Tức ngực là một tình trạng có thể diễn ra ở bất cứ đối tượng hay lứa tuổi nào. Việc phát hiện ra triệu chứng cũng như chẩn đoán sớm sẽ có vai trò quan trọng để tìm ra cách khắc phục và phòng tránh các biến chứng.
Tức ngực là gì?
Tức ngực được hiểu là tình trạng mà lồng ngực của người bệnh có cảm giác bị đè nén, nặng nề gây khó chịu ở ngực hoặc cổ họng. Ngoài ra, còn có cả dấu hiệu khó thở hay tim đập ở cường độ nhanh. Đây cũng có thể là triệu chứng của bệnh tim, cũng không loại trừ vấn đề khác về đường tiêu hóa, phổi và tâm lý.
Tức ngực khó thở là bệnh gì?
Khi mọi người có dấu hiệu tức ngực khó thở lặp đi lặp lại rất có thể biểu hiện của các bệnh lý sau đây.
Bệnh lý về tim mạch: Thông thường, các bệnh lý về tim mạch đều có triệu chứng khó thở, cụ thể như nhồi máu cơ tim cấp, viêm màng ngoài tim cũng như là viêm cơ tim hay bệnh mạch vành và cả bóc tách động mạch chủ…
Bệnh về phổi: Tức ngực xuất hiện trong thời gian dài cũng có thể là biểu hiện vấn đề về phổi. Một số các bệnh lý liên quan đến phổi thường gây triệu chứng này là: Viêm phổi, thuyên tắc phổi hoặc tràn khí màng phổi… Cơn đau tức ngực sẽ trở nên trầm trọng nếu như người bệnh thực hiện các động tác hít thở sâu hay ho hoặc hắt hơi.
Bệnh lý ở đường tiêu hóa: Tức ngực đôi khi cũng là một dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng và cả bệnh viêm túi mật hay tuyến tụy…
Rối loạn lo âu: Tinh thần không được thoải mái cũng là một nguyên nhân hàng đầu xảy ra tình trạng tức ngực và khó thở hoặc tim đập mạnh, chân tay run, đổ mồ hôi quá nhiều kèm với chóng mặt…
Bệnh lý về cơ xương khớp: Các bệnh lý về xương khớp cũng khiến cho tình trạng tức ngực xảy ra, ví dụ như gãy xương ngực, chấn thương… Ngoài ra, một số các bệnh khác kéo dài như zona… cũng là nguyên nhân gây khó thở.
Triệu chứng tức ngực thường thấy
Tùy vào nguyên nhân gây ra tức ngực là gì mà có các biểu hiện cũng như triệu chứng cụ thể. Tuy nhiên, người bệnh vẫn sẽ xuất hiện một số dấu hiệu chung như:
- Đau, khó chịu ở ngực.
- Cơn đau có thể lan lên tận cổ, hàm hay cánh tay hoặc ra sau lưng.
- Chóng mặt.
- Khó thở, thở khò khè.
- Tim đập nhanh bất thường.
- Buồn nôn và nôn.
- Người mệt mỏi.
- Cơn đau trầm trọng khi cố dùng sức.
>>> Xem thêm: Phân biệt đau ngực trước kỳ kinh và đau ngực có thai như thế nào
Các dạng tức ngực phổ biến
Như đã đề cập thì có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng tức ở ngực. Dưới đây là một số các dạng tức ngực thường thấy nhất.
Tức ngực khó thở
Khi bị tức ngực và khó thở, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến các vấn đề liên quan đến tim mạch như suy tim hay van tim, rối loạn nhịp tim và cả bệnh động mạch vành hoặc bệnh tim bẩm sinh…. Để có thể đưa ra phác đồ điều trị cụ thể thì bác sĩ sẽ cần tiến hành thêm một số các xét nghiệm khác.
Cũng phải lưu ý rằng không phải trường hợp tức ngực cũng như khó thở nào cũng sẽ liên quan đến tim mạch. Đó có thể là dấu hiệu của trào ngược dạ dày, phổi, màng phổi hay bệnh cơ xương thành ngực. Ngoài ra, tâm lý cũng là một yếu tố dẫn tới tình trạng này.
Tức ngực khó tiêu
Ăn uống khiến cho bụng dạ đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn hoặc nôn. Ngoài ra, còn gây ra tình trạng đau tức ngực, vùng thượng vị hay có thể bị khó thở và đau âm ỉ ở khu vực dạ dày. Triệu chứng thường thấy ở tình trạng này có thể kể như ợ hơi, ợ chua hoặc nóng rát ở thực quản, đắng miệng. Nguyên nhân chủ yếu là ăn uống không khoa học, không đảm bảo vệ sinh…
Tức ngực buồn nôn
Tức ngực buồn nôn là một dạng thường thấy có liên quan đến một số vấn đề về tiêu hóa như: Trào ngược dạ dày hay thủng thực quản, viêm loét dạ dày,… Các bệnh lý ở đường hô hấp hoặc phụ nữ mang thai ở giai đoạn đầu cũng dễ gặp phải triệu chứng này. Ở một số trường hợp, tức ngực buồn nôn là do tâm lý quá hồi hộp, căng thẳng gây ra.
Tức ngực kèm ho
Đôi khi cảm giác thấy tức ở ngực là do phải chịu những cơn ho, cảm cúm hay cảm lạnh mà ra…. Sau khi bệnh đã khỏi thì tình trạng này chắc chắn cũng sẽ biến mất. Đổi lại dấu hiệu ho vẫn diễn ra thường xuyên hơn, nhất là có đờm, vào buổi sáng và không thuyên giảm khi đã dùng thuốc thì nên thăm khám để chẩn đoán chính xác liệu có phải vấn đề về phổi không?
