Các bệnh về xương khớp ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Những vấn đề này không chỉ gây ra đau đớn và hạn chế vận động mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng phòng khám iCCARE tìm hiểu về 7 bệnh lý xương khớp thường gặp và các biện pháp phòng tránh hiệu quả. Việc nhận biết sớm và áp dụng các phương pháp phòng ngừa phù hợp sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe xương khớp, duy trì cuộc sống khỏe mạnh và năng động.
Bệnh về cơ xương khớp là gì?
Bệnh cơ xương khớp là tình trạng suy giảm chức năng của hệ thống cơ, xương, khớp, dây chằng và thần kinh. Người mắc bệnh sẽ gặp phải những cơn đau, giảm khả năng di chuyển, gây cản trở trong sinh hoạt hàng ngày và làm giảm chất lượng cuộc sống. Các bệnh về cơ xương khớp rất đa dạng, với khoảng 200 loại bệnh, được phân thành hai nhóm chính:
Bệnh do chấn thương: Bao gồm các chấn thương từ tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn trong sinh hoạt và chấn thương thể thao.
Bệnh không do chấn thương: Bao gồm các bệnh lý như bệnh tự miễn hệ thống (viêm khớp dạng thấp, viêm khớp cột sống, lupus ban đỏ hệ thống, viêm cơ tự miễn, xơ cứng bì), viêm khớp tinh thể (gout), các bệnh thoái hóa xương khớp, viêm gân, u xương,…
Những nguyên nhân gây ra các bệnh về xương khớp
Các nguyên nhân chính dẫn đến bệnh xương khớp bao gồm:
- Sai lệch tư thế: Việc liên tục lặp lại các thói quen có hại trong thời gian dài (ngồi nhiều, gù lưng, cúi gằm mặt, nằm sấp,…) sẽ dần hình thành các vấn đề nghiêm trọng đối với cột sống và hệ cơ xương khớp
- Lão hóa: Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể khiến sụn khớp bị mài mòn, dẫn đến thoái hóa khớp hoặc loãng xương ở người cao tuổi.
- Chấn thương: Tai nạn, thường xuyên làm việc nặng gây áp lực và tổn thương xương khớp.
- Thiếu vận động: Giảm sự linh hoạt của sụn khớp, khiến các cơ quanh khớp suy yếu và dễ mất sức.
- Di truyền: Yếu tố di truyền gây ra nhiều bệnh xương khớp như viêm khớp dạng thấp, gout,…
- Chế độ dinh dưỡng: Thiếu lành mạnh, thừa hoặc thiếu dưỡng chất, ảnh hưởng đến sự nuôi dưỡng sụn khớp.
- Thay đổi nội tiết tố: Đặc biệt ở phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh.
- Rối loạn hệ miễn dịch: Gây ra các bệnh tự miễn ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp.
>>> Xem ngay: Tổng hợp các bệnh về tuyến giáp thường gặp và cách điều trị
Các bệnh về xương khớp thường gặp
Dưới đây là 7 bệnh lý về xương khớp phổ biến hàng đầu (bệnh không do chấn thương):
Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là tình trạng sụn và xương dưới sụn bị tổn thương, kèm theo viêm và giảm chất lượng dịch khớp. Đây là bệnh lý mãn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn, thường gặp ở người lớn tuổi (sau 40 tuổi) do quá trình lão hóa tự nhiên. Phụ nữ có nguy cơ cao hơn nam giới do trải qua sinh nở và thay đổi nội tiết tố giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh. Điều trị đúng cách giúp làm chậm tiến triển của bệnh.
Nguyên nhân
- Tuổi tác: Tuổi cao là nguyên nhân chủ yếu gây thoái hóa khớp.
- Yếu tố nguy cơ khác: Di truyền, béo phì, chấn thương khớp trước đó, viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng hoặc chấn thương mạnh tại khớp (ngã, tai nạn lao động, thể thao…).
Triệu chứng
- Đau nhức quanh khớp: Đau âm ỉ quanh khớp thoái hóa. Nghỉ ngơi giảm đau nhưng tình trạng nặng có thể kéo dài và nghiêm trọng hơn.
