Viêm khớp cùng chậu có thể gây ra biến chứng rất nguy hiểm nếu như không được can thiệp kịp thời. Việc phát hiện các triệu chứng đóng vai trò then chốt trong việc chẩn đoán cũng như áp dụng cách chữa hiệu quả nhất.
Viêm khớp cùng chậu là gì?
Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm xảy ra ở một hay cả hai khớp, đoạn nối giữa xương sống với xương chậu gần hông. Đây cũng chính nguyên nhân dẫn tới viêm cột sống dính khớp. Ngoài ra, viêm khớp cùng chậu cũng gây đau lưng dưới, mông và chân. Đáng nói, nó rất dễ nhầm lẫn với một số các bệnh lý khác như đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm…
Dấu hiệu của viêm khớp cùng chậu
Khi mắc phải tình trạng này, người bệnh sẽ cảm thấy đau khu vực thắt lưng, hông và lưng dưới. Một số trường hợp còn gây ảnh hưởng đến cả chân, bàn chân. Ngoài ra, viêm khớp cùng chậu thậm chí xuất hiện các triệu chứng khác như:
Cơn đau nặng hơn khi phải đứng lâu hay trọng lực phải dồn sang một bên chân hoặc mỗi lần leo cầu thang, chạy bộ và xoay hông…
- Tê cứng chân mỗi khi ngồi hay đứng lâu.
- Chân khó khăn trong việc co, gập, khoanh hay duỗi.
- Cơn đau khiến dáng đi thay đổi, vận động bị hạn chế.
- Khu vực viêm có biểu hiện sưng bóng, đỏ đau cũng như là rát buốt.
- Nếu người bệnh mang thai, cơn đau sẽ diễn ra ở mọi tư thế.
- Khớp cùng chậu có hiện tượng đau, sưng và nóng, đỏ.
- Có thể sốt nhẹ.
>>> Xem thêm: Viêm khớp háng: Nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị
Nguyên nhân gây viêm khớp cùng chậu
Có khá nhiều các nguyên nhân gây ra tình trạng này, nó có thể đến từ lão hóa theo thời gian hoặc các chấn thương.
Lão hóa
Theo thời gian, tuổi tác càng cao thì xương khớp càng yếu dần đi, khả năng gặp vấn đề cũng sẽ tăng lên. Trong đó, bao gồm cả viêm khớp cùng chậu. Do đó, người già là một đối tượng dễ gặp phải bệnh lý này nhất.
Chấn thương
Một số các chấn thương trực tiếp tác động lên vùng hông hay háng do ngã xe, tai nạn, té ngã… đều có thể khiến tình trạng viêm xảy ra. Từ đó, dẫn tới việc viêm khớp cùng chậu.
Viêm khớp
Các loại viêm khớp hoàn toàn có thể xảy ra ở khu vực khớp xương cùng bởi tình trạng đứt dây chằng cũng như bào mòn và hư hại khớp. Cụ thể, viêm khớp cột sống dính khớp xuất hiện tại các khớp cột sống nhưng triệu chứng ban đầu của bệnh lý này chính là viêm khớp cùng chậu.
Ngoài ra, viêm khớp vảy nến – Là một trong những loại bệnh mãn tính xảy ra ở những người viêm da vảy nến khá nặng nề. Vấn đề này dẫn tới viêm các khớp cột sống, bao gồm cả khớp cùng chậu.
Viêm khớp cùng chậu do mang thai
Trường hợp người bệnh trong quá trình mang thai, hormone khiến các cơ và dây chằng bị giãn ra và các khớp cùng chậu trở nên lỏng lẻo. Cộng thêm việc các áp lực cũng bắt đầu tăng lên khiến khớp cùng chậu mòn và dễ viêm.
Nhiễm trùng
Viêm túi thừa sinh mủ từ vi khuẩn Staphylococcus aureus hoặc nhiễm khuẩn dây chằng hay các mô mềm xung quanh khớp cùng chậu và cả viêm đại tràng cũng như tình trạng viêm vùng kín ở phụ nữ… đều có thể gây nên viêm khớp cùng chậu.
