iccare.com.vn/
Tin tức y khoa

Cần phát hiện sớm: Cong vẹo cột sống học đường

Cong vẹo cột sống (biến dạng cột sống) là tình trạng cột sống bị uốn cong về bên trái hoặc bên phải (vẹo cột sống) hay bị cong quá mức về phía trước hay phía sau, do đó cột sống bị mất đường cong tự nhiên gây đau nhức dữ dội.

Tình trạng cong vẹo học đường đáng báo động

Những con số đáng báo động về cong vẹo cột sống tại Việt Nam: Chiếm 1-4% dân số trong khoảng từ 6-18 tuổi

can-phat-hien-som-cong-veo-cot-song-hoc-duong-hinh-1

Cong vẹo cột sống ở trường học thường phát sinh do sự sai lệch tư thế:

  • Ngồi học với bàn ghế không phù hợp với chiều cao của học sinh
  • Mang cặp sách quá nặng về một bên tay, vai; 
  • Hệ thống chiếu sáng kém, bắt buộc học sinh phải cúi đầu khi đọc, viết hoặc học nghề); 
  • Do các tư thế xấu (đi, đứng, ngồi không đúng tư thế; 
  • Cường độ hoạt động không thích hợp với lứa tuổi…

Ngoài ra, cong vẹo cột sống còn có thể do trẻ mắc các bệnh liên quan đến cột sống, thể trạng học sinh kém do ít hoạt động thể thao, suy dinh dưỡng (còi xương) hoặc do ngồi, đi đứng quá sớm. Cong vẹo cột sống mức nhẹ thường ít gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm, cong vẹo cột sống có thể tiến triển nặng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống sau này:

  • Gây lệch trọng tâm cơ thể, thị giác giảm, trí não kém tập trung.
  • Cột sống vẹo lệch gây chèn ép các cơ quan nội tạng tim, phổi ảnh hưởng đến hô hấp, suy tim, chèn dây thần kinh… – Tướng đi bị lệch, dị dạng thân hình, thể hình thiếu thẩm mỹ, tâm lý tự ti.
  • Thường xuyên đau lưng, khó chịu, giấc ngủ không sâu.
  • Vận động chậm chạp, nhút nhát
  • Vận động kém, ảnh hưởng xấu đến tâm lý, khiến trẻ tự ti, nhút nhát

Đặc biệt, những hiện tượng này kéo dài chính là tiền đề dẫn đến các bệnh xương khớp nặng nề như: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống sau này.

Cha mẹ cần chủ động tầm soát những bất thường từ cột sống cho con

can-phat-hien-som-cong-veo-cot-song-hoc-duong-hinh-3

Cong vẹo cột sống chưa nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể làm con giảm hoặc mất khả năng học tập và sinh hoạt và tác động xấu đến tâm lý của trẻ.

Một phụ huynh đến iCCARE cho biết nhận thấy bất thường trong dáng đi của con, gia đình đã đưa con trai học lớp 3 đến thăm khám. Kết quả kiểm tra và chụp chiếu cho thấy cậu bé bị cong vẹo cột sống. Do mức độ cong vẹo cột sống của cậu bé chưa quá nặng nên ngoài việc thực hiện một số kỹ thuật nắn chỉnh Chiropractic, các bác sĩ đã tư vấn bài tập chỉnh hình tư thế sinh hoạt ở nhà để điều chỉnh cột sống cho bé.

Mẹ bé Phương (14 tuổi) cho biết, chị đi đưa con gái đi khám tổng thể thì phát hiện con bị cong vẹo cột sống. Con gái chị được xây dựng phác đồ điều trị bao gồm nắn chỉnh Chiropractic và vật lý trị liệu công nghệ cao. Bác sĩ còn hướng dẫn bé các bài tập phục hồi chức năng tại nhà để điều chỉnh tư thế.

