iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Cột sống và xương khớp bất ổn của những vận động viên bắn súng

Các vận động viên bắn súng không hề nhàn hạ như nhiều người vẫn nghĩ. Đằng sau những thao tác tưởng chừng đơn giản là chuỗi ngày luyện tập vất vả và luôn thường trực các bệnh nghề nghiệp như: cột sống, xương khớp, máu không lên não…

Hình 1: Bộ môn bắn súng không hề nhàn như nhiều người nghĩ
Hình 1: Bộ môn bắn súng không hề nhàn như nhiều người nghĩ

Với bắn súng, tập luyện như tập trận

Trong các môn thể thao, bắn súng là môn không mang tính va chạm và đối kháng giữa các vận động viên. Tuy nhiên, xạ thủ tập luyện môn này vẫn có những khó khăn riêng và đối diện với những chấn thương tiềm ẩn mà ít người biết đến. 

Hình 2: Vận động viên bắn súng phải chịu khối lượng tĩnh trong thời gian dài
Hình 2: Vận động viên bắn súng phải chịu khối lượng tĩnh trong thời gian dài

Cụ thể, bắn súng đòi hỏi sự tập trung cao độ, sự chính xác gần như tuyệt đối nên vận động viên bắn súng phải chịu khối lượng tĩnh trong thời gian dài. Qua nhiều tháng, nhiều năm, họ phải đứng bắn, quỳ bắn, nằm bắn nên khớp gối, hông, vai cổ, thắt lưng và cổ chân dễ bị vôi hóa, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe khi tuổi càng cao.

Hình 3: Khớp gối, hông, vai cổ, thắt lưng và cổ chân vđv bắn súng dễ bị vôi hóa
Hình 3: Khớp gối, hông, vai cổ, thắt lưng và cổ chân vđv bắn súng dễ bị vôi hóa

>>> Xem thêm: Thoái hóa khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Giây phút vận động viên bắn súng yên lặng nhất chính là giây phút họ tốn nhiều sức nhất. Nhìn bên ngoài chỉ là lặp lại vài động tác đơn giản gồm cầm súng, vào vị trí, ngắm và bắn. Nhưng thực tế, lúc này xạ thủ phải xử lý tốt rất nhiều việc như ngắm đúng mục tiêu, giữ súng ổn định không được dao động, bắn trúng, hạn chế lực giật của súng…

Bệnh cột sống của các vận động viên bắn súng

Bệnh nghề nghiệp của vận động viên bắn súng cũng đến từ sự “nhàn” đó. Việc đứng lâu ở một tư thế trong nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm cũng dẫn tới những vấn đề về cột sống, xương khớp. Vậy nên, ít người hâm mộ biết rằng đa phần các VĐV súng trường đều bị vẹo cột sống và VĐV súng ngắn thường bị lệch vai do nghiêng về một bên.

Hình 4: VĐV súng trường đều bị vẹo cột sống và VĐV súng ngắn thường bị lệch vai do nghiêng về một bên
Hình 4: VĐV súng trường đều bị vẹo cột sống và VĐV súng ngắn thường bị lệch vai do nghiêng về một bên

>>> Xem thêm: Vẹo cột sống: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa hiệu quả

Ví dụ ở nội dung súng ngắn hơi 10m mà Hoàng Xuân Vinh từng giành huy chương vàng và Trịnh Thu Vinh nổi lên từ Olympic mới đây, các xạ thủ phải đứng lệch về một bên, một vai cao, một vai thấp. Điều này diễn ra lâu dài khiến cột sống bị cong vẹo và các bệnh lý khác liên quan tới đĩa đệm. Còn ở tư thế quỳ bắn, vận động viên phải vác khẩu súng nặng 20kg trên vai, trong tư thế tĩnh. Sức nặng của khẩu súng sẽ khiến khớp gối và vai của các xạ thủ bị ảnh hưởng.  

Hình 5: Để dành được huy chương, các vđv bắn súng đã phải hy sinh rất nhiều
Hình 5: Để dành được huy chương, các vđv bắn súng đã phải hy sinh rất nhiều

Các vận động viên luôn biết vượt qua khó khăn, hy sinh bản thân mình để hướng tới thành thích cao trong thi đấu. Vì vậy dù vận động viên Trịnh Thu Vinh không giành được huy chương Olympic 2024 thì thành tích của cô vẫn rất đáng tự hào và xứng đáng được động viên và khích lệ trong tương lai.

Hình 6: Thành tích của vận động viên Trịnh Thu Vinh tại Olympic 2024 rất đáng được hoan nghênh
Hình 6: Thành tích của vận động viên Trịnh Thu Vinh tại Olympic 2024 rất đáng được hoan nghênh

>> Xem thêm: Điều Trị Cong Vẹo Cột Sống Bằng Phương Pháp Chiropractic

Chúng tôi có kinh nghiệm hơn 14 năm làm việc với đội ngũ bác sĩ nước ngoài, kỹ thuật viên dày dặn kinh nghiệm, và các thiết bị điều trị tối tân. Mọi câu hỏi của bạn về các bệnh lý xương khớp và dịch vụ của iCCARE CHIROPRACTIC CLINIC vui lòng liên hệ qua hotline 096 393 1999 để được tư vấn cụ thể.

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    chat zalo call
    @!-/#Chào mỪng1
    @!-/#Chào mỪng1