- Cứng khớp: Xảy ra vào buổi sáng, người bệnh khó di chuyển và cần khoảng 30 phút để khớp trở lại bình thường.
- Biến dạng khớp: Khớp thoái hóa có thể sưng to hoặc cơ teo nhỏ lại.
- Hạn chế hoạt động: Các hoạt động hàng ngày như cúi người, quay đầu có thể bị hạn chế.
Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng lớp nhân nhầy ở đĩa đệm tràn ra ngoài, chèn ép lên dây thần kinh, gây bệnh rễ thần kinh. Bệnh này có thể xảy ra ở cả người già và người trẻ tuổi. Các yếu tố nguy cơ bao gồm lão hóa, thói quen sinh hoạt đặc biệt như ngồi lâu, bưng vác nặng và thừa cân – béo phì. Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở các đốt sống chịu lực nhiều nhất, như cột sống thắt lưng và cột sống cổ.
Nguyên nhân: có thể bao gồm yếu tố di truyền, tư thế làm việc không đúng, hoạt động thể chất quá mức, quá trình thoái hóa tự nhiên, tai nạn hoặc chấn thương cột sống.
Cảm giác đau lan tỏa từ vùng thắt lưng xuống chân (đau dây thần kinh tọa) do thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng là tình trạng phổ biến nhất ở những người mắc bệnh này.
Triệu chứng: bao gồm đau âm ỉ ở vùng lưng dưới hoặc cổ, tăng lên khi vận động như cúi người, bưng đồ nặng, đứng hoặc ngồi lâu, hoặc cử động cổ nhiều. Bệnh còn kèm theo triệu chứng chèn ép rễ thần kinh như đau lan xuống mông, đùi, bắp chân, bàn chân (đối với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng) và đau lan xuống vai, cánh tay, cẳng tay, bàn tay (đối với thoát vị đĩa đệm cột sống cổ).
Ngoài ra, người bệnh thường cảm thấy tê bì, châm chích. Trường hợp nặng, thoát vị đĩa đệm có thể gây chèn ép tủy sống, một phần quan trọng của hệ thần kinh trung ương. Chèn ép tủy sống gây ra các triệu chứng nguy hiểm cần cấp cứu như yếu liệt hai chân, mất cảm giác hai chân, và rối loạn đi tiểu. Khi có dấu hiệu này, cần đến cơ sở y tế ngay để chẩn đoán và điều trị sớm.
>>> Xem ngay: Điểm danh các bệnh cột sống thường gặp và cách điều trị
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn mạn tính gây viêm khớp do hệ thống miễn dịch bị rối loạn và tấn công bao hoạt dịch. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến nhiều khớp và các mô, cơ quan khác của cơ thể. Tại Việt Nam, tình trạng này phổ biến ở phụ nữ trung niên từ 30 – 60 tuổi, chiếm khoảng 70 – 80%.
Nguyên nhân cụ thể của viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được xác định hoàn toàn, nhưng các nhà khoa học cho rằng bệnh này có liên quan đến yếu tố di truyền.
Một dạng viêm thấp khớp đặc trưng là viêm cột sống dính khớp, ảnh hưởng đến khớp cùng chậu, cột sống và các khớp chi dưới, có xu hướng gây dính khớp và viêm các điểm bám gân. Hơn 90% người mắc bệnh này có chứa kháng nguyên HLA-B27, một loại kháng nguyên bạch cầu đặc trưng có khả năng tự miễn dịch và gây viêm.
Triệu chứng: phổ biến nhất là sưng, nóng, đau và hạn chế vận động các khớp bàn tay, thường đối xứng hai bên. Người bệnh đau liên tục cả ban ngày và ban đêm.
Người bệnh thường bị cứng khớp buổi sáng kéo dài hơn 30 phút. Khi bệnh kéo dài và trở nặng, các khớp bàn tay có thể biến dạng, hạn chế vận động và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, trong giai đoạn muộn, viêm khớp dạng thấp có thể gây các triệu chứng ngoài khớp như nốt dưới da, khô mắt, khô miệng và ảnh hưởng đến tim, phổi, thậm chí đe dọa tính mạng.
Đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa là tình trạng cơn đau lan từ vùng mông xuống theo đường đi của dây thần kinh tọa.
Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa bao gồm:
- Thoát vị đĩa đệm: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Khối lồi ra phía sau của đĩa đệm gây chèn ép lên dây thần kinh tọa, gây đau nhức.
- Thoái hóa cột sống thắt lưng: Tình trạng thoái hóa hình thành gai xương, xâm lấn vào lỗ liên hợp cột sống – vị trí dây thần kinh tọa đi ra khỏi cột sống. Gai xương lớn có thể tác động đến dây thần kinh tọa, gây đau. Một số trường hợp thoái hóa làm hẹp ống sống cũng gây đau.
- Trượt đốt sống: Trượt đốt sống làm hẹp lỗ liên hợp cột sống, tác động đến thần kinh tọa, khiến người bệnh đau nhức.
- Chấn thương và viêm: Những nguyên nhân khác gây đau thần kinh tọa bao gồm chấn thương, viêm,…
Biểu hiện đau thần kinh tọa bao gồm:
- Đau nhức, khó chịu dọc từ thắt lưng xuống hông, sau đùi, bắp chân, cổ chân, đến bàn chân, cần chữa trị càng sớm càng tốt.
- Cơn đau lan tỏa từ cột sống dưới (thắt lưng) đến mông và xuống phía sau chân.
- Đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa, từ cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và các ngón chân.
- Người bệnh bị đau dữ dội khi ngồi lâu một tư thế, ho hoặc hắt hơi.
- Yếu, tê, ngứa ran một bên chân hoặc bàn chân khiến cử động gặp khó khăn.
- Khi tình trạng đau dây thần kinh tọa trở nên nghiêm trọng, việc đi lại có thể trở nên khó khăn, thậm chí không thể đi lại.
Bệnh gai cột sống
Gai cột sống là tình trạng xương phát triển thêm trên thân đốt, đĩa sụn hoặc dây chằng quanh khớp.
Nguyên nhân chính của bệnh xương khớp này là do thoái hóa đĩa sụn và xương, hình thành những mảnh xương nhọn, gai, gây áp lực lên các dây thần kinh khiến bệnh nhân đau.
Ban đầu, phần lớn bệnh nhân không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, gai có thể va chạm với các cấu trúc xương và mô mềm như dây chằng, gây đau trầm trọng hơn.
Triệu chứng của gai cột sống:
- Đau ở vùng cổ, thắt lưng, đặc biệt khi đứng hoặc di chuyển.
- Trong các trường hợp nghiêm trọng, đau có thể lan từ cổ xuống tay, hoặc gây tê ở lưng và lan ra hai chân.
- Mức độ đau tăng khi di chuyển hoặc vận động nhiều, giảm khi nghỉ ngơi. Do đó, bệnh nhân thường hạn chế vận động ở các vùng này để giảm đau.
>>> Xem ngay: Tổng hợp các bệnh về chân phổ biến nhất hiện nay
Bệnh Gout (Gút)
Nguyên nhân: Bệnh gout xảy ra khi có sự rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể, dẫn đến tăng nồng độ axit uric trong máu. Axit uric, được đào thải qua nước tiểu và phân, tích tụ khi ăn quá nhiều thực phẩm chứa purin (như nội tạng động vật, thịt bò, thịt dê, thịt cừu và hải sản) hoặc khi khả năng thải axit uric giảm (như trong trường hợp suy thận hay rối loạn di truyền). Nồng độ axit uric cao kéo dài dẫn đến hình thành và lắng đọng tinh thể urat tại các khớp, da, tim, thận,…
Triệu chứng: Các tinh thể urat tại khớp gây ra đợt viêm khớp đột ngột với biểu hiện sưng, nóng, đỏ và đau dữ dội trong vài ngày rồi tự khỏi. Các khớp thường bị ảnh hưởng là khớp bàn ngón chân, cổ chân và gối. Khi bệnh tiến triển, cơn đau thường xuyên và kéo dài hơn, ảnh hưởng nhiều khớp như bàn tay, khuỷu tay, vai. Nếu không điều trị đúng cách, bệnh gout có thể gây hậu quả nặng nề như biến dạng và phá hủy khớp, tàn phế, suy tim và suy thận.