Ngoài ra, những người bị lupus ban đỏ hệ thống hay bệnh gút… là các đối tượng có nguy cơ mắc vấn đề này cao hơn thông thường.
Những ai dễ mắc viêm khớp cùng chậu?
Bất cứ ai cũng có thể mắc phải tình trạng này, song những người sau đây vẫn nguy cơ cao hơn cả.
Người già: Khi tuổi càng cao thì đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch càng kém đi. Khả năng chống chọi với các nguồn gây bệnh càng thấp đi. Từ đó, dẫn việc làm tăng nguy cơ mắc phải viêm khớp cùng chậu hơn người trẻ.
Người có hệ miễn dịch suy yếu: Cho dù là vấn đề về sức khỏe, chấn thương… làm suy giảm hệ miễn dịch đều khiến cho bản thân dễ mắc viêm khớp cùng chậu hơn hẳn. Điển hình như nhiễm HIV, dùng corticosteroid trong một thời gian dài hay việc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.
Người mắc bệnh nhiễm trùng: Người bệnh bị nhiễm trùng từ các bệnh khác đều có thể lan sang khớp cùng chậu rồi gây nên tình trạng viêm khớp. Do đó, cần hết sức chú ý nếu như bản thân đang bị nhiễm trùng cần phải chữa trị triệt để.
Viêm khớp cùng chậu có nguy hiểm không?
Nếu như người bệnh không được can thiệp kịp thời hoàn toàn có thể gây ra hàng loạt các biến chứng khôn lường.
Hạn chế vận động: Viêm khớp cùng chậu diễn ra trong một khoảng thời gian dài đương nhiên sẽ khiến cho vùng tổn thương ngày càng lan rộng hơn. Từ đó, xâm lấn đế hệ thống dây thần kinh tọa, các cơ lân cận như cơ mông hoặc cơ đùi. Người bệnh khi đó sẽ dễ bị teo cơ hơn và khả năng vận động cũng giảm đi.
Liệt chi: Trường hợp, khớp cũng như dây thần kinh quan trọng bị ảnh hưởng đều có thể gây nên dính khớp hoặc biến dạng khớp. Bắt đầu có cảm giác tê cứng chi, khó xoay người, không thể khom lưng cũng như ngồi lâu. Theo thời gian có thể dẫn tới liệt.
Ảnh hưởng đến sinh sản: Trường hợp phụ nữ mang thai bị viêm khớp cùng chậu rất dễ gây ra tình trạng viêm vòi trứng hoặc viêm cổ tử cung. Từ đó, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, tỷ lệ vô sinh hiếm muộn tăng lên hay mang thai ngoài tử cung và khó sinh hơn.
Ảnh hưởng đến cuộc sống: Đương nhiên rồi, các cơn đau không chỉ gây ra các phiền phức, khó khăn trong sinh hoạt lẫn công việc mà tốn nhiều chi phí nữa.
>>> Xem thêm: Viêm khớp nhiễm khuẩn nguy có hiểm không, điều trị thế nào?
Chẩn đoán viêm khớp cùng chậu
Như đã đề cập, việc chẩn đoán bệnh sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc áp dụng các phương pháp điều trị. Dưới đây là những cách chẩn đoán chính xác nhất.
Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra một số các triệu chứng của viêm khớp cùng chậu, vị trí đau, cường độ cũng như xu hướng lây lan. Ngoài ra, người bệnh còn phải thực hiện một số các nghiệm pháp như: Giãn khung chậu, Gaenslen, đẩy đùi hay nghiệm pháp Faber.
Xét nghiệm máu, nước tiểu
Việc xét nghiệm nhằm giúp cho bác sĩ làm sáng tỏ vấn đề có bị nhiễm trung hay tình trạng viêm nhiễm nào không. Trường hợp mang thai hay sau sinh vẫn phải xét nghiệm nước tiểu với mục đích tìm ra nguyên nhân từ các vi khuẩn có trong đường sinh dục, tiết niệu mà có thể lây lan đến khớp cùng chậu.
