải hạn chế leo cầu thang để tránh té ngã, chuyển sang tập bài giãn cơ, vươn thở hàng ngày. Cô Hồng đã sống chung với bệnh viêm khớp gần 10 năm, thường khám định kỳ theo quý để điều chỉnh thuốc kiểm soát và kiểm tra sức khỏe. Song, cô vẫn rất khó chịu khi bị đau và trời ẩm, bức bối vì khả năng làm việc sụt giảm.

Tương tự, bác Nam (67 tuổi, Bà Đình, Hà Nội) phải uống thêm liều thuốc bảo vệ dạ dày trong quá trình điều trị thấp khớp. Lý do là trời nồm ẩm khiến bệnh khớp bùng phát, còn thuốc điều trị khớp có tác dụng phụ gây tái đau dạ dày. Mệt mỏi vì uống nhiều thuốc, bác Nam phải nằm nghỉ suốt và thuê người phụ giúp việc nhà theo giờ.

khop-goi-keu-troi-vi-thoi-tiet-nom-am-hinh-2
Thời tiết nồm ẩm khiến bệnh khớp chuyển biến nặng

Trong thời gian qua, số bệnh nhân đến iCCARE khám khi trời nồm ẩm gia tăng. Bệnh nhân chủ yếu là người cao tuổi, trung niên, mắc các bệnh đau nhức xương khớp như viêm khớp dạng thấp, loãng xương, gout, thoái hóa khớp…

Tìm hiểu thêm: Thoái hóa khớp gối

2. Phương pháp phòng ngừa đau khớp gối mùa nồm

Để giảm bớt triệu chứng đau khớp vào mùa nồm ẩm, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên chủ động thăm khám xương khớp khi dự báo thời tiết có độ ẩm tăng cao. Mọi người không nên lạm dụng thuốc giảm đau, do thuốc có thể gây dị ứng, loét dạ dày, các vấn đề gan, thận hoặc tương tác với thuốc kiểm soát bệnh khớp gây tăng tác dụng phụ.

Mọi người nên chủ động bố trí công việc để nghỉ ngơi và massage khớp hợp lý. Nếu phải leo cầu thang hoặc đi trên đường dốc, mọi người, đặc biệt người cao tuổi, nên sử dụng tay vịn hoặc gậy chống. Khi khớp nhức mỏi, có thể dùng túi chườm ấm, massage nhẹ tại chỗ.

khop-goi-keu-troi-vi-thoi-tiet-nom-am-hinh-3
Có thể massage nhẹ nhàng hoặc chườm gối để giảm đau

Người bệnh vẫn cần đi lại, vận động và tập thể dục nhẹ nhàng để tăng độ linh hoạt cho khớp, kiểm soát các triệu chứng viêm, giảm đau và giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính khác. Một số bài tập có thể áp dụng như đi bộ với máy, đạp xe trong nhà, yoga…

Về dinh dưỡng, mọi người chú ý ăn đủ chất và cân bằng, duy trì cân nặng hợp lý. Trong đó, chế độ ăn bổ sung đủ protein, vitamin C và D, thực phẩm nhiều canxi như sữa, đậu, hạt, rau quả… Với vitamin D, bệnh nhân viêm khớp có thể sử dụng thực phẩm bổ sung, liều lượng tối đa từ bữa ăn và từ sản phẩm bổ sung là 600 IU.

Người mắc bệnh khớp nên kiêng các thực phẩm làm tăng gánh nặng cho khớp, ví dụ thịt đỏ, phủ tạng động vật, đồ ăn nhanh, đồ ăn quá chua hoặc mặn, chất kích thích. Mọi người chú ý uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, uống nước ấm, tránh để đến khi khát mới uống khiến cơ thể thiếu nước.

Nếu các triệu chứng đau trở nên bất thường, mọi người nên đến bệnh viện khám và điều trị ngay, để kiểm soát bệnh tốt nhất.

3. Điều trị khớp gối hiệu quả và an toàn tại iCCARE

Từ khi đến iCCARE, các bệnh nhân KHÔNG CÒN PHỤ THUỘC VÀO THUỐC GIẢM ĐAU bởi phương pháp điều trị khớp gối không tiêm – không thuốc – không phẫu thuật:

  • Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic, nắn chỉnh các khớp xương để điều chỉnh sự mất cân bằng khi di chuyển, từ đó chữa lành cơn đau tận gốc, ngăn ngừa tái phát.
  • Sử dụng laser tần số  cao nhằm kích thích sâu đến các mô xương, giúp tái tạo tế bào.
  • Công nghệ sóng xung kích Shockwave tác động đến những điểm đau và các mô cơ xương bị tổn thương, thúc đẩy quá trình phục hồi mô và tế bào, giảm đau, rút ngắn đáng kể thời gian điều trị.
  • Thông tin đến khách hàng chế độ dinh dưỡng phù hợp để phục hồi sụn và các mô mềm bị hư hỏng.
  • Hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu được thiết kế riêng biệt, hỗ trợ điều trị giảm đau, tăng tuần hoàn, phục hồi chức năng của khớp gối nhanh chóng.
khop-goi-keu-troi-vi-thoi-tiet-nom-am-hinh-4
Điều trị khớp gối bằng công nghệ cao

iCCARE có kinh nghiệm 14 năm làm việc với đội ngũ bác sĩ nước ngoài, kỹ thuật viên dày dặn kinh nghiệm, và các thiết bị điều trị tối tân. Mọi câu hỏi của bạn về các bệnh lý xương khớp và dịch vụ của iCCARE CHIROPRACTIC CLINIC vui lòng liên hệ qua hotline 096 393 1999 để được tư vấn cụ thể.

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    iCCare chăm sóc sức khoẻ
    bền vững cho cả gia đình!
    chat zalo call