iccare.com.vn/

Bệnh gout là gì? Tổng hợp những điều cần biết về bệnh

Bệnh gout là một bệnh lý có liên quan đến xương khớp và xuất hiện ở cả người trẻ chứ không riêng gì người cao tuổi. Bệnh gout là gì, triệu chứng của bệnh gut như thế nào và liệu rằng bệnh gout có nguy hiểm không? Tất cả đều sẽ được phòng khám CHIROPRACTIC ICCARE giải đáp ở bài viết dưới đây một cách đầy đủ nhất.

Thông tin chung về bệnh gout

Cho tới hiện tại, rất nhiều bệnh nhân vẫn còn đang mơ hồ không rõ bệnh gout là gì và có bao nhiêu loại. Cùng tìm hiểu chi tiết về khái niệm bệnh gout mà chuyên gia thống kê lại.

Bệnh gout là gì?

Bệnh gout (gút) còn được gọi là bệnh thống phong, là một dạng viêm khớp do sự tích tụ axit uric trong máu. Axit uric là một sản phẩm phụ của quá trình phân hủy purin – chất có tự nhiên trong cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm. Khi nồng độ axit uric trong máu quá cao, nó có thể kết tinh và lắng đọng trong các khớp, gây ra các triệu chứng đau đớn và viêm.

Bệnh gout hiện nay không phải là căn bệnh của “nhà giàu” nữa hay chỉ diễn ra ở nam giới. Bệnh gut có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào, thậm chí là tình trạng trẻ hóa ngày càng tăng.

Bệnh gout là gì? Đây là một dạng viêm khớp gây đau đột ngột ở các khớp
Bệnh gout là gì? Đây là một dạng viêm khớp gây đau đột ngột ở các khớp

Triệu chứng bệnh gout

Triệu chứng của bệnh gut như thế nào? Theo chuyên gia, ở giai đoạn nhẹ thì nồng độ acid uric tăng nhưng không có triệu chứng điển hình thường được gọi là tăng acid uric máu.

Tuy nhiên, theo thời gian thì nồng độ ngày càng tăng cao dẫn tới tích tụ các tinh thể urat rồi gây ra các cơn đau khớp đột ngột với các triệu chứng như:

Đau khớp cấp tính

Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh gout là cơn đau khớp cấp tính. Đau thường bắt đầu vào ban đêm và xuất hiện đột ngột với mức độ dữ dội. Cơn đau có thể kéo dài trong vài giờ đến vài ngày, thậm chí vài tuần nếu không được điều trị kịp thời.

Sưng, đỏ và nóng tại vị trí khớp bị ảnh hưởng

Khớp bị gout thường trở nên sưng, đỏ và nóng. Các triệu chứng này là kết quả của phản ứng viêm khi cơ thể phản ứng với sự hiện diện của tinh thể urat trong khớp. Khớp ngón chân cái là vị trí thường bị ảnh hưởng nhất, nhưng gout cũng có thể xảy ra ở các khớp khác như khớp mắt cá, đầu gối, cổ tay và ngón tay.

Hạn chế vận động

Khi bị gout, việc cử động khớp bị ảnh hưởng trở nên khó khăn và đau đớn. Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc đi lại, nắm bắt đồ vật hoặc thực hiện các hoạt động hàng ngày khác.

Xuất hiện tinh thể urat dưới da

Trong một số trường hợp, các tinh thể urat có thể tích tụ dưới da và hình thành các nốt nhỏ, gọi là tophi. Các nốt này thường xuất hiện ở tai, khuỷu tay, bàn tay và các khớp khác. Tophi có thể không gây đau nhưng nếu để lâu, chúng có thể dẫn đến biến dạng khớp và gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Triệu chứng toàn thân

Ngoài các triệu chứng tại khớp, người bệnh gout còn có thể trải qua các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, chán ăn và suy nhược cơ thể. Các triệu chứng này thường xuất hiện trong các đợt gout cấp tính và có thể biến mất khi cơn đau khớp giảm đi.

Triệu chứng tái phát

Gout là một bệnh có tính chất tái phát. Sau cơn đau cấp tính đầu tiên, bệnh có thể tái phát nhiều lần nếu không được kiểm soát tốt. Mỗi lần tái phát, cơn đau có thể trở nên nặng hơn và ảnh hưởng đến nhiều khớp hơn.