Xét nghiệm hình ảnh
Bác sĩ cần tiến hành chụp X-quang, CT scan hay MRI để đánh giá tình trạng tại khớp và xương chậu. Ví dụ như các hình ảnh bất thường, hay cấp độ tổn thương tại khu vực này. Nếu như ở giai đoạn trầm trọng, các khớp sẽ dính chặt, thậm chí không thể nhận ra khớp cùng chậu nữa.
Cách điều trị viêm khớp cùng chậu
Rất nhiều người không ngừng thắc mắc liệu viêm khớp cùng chậu có chữa khỏi được không? Trên thực tế, ở giai đoạn sớm thì người bệnh hoàn toàn can thiệp bằng các phương pháp bảo tồn và cho hiệu quả cao. Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tinh thần, sự kiên trì, và cả việc thực hiện đúng theo chỉ định bác sĩ.
Vật lý trị liệu
Người bệnh có thể áp dụng các bài tập nhẹ nhàng, vừa phải để tăng khả năng vận động, giúp cơ thư giãn và không bị teo. Có nhiều trường hợp vẫn luôn đặt ra câu hỏi viêm khớp cùng chậu có nên đi bộ không? Câu trả lời là có thể đi bộ từ tốn, khi cơ thể đã quen thì tăng cường độ dần dần sao cho phù hợp nhất.
Đây cũng chính là một cách chữa viêm khớp cùng chậu tại nhà. Tuy nhiên, để an toàn nhất thì người bệnh nên tham khảo bác sĩ trước khi áp dụng hoặc đến các cơ sở y tế để được chuyên gia hướng dẫn.
Dùng thuốc
Có rất nhiều các loại thuốc khác nhau được chỉ định cho viêm khớp cùng chậu. Trong đó, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc giảm đau hạn chế hiệu quả các triệu chứng bệnh. Thuốc giảm đau ibuprofen, acetaminophen, thuốc giãn cơ… là những cái tên phổ biến vẫn luôn được sử dụng.
Ngoài ra, người bệnh sẽ còn được dùng thuốc kháng sinh cho trường hợp viêm nhiễm trùng. Hay thuốc ức chế miễn dịch sử dụng đối với những người rối loạn miễn dịch.
Phẫu thuật
Phẫu thuật sẽ là một phương pháp chữa viêm khớp cùng chậu cuối cùng nếu người bệnh không đáp ứng với các biện pháp trước đó. Hoặc khi mà triệu chứng không được cải thiện sau 6-8 tuần chữa trị. Việc áp dụng phẫu thuật xâm lấn hay không còn tùy thuộc mỗi người.
>>> Xem thêm: Viêm khớp dạng thấp là gì? Những ai dễ bị viêm đa khớp dạng thấp?
Biện pháp ngăn ngừa viêm khớp cùng chậu
Để ngăn chặn bệnh lý này, mỗi người cần phải chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt của bản thân. Cần tuân thủ một cách khoa học và duy trì thường xuyên.
Chế độ ăn uống: Nên ăn đủ chất, đặc biệt là bổ sung canxi và tránh các chất kích thích như bia, rượu. Đồng thời, duy trì cân nặng hợp lý để không gây áp lực lên cột sống cũng như hệ thống xương khớp.
Chế độ sinh hoạt: Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Lưu ý là áp dụng các bài tập phù hợp, đúng kỹ thuật và không bị quá sức. Trong công việc luôn giữ tư thế đúng mỗi lần ngồi hoặc đứng làm việc lâu.
Ngoài ra, cần phải có thời gian nghỉ ngơi sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi để cơ thể phục hồi nhanh chóng. Đồng thời, nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để nắm được tình trạng của bản thân một cách chi tiết.
Viêm khớp cùng chậu rõ ràng là một bệnh lý rất nguy hiểm. Cần chủ động phòng tránh từ sớm để không dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng. Thường xuyên kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm dấu hiệu nhằm điều trị tích cực. Hãy ghé thăm phòng khám chiropractic Hà Nội để cập nhật thông tin về sức khỏe mới nhất nhé!