Thoái hóa cột sống
Bắt đầu từ độ tuổi 30, cột sống bắt đầu quá trình thoái hóa, và tốc độ này tăng dần theo độ tuổi. Quá trình thoái hóa cột sống ảnh hưởng đến các thành phần như sụn, xương dưới sụn và màng hoạt dịch khớp. Trong đó, tế bào sụn khớp và xương dưới sụn đóng vai trò rất quan trọng.
Trong hệ thống cột sống, có ba vùng thường gặp hiện tượng thoái hóa, mỗi vùng có những triệu chứng khác nhau:
- Thoái hóa cột sống cổ: Người bệnh thường cảm thấy đau ở vùng cổ (phía sau gáy), đau lan từ cổ sang vai và thậm chí ra cánh tay. Trường hợp nặng có thể gây tê liệt ngón tay, đau lan đến đỉnh đầu, ù tai và cảm giác nặng mắt.
- Thoái hóa cột sống thắt lưng: Triệu chứng phổ biến là đau nhức ở vùng thắt lưng. Khi bệnh trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể cảm thấy tê bì từ mông đến chân và đau nhức lan tỏa đến bàn chân.
- Thoái hóa cột sống ngang ngực: Ít phổ biến hơn, nhưng gây đau ở vùng ngực, kéo dài ra phía trước ngực và gây khó thở.
Cách phòng tránh bệnh xương khớp hiệu quả
Các bệnh xương khớp thường phải điều trị trong thời gian dài và việc phục hồi hoàn toàn tương đối khó khăn. Do đó, bạn cần có biện pháp phòng ngừa để hạn chế các yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh xương khớp:
Nắn chỉnh Chiropractic thường xuyên
Nắn chỉnh xương khớp Chiropractic hiện là phương pháp hiệu quả nhất giúp điều chỉnh tư thế để bảo toàn đường cong sinh lý và khơi dậy tiềm năng sức khỏe trong cơ thể mỗi người.
Phương pháp nắn chỉnh cột sống sẽ:
- Loại bỏ những sai lệch đang tồn tại hệ thống cơ xương khớp.
- Giải tỏa những chèn ép lên dây thần kinh cột sống và các bó cơ.
- Kích thích cơ thể tự đứng thằng cũng như điều chỉnh tư thế phù hợp mà không gây ra nhức mỏi thông thường.
Rèn luyện
Vận động thể chất thường xuyên với các bài tập như đi bộ, bơi lội, đạp xe, tập yoga,… để tăng cường sự linh hoạt cho xương khớp.
Đảm bảo dinh dưỡng
Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho xương khớp như canxi, vitamin D và các chất chống oxy hóa từ rau củ, trái cây và hạt giúp bảo vệ xương khớp.
Duy trì cân nặng cân đối
Giữ cân nặng ở mức cân đối, giảm cân lành mạnh nếu bạn đang gặp phải tình trạng thừa cân để giảm áp lực lên xương khớp và hạn chế nguy cơ thoái hóa khớp.
Từ bỏ các thói quen xấu
Hạn chế sử dụng thuốc lá và bia rượu để tránh viêm nhiễm làm suy yếu xương khớp.
Hạn chế ngồi trong thời gian dài và đứng lên để vận động nhẹ nhàng sau mỗi 1 tiếng ngồi làm việc. Hạn chế bê đỡ các vật quá nặng làm tổn thương xương khớp.
>>> Tham khảo ngay: Tổng hợp đầy đủ các bệnh về khớp gối thường gặp nhất
Tạo các thói quen tốt
Giữ ấm cho cơ thể, ngủ đủ giấc để hạn chế sự phát triển của các phản ứng viêm và giữ cho tinh thần lạc quan.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần giúp phát hiện sớm các vấn đề về xương khớp và tiến hành điều trị kịp thời.
iCCARE có kinh nghiệm hơn 14 năm làm việc với đội ngũ bác sĩ nước ngoài, kỹ thuật viên dày dặn kinh nghiệm, và các thiết bị điều trị tối tân. Nếu quý khách đang có câu hỏi về các bệnh lý xương khớp và dịch vụ của iCCARE CHIROPRACTIC CLINIC vui lòng liên hệ qua hotline 096 393 1999 để được tư vấn cụ thể.