>>> Xem thêm: Đau bắp chân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách giảm đau bắp chân

Phân loại bệnh gout

Bệnh gout sẽ được phân loại tùy vào cấp độ, tình trạng của bệnh nhân.

Tăng nồng độ acid uric máu không triệu chứng: Ở giai đoạn này, người bệnh đã bị tăng nồng độ acid uric máu nhưng không có triệu chứng và chưa phải điều trị dù cho tinh thể urat đã lắng đọng ở các mô. Nếu như xét nghiệm máu có tăng acid uric nhưng không có biểu hiện trên lâm sàng nên tới các khoa xương khớp để được tư vấn.

  • Gout cấp tính: Là khi mà các tinh thể urat lắng đọng lại đã hình thành cấu trúc nhỏ, cứng và sắc nhọn rồi cọ xát vào lớp viêm mạc của khớp (bao hoạt dịch) gây đau, sưng và viêm. Khi điều đó xảy ra thì sẽ tạo nên các đợt gout cấp. Gout cấp sẽ xuất hiện sau khi người bệnh có vấn đề như gặp căng thẳng, vừa trải qua tiệc rượu, bữa ăn thịnh soạn hoặc sử dụng ma túy, nhiễm lạnh…
Bệnh gout cấp tính là một dạng viêm khớp do sự rối loạn chuyển hóa trong cơ thể người bệnh
Bệnh gout cấp tính là một dạng viêm khớp do sự rối loạn chuyển hóa trong cơ thể người bệnh
  • Gout mãn tính giai đoạn tạm ổn giữa các đợt cấp: Đây được hiểu là giai đoạn giữa các đợt cấp, khoảng thời gian tái phát giữa các đợt cấp không xác định có thể là vài tuần, vài tháng hay vài năm tùy thuộc vào hiệu quả điều trị và lối sống sinh hoạt người bệnh. Theo thống kê thì có khoảng 62% trường hợp tái phát lại ở ngay năm đầu tiên, 16% tại khoảng thời gian 1-2 năm, 11% trong khoảng từ 2-5 năm, 7% không tái bệnh trong 10 năm trở lên. Tuy nhiên, trong thời gian đó thì tinh thể urat vẫn sẽ lắng đọng và tích tụ ở các mô cơ thể.
Gút mạn tính giai đoạn tạm ổn định giữa các đợt cấp
Gút mạn tính giai đoạn tạm ổn định giữa các đợt cấp
  • Gout mãn tính có biến chứng: Đây được xem là một giai đoạn gây phiền toái, suy nhược cho cơ thể nhất khi xuất hiện tophi quanh các khớp, các mô cơ hay trong thậm khiến khớp và thận tổn thương nặng. Nếu không điều trị sẽ dẫn tới mãn tính.
  • Giả gút: Đây là một tình trạng bệnh giả gút hay còn được biết tới với tên gọi calcium pyrophosphate dihydrate. Các dấu hiệu tương tự như bệnh gout nhưng bù lại các đợt bùng phát thì tính nghiêm trọng sẽ giảm hơn.

Sự khác biệt giữa gout và giả gout là các khớp bị kích thích từ các tinh thể canxi pyrophosphate nhiều hơn là tinh thể urat. Và phương pháp điều trị cũng khác nhau.

Nguyên nhân bị gout

Nguyên nhân bị gout là gì, chắc chắn đây là một thắc mắc được rất nhiều người quan tâm. Thông thường, chỉ số acid uric trong máu của nam là 210 – 420 umol/L và 150 – 350 umol/L với nữ giới. Khi mà lượng acid uric trong máu tăng cao bất thường, thận không thể đào thải kịp sẽ dẫn tới bị gout.

Purine là một chất tự nhiên có trong các loại thực phẩm như thị, cá, hải sản… Khi cơ thể tiêu thụ các loại thực phẩm này sẽ tạo ra acid uric, đồng nghĩa với việc nếu ăn thịt, cá, hải sản nhiều thì lượng acid uric càng được cơ thể tạo ra nhiều hơn.

Nguyên nhân nguyên phát: Đây được cho là một nguyên nhân chiếm đa phần, gout thường gắn liền với yếu tố di truyền hay cơ địa. người bị gout vô căn sẽ tổng hợp purine nội sinh rồi kéo theo acid uric tăng quá mức. Đa phần các bệnh nhân mắc phải từ 40 tuổi trở lên bởi thói quen ăn uống không lành mạnh.

Ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân hàng đầu khiến gout xuất hiện
Ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân hàng đầu khiến gout xuất hiện

Nguyên nhân thứ phát: Là khi mà các trường hợp tăng acid uric do mắc bệnh như đa hồng cầu, leucemie kinh thể tủy hay hodgkin, sarcome hạch và đau tủy xương hoặc cũng có thể do sử dụng thuốc điều trị bệnh lý ác tính.

Đối tượng nguy cơ cao bị gout

Như đã đề cập thì bệnh gout có thể xảy ra ở tất cả các đối tượng, thậm chí là tình trạng trẻ hóa đang tăng. Dưới đây là nhóm người dễ mắc bệnh gout nhất.

Nam sau 40 tuổi

Bệnh gut là gì mà lại có tới 40% nam giới sau 40 tuổi mắc bệnh đến vậy? Nguyên nhân là do chế độ sinh hoạt không lành mạnh, thường xuyên sử dụng các chất kích thích, dùng đồ ăn có đạm động vật quá nhiều.

Phụ nữ mãn kinh

Phụ nữ mãn kinh thường bị rối loạn nội tiết tố, đặc biệt là estrogen – loại hormon có thể bài trừ acid uric. Dù vậy thì nữ giới vẫn không có nguy cơ mắc cao như nam, song một số trường hợp ăn uống không lành mạnh vẫn có thể mắc phải.

Di truyền

Người có thành viên gia đình bị gout sẽ nguy cơ mắc cao hơn thông thường.

Sống không lành mạnh

Tỷ lệ mắc bệnh gout là khoảng 1/200 người trưởng thành
Tỷ lệ mắc bệnh gout là khoảng 1/200 người trưởng thành

Sử dụng các chất kích thích sẽ làm cản trở việc loại bỏ acid uric trong cơ thể, ngoài ra khi sử dụng nhiều thức ăn có chứa purine cũng tăng nồng độ acid uric hơn.

Sử dụng thuốc

Các loại thuốc như lợi tiểu, thuốc có chứa salicylate… cũng sẽ làm tăng acid uric.

Thừa cân, béo phì

Béo phì sẽ có nhiều mô luân chuyển hơn, đồng nghĩa là tình trạng sản xuất acid uric cũng cao hơn dưới dạng chất thải chuyển hóa. Ngoài ra, các tế báo chất béo cũng sẽ hình thành nhiều cytokine gây viêm cho cơ thể.

Vấn đề sức khỏe khác

Suy thận và các bệnh lý về thận cũng sẽ khiến cho lượng acid uric tăng cao do thận không còn hoạt động đào thải như bình thường.

Bệnh gout có nguy hiểm không?

Gout là gì và liệu rằng bệnh gút có nguy hiểm đến tính mạng không? Câu trả lời là nó hoàn toàn có thể gây ra hàng loạt biến chứng nếu không được điều trị kịp thời như:

Sỏi thận: Có tới khoảng 20% bệnh nhân gout bị sỏi thận do tinh thể urat và calci tích tụ lại rồi tạo thành sỏi. Từ đó dẫn tới chức năng suy giảm, nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

  • Cầu thận bị giảm chức năng lọc.
  • Nguy cơ gây ra bệnh tim thiếu máu.
  • Khi hạt tophi vỡ gây ra loét sẽ nguy cơ bị liệt hay hoại tử khớp, từ đó vi khuẩn xâm nhập dễ hơn và gây nhiễm trùng dẫn đến viêm khớp, thậm chí là hỏng khớp.
  • Tăng nguy cơ đột quỵ hay các bệnh lý về tim.

Thoái hóa ở khớp: Là khi mà các tinh thể urat và hạt tophi cứng khiến khớp bị tổn thương.

  • Nguy cơ mắc bệnh ung thư đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt.
  • Nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
  • Rối loạn cương ở nam giới.

Phương pháp chẩn đoán bệnh gout

Chẩn đoán lâm sàng gout bằng cách thông qua mô tả cơn đau, tần suất bị đau và vị trí bị đau để xác định gout một cách dễ dàng. Dù vậy, để chắc chắn hơn thì bác sĩ cũng sẽ thực hiện một số các kiểm tra như.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu nhằm xác định nồng độ uric cao kết hợp các triệu chứng ban đầu để chẩn đoán gout. Ngoài ra, một số trường hợp có uric cao nhưng cũng có thể chưa thể hiện các triệu chứng trên.

Chẩn đoán hình ảnh

Siêu âm, chụp CT nhằm phát hiện tổn thương khớp, tinh thể trong khớp và các dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Trong khi đó, chụp X-quang để xác định tổn thương xương, khớp sau thời gian dài.