Lưu ý: đối với những người hút thuốc lá nhiều trong thời gian dài cũng sẽ nguy cơ bị ung thư phổi. Dấu hiệu tức ngực kèm ho sẽ là một triệu chứng thường thấy của bệnh lý nguy hiểm này.
Tức ngực khi nuốt
Thường xuyên tức ngực kèm dấu hiệu tức ngực khi nuốt sẽ là một biểu hiện nguy cơ bị ung thư thực quản. Giai đoạn đầu, người bệnh không cảm thấy có quá nhiều dấu hiệu mà chỉ cảm thấy hơi nhói mỗi khi nuốt đồ ăn mà thôi. Song, nếu như tình trạng kéo dài thì rõ ràng hàng loạt triệu chứng sẽ bắt đầu trở nặng hơn, khó khăn khi nuốt và nên thăm khám sớm.
>>> Xem thêm: Tức ngực khó thở nên làm gì để an toàn, giảm triệu chứng?
Biến chứng của tức ngực
Dù là đau tức ngực giữa, tức ngực bên trái hay bên phải nếu như chỉ xuất hiện ngắn và không lặp lại sẽ không có gì phải lo lắng. Đổi lại, nếu như tình trạng này diễn ra thường xuyên mà không được chẩn đoán kịp thời sẽ gây ra hàng loạt các biến chứng như:
Biến chứng ở tim: Như đã nói thì các vấn đề về tim hoàn toàn gây nên tình trạng tức ở ngực, đặc biệt là cơn đau trầm trọng và kéo dài. Những biến chứng về tìm là vô cùng nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng con người.
Biến chứng ở phổi: Viêm phổi hay tràn khí màng phổi cũng như vaasnd đề thuyên tắc phổi hoặc ung thư phổi, tăng áp động mạch phổi… đều có thể khiến người bệnh tức ngực và khó thở.
Biến chứng ở đường tiêu hóa: Nếu như tình trạng tức ngực không được can thiệp, theo thời gian sẽ gây nên các biến chứng về tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản hay viêm loét dạ dày cũng như ung thư thực quản…
Các vấn đề về cơ xương: Một số trường hợp đau tức ngực cũng là do chấn thương gây ra. Nếu không phát hiện và điều trị rõ ràng sẽ gây đau trầm trọng hơn, căng đau cơ ngực cũng như viêm sụn sườn…
Phương pháp chẩn đoán tức ngực chính xác
Để nắm được tức ngực bên phải hay tức ngực thông thường là do đâu cần phải chẩn đoán một cách chính xác nhất và sau đây là những biện pháp sẽ thực hiện.
Điện tim đồ
Biện pháp điện tim đồ sẽ được đưa vào áp dụng với mục đích để nắm được liệu rằng có phải vấn đề về tim hay không? Từ đó, có thể đưa ra được các phác đồ điều trị kịp thời nhằm tránh được biến chứng nguy hiểm.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu vừa có tác dụng phát hiện các bệnh lý về máu lại nắm được việc liệu gan, thận hay tim mạch… gặp vấn đề gì hay không? Đây cũng là một cách chẩn đoán thường thấy mỗi khi đi khám sức khỏe tại các bệnh viện.
Chụp X-quang ngực
Tức ngực cũng không loại trừ các tổn thương bên trong lồng ngực như phổi… Khi đó, chụp X-quang sẽ là một phương án phổ biến. Một số các hình ảnh về phổi hay đường thỏ và cả mạch máu hay tim đều sẽ được hiện rõ. Từ đó, kết luận được các triệu chứng liệu có phải là do từ phổi hay không?
Nghiệm pháp gắng sức
Đây là một phương pháp thường dùng khi mắc bệnh về tìm nhằm kiểm tra khả năng cung cấp máu mà các động mạch chủ thường làm tức ngực có liên quan đến tim mạch không, nhịp tim có bị rối loạn hay không hoặc việc điều trị mang lại kết quả như thế nào?
Siêu âm tim
Tức ngực sẽ được siêu âm tim nhằm mục đích là thăm dò, chẩn đoán tình trạng tim cũng như cấu trúc và cả chức năng tim. Từ đó, kết luận vấn đề này có phải từ tim mạch hay không và có phương án xử lý kịp thời.
Tức ngực khó thở nên làm gì?
Khi gặp phải tình trạng tức ngực kèm với khó thở điều đầu tiên cần làm là lập tức dừng ngay các công việc đang dang dở và ngồi xuống từ từ ở nơi thoáng mát. Cố gắng hít thở nhẹ nhàng và đều đặn, đặc biệt nên giữ bình tĩnh một cách tốt nhất.
Nếu như sau thời gian nghỉ ngơi mà triệu chứng vẫn không giảm thì rõ ràng cần phải thăm khám ngay. Nên nhờ sự hỗ trợ từ những người xung quanh để đi tới bệnh viện rồi chẩn đoán bệnh và có phương án khắc phục sớm.
Biện pháp phòng tránh tức ngực
Để hạn chế tốt nhất tình trạng tức ngực thì bản thân mỗi người nên chủ động rèn luyện sức khỏe mỗi ngày bằng cách ăn uống khoa học, tránh các chất kích thích hay nhiều dầu mỡ. Đồng thời, tăng cường nhiều rau xanh, tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện vấn đề sớm nhất nếu có.
Tức ngực là một trong những vấn đề thường thấy hằng ngày do căng thẳng, chấn thương hoặc bệnh lý nguy hiểm. Điều quan trọng là cần phải phát hiện sớm và có cách chẩn đoán chính xác và khắc phục hiệu quả. Đừng quên ghé thăm phòng khám xương khớp ICCARE để cập nhật thông tin mới nhất về sức khỏe nhé!
>>> Xem thêm: Xương đòn là gì? Chức năng và các chấn thương thường gặp phải