“Nhờ tuân thủ liệu trình điều trị nên đến nay, độ cong vẹo cột sống của con tôi đã giảm, con tôi không còn cảm giác đau lưng và đau tức ngực, khó thở như trước,” vị phụ huynh này chia sẻ.

Cột sống có vai trò hết sức quan trọng trong mọi hoạt động sống của con người. Nó tạo thành bộ khung nâng đỡ cơ thể, tạo cho con người có dáng đứng thẳng, bảo vệ tủy sống và các cơ quan nội tạng trong cơ thể.

Phòng chống cong vẹo cột sống học đường ngay từ bây giờ

can-phat-hien-som-cong-veo-cot-song-hoc-duong-hinh-2

Trên thực tế, bàn ghế, chiếu sáng nơi học tập, cặp sách các em học sinh mang hằng ngày có thể là những yếu tố nguy cơ gây cong vẹo cột sống ở học sinh.

Để đảm bảo tư thế ngồi học đúng, nhà trường, gia đình cần trang bị bộ bàn ghế phù hợp với kích thước cơ thể học sinh. Đặc biệt, ngay từ khi mới đi học (mẫu giáo, tiểu học), thầy cô giáo, gia đình cần nhắc nhở để tạo thói quen ngồi đúng tư thế cho học sinh.

Khi ngồi, hai bàn chân được đặt ngay ngắn, vững chắc trên sàn, giữa cẳng chân và đùi tạo thành 1 góc tối ưu là 90 độ (dao động trong khoảng 75-105 độ), nên để cạnh trước của mặt ghế ăn sâu vào cạnh sau mặt bàn 4-6cm, lưng có thể tựa vào tựa lưng của ghế để tăng thêm điểm tựa, thân thẳng, đầu và cổ hơi ngả về phía trước, hai tay để ngay ngắn trên mặt bàn.

Nếu học sinh không có thói quen ngồi đúng tư thế từ khi mới đi học thì sau này rất khó sửa. Tư thế ngồi sai không chỉ gây ra tình trạng cong vẹo cột sống mà có thể dẫn đến những rối loạn cơ xương khác và nguy cơ mắc tật cận thị cao.

Cùng với đó, học sinh không mang cặp quá nặng, trọng lượng cặp sách không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể. Cặp phải có 2 quai, khi sử dụng học sinh đeo đều hai vai, tránh đeo lệch về 1 phía.

Nhà trường và gia đình cần phối hợp giúp học sinh có một chế độ học tập và sinh hoạt hợp lý. Trong thời gian ở trường cũng như ở nhà, học sinh không nên ngồi học, xem tivi quá lâu, giữa các giờ học (khoảng 35-45 phút) học sinh phải có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để giảm gánh nặng thể chất, tăng cường hoạt động vận động ngoài trời.

Ngoài ra, gia đình và nhà trường cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, tính đa dạng về giá trị dinh dưỡng của mỗi bữa ăn của học sinh, đặc biệt cần quan tâm đến các thực phẩm có nhiều canxi và vitamin D – các yếu tố tốt cho sự phát triển của xương.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo việc khám cong vẹo cột sống định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các trường hợp cong vẹo cột sống để có thể hướng xử trí kịp thời.

Tìm hiểu thêm https://vtcnews.vn/chiropractic-cach-dieu-tri-khoa-hoc-cho-benh-nhan-co-xuong-khop-ar865351.html

Với hơn 14 năm kinh nghiệm đi đầu trong phát triển phương pháp Chiropractic tại Hà Nội, hãy để iCCARE thay cha mẹ bảo vệ sức khỏe cho con ngay từ những năm tháng đang phát triển với phác đồ điều trị CONG VẸO CỘT SỐNG khoa học chuẩn Mỹ. Mọi câu hỏi của bạn về các bệnh lý xương khớp và dịch vụ của iCCARE CHIROPRACTIC CLINIC vui lòng liên hệ qua hotline 096 393 1999 để được tư vấn cụ thể.

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    iCCare chăm sóc sức khoẻ
    bền vững cho cả gia đình!
    chat zalo call