Kiểm tra dịch khớp

Thực hiện lấy chất hoạt dịch thông qua một cây kim được đưa vào một trong những khớp của bạn để loại trừ các tinh thể khác rồi chẩn đoán bệnh.

Kiểm tra dịch khớp để chẩn đoán gout
Kiểm tra dịch khớp để chẩn đoán gout

Cách điều trị bệnh gout hiệu quả

Để có điều trị bệnh gout thì người bệnh cần phải vừa điều trị thuốc vừa có thói quen sinh hoạt lành mạnh.

Dùng thuốc giảm đau hay ngăn chặn các đợt bùng phát như colchicine, allopuriod ức chế acid uric hình thành, các thuốc kháng viêm không steroid… Tuy nhiên, chỉ được sử dụng khi có sự cho phép của bác sĩ.

Ăn uống lành mạnh, hạn chế các thực phẩm có hàm lượng purine cao như thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản… và không nên lạm dụng các chất kích thích. Đây cũng chính là lý do mà nhiều người vẫn thường quan niệm gout là gì mà lại gọi là bệnh “nhà giàu”?

Thường xuyên tập thể dục rèn luyện sức khỏe, giữ trọng lượng cơ thể phù hợp, uống nhiều nước và kiềm hóa nước tiểu bằng natri bicacbonat.

Uống nhiều nước giúp thận đào thải nhanh dịch dư thừa đồng thời giảm triệu chứng sưng, viêm.

Dùng túi chườm lạnh để giảm đau, sưng, viêm.

Khám định kỳ để kiểm soát nồng độ acid uric.

Hạn chế căng thẳng, stress bởi tinh thần không tốt rất dễ dẫn tới việc cơn đau bùng phát.

Phẫu thuật: Phẫu thuật nội soi khớp được sử dụng khi mà tình trạng khớp bị viêm kéo dài. Khi đó, bao hoạt dịch của khớp sẽ được chỉ định cắt bỏ. Trường hợp khớp bị hỏng hoàn toàn phải thay bằng khớp nhân tạo.

Phòng ngừa gout thế nào?

Thay vì phải điều trị gout thì tốt hơn hết nên phòng tránh. Phòng tránh gout là gì, được hiểu là các hoạt động, biện pháp làm giảm việc tăng hàm lượng purine trong cơ thể như:

  • Kiểm soát cân nặng: Cân nặng có ảnh hưởng đến việc tăng acid uric trong máu cao nên việc kiểm soát cân nặng phù hợp sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Chế độ dinh dưỡng: Luôn hạn chế các thực phẩm chứa purine, thay vào đó là bổ sung chất xơ, nước hay protein.
  • Sống lành mạnh: Thường xuyên tập thể dục và hoạt động ngoài trời để nâng cao sức khỏe. Ngoài ra, cũng nên thăm khám định kỳ để kiểm soát nồng độ acid uric.

Một số câu hỏi thường gặp khi bị gout

Ngoài câu hỏi gout là gì thì người mắc bệnh cũng thường xuyên có các thắc mắc liên quan bệnh gút kiêng ăn gì….

Bệnh gút có ăn được rau mồng tơi không?

Rau mồng tơi có hàm lượng purine khá cao nên tốt hơn hết là không nên ăn mồng tơi hoặc hạn chế.

Bệnh gút có ăn được đậu phụ không?

Người bị gout hoàn toàn có thể ăn được đậu phụ khi mà hàm lượng purine khá thấp (dưới 30 mg purin/100g đậu phụ). Nên nhớ, giới hạn hàm lượng purine cho người gout là 400 mg purin/ngày .

Bệnh gút có ăn được trứng gà không?

Người bị bệnh gout có thể ăn được trứng gà bởi hàm lượng purine thấp và trứng cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào.

Bệnh gút có ăn được đậu đen không?

Người bị gout nên hạn chế hay tốt nhất là không nên ăn đỗ đen khi purine có trong loại thực phẩm này rất cao.

Gout là gì, những ai dễ bị gout và điều trị như thế nào? Hàng loạt thắc mắc này đều đã được giải đáp bằng thông tin bên trên. Đồng thời, giúp cho mọi người biết được cách phòng tránh gout hiệu quả trong sinh hoạt của bản thân.

>>> Xem thêm: Trẹo mắt cá chân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    chat zalo call