Vai là bộ phận có phạm vi chuyển động rộng và cường độ làm việc cũng rất lớn nên việc bị tổn thương là điều dễ hiểu. Phát hiện sớm các triệu chứng sẽ giúp người bệnh chẩn đoán kịp thời và có các cách điều trị hiệu quả.
Thế nào là đau bả vai?
Đau bả vai được hiểu là tình trạng mà xương của bả vai bị đau, gây ra khó khăn trong cử động, sưng khớp. Bả vai bao gồm 2 xương hình tam giác ở khu vực lưng trên, nằm hai bên cột sống với chức năng giúp cho cơ thể xoay trước sau, nâng lên và hạ xuống.
Dấu hiệu điển hình của đau bả vai
Đau bả vai có dấu hiệu cụ thể như thế nào còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, vẫn sẽ xuất hiện một vài các triệu chứng như sau.
- Đau nhói hay đau dữ dội khu vực bả vai, tăng lên khi vận động.
- Cơn đau có thể lan ra các vùng lân cận như cổ, cánh tay hay cẳng tay hoặc bàn và cả ngón tay.
- Đau tăng lên về đêm, đau liên tục không có dấu hiệu thuyên giảm khiến giấc ngủ bị gián đoạn.
- Sưng, nóng và có dấu hiệu đỏ tại khu vực đau.
- Sưng, bầm tím tại khu vực đau và xung quanh.
- Cánh tay và vai bị giảm khả năng vận động.
- Có cảm giác tê, châm chích ở vai cũng như cánh tay.
- Đau thắt ngực lan ra vai, đau bắt đầu ở thượng vị lan đến vai…
Nguyên nhân gây ra đau bả vai
Đau bả vai phải hay đau bả vai trái cũng đều có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, có 2 nhóm chính là liên quan đến cơ hoặc liên quan đến xương.
Nguyên nhân liên quan đến cơ
Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau bả vai rõ ràng có ảnh hưởng đến các vấn đề về cơ.
Căng cơ: Căng cơ là một trong những lý do phổ biến dẫn tới tình trạng ngủ dậy bị đau bả vai trái. Cơn đau có thể diễn ra tại khu vực xương hoặc cũng xuất hiện tại nhóm cơ ở vai, lưng. Ngoài ra, sử dụng quá sức cơ vai sẽ gây ra căng cơ hay chấn thương. Những đối tượng đang stress nặng vẫn nguy cơ bị căng, co thắt và đau bả vai, cổ, lưng.
Rách gân cơ chóp xoay vai: Rách cơ chóp xoay vai là tình trạng cơ xoay khớp vai bị rách một hoặc toàn phần rất phổ biến hiện nay. Nó giống như việc một cỗ máy đã vận hành quá lâu khiến thoái hóa gân cơ chóp xoay, mài mòn, từ đó gây ra tình trạng rách hoặc đứt.
Hội chứng đông cứng khớp vai: Đây là một tình trạng đau khớp vai thường thấy xảy ra do viêm sau chấn thương hoặc tự nhiên. Dấu hiệu điển hình của hội chứng này là đau, nhất là khi về đêm và hạn chế vận động. Bệnh lý này có thể giới hạn sau 2-3 năm, tuy nhiên cần tập phục hồi càng sớm càng tốt để lấy lại khả năng vận động của khớp vai.
Hội chứng đau cân cơ: Được hiểu là một hội chứng rối loạn đau mạn tính gây nên tình trạng đau bả vai. Trường hợp nhấn vào một điểm nhạy cảm bất kỳ trong cơ bắp người bệnh sẽ xuất hiện việc đau vùng khác không liên quan đến vị trí bị đau của cơ thể. Đây chính là tình trạng đau quy chiếu (referred pain).
Đau cơ xơ hóa: Đau cơ xơ hóa là bệnh lý đau toàn thân với các biểu hiện diễn ra từ sâu bên trong cơ và khó khăn trong việc xác định vị trí đau. Ngoài ra, còn có một số các dấu hiệu bỏng rát hay lan tỏa đến khu vực khác trong thời gian dài.
Các bộ phận trên cơ thể như cơ, xương, gân hay dây chằng và một số tổ chức phần mềm hoàn toàn phải đối mặt với tình trạng đau. Song, phổ biến nhất vẫn là tại khu vực cổ, vai, gáy hoặc cột sống thắt lưng lẫn khuỷu tay, hai bên đầu gối.
>>> Xem thêm: Bị đau sau lưng bên phải dưới bả vai cảnh báo bệnh gì?
Đau bả vai liên quan đến xương
Bên cạnh các nguyên nhân về cơ thì vấn đề liên quan đến xương cũng gây nên tình trạng đau bả vai, thậm chí là rất phổ biến.
Loãng xương: Loãng xương được hiểu là tình trạng xương bị mòn, mỏng theo thời gian khiến xảy ra việc gãy hay tổn thương hơn mặc dù phải chịu tác động rất nhẹ. Lưng và cột sống là hai vị trí bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Thoái hóa khớp: Khớp vai là một trong những khớp dễ bị thoái hóa nhất do phải cử động mỗi ngày. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do sụn khớp bị bào mòn, kéo theo xương dưới sụn, các đầu xương bả vai cọ xát với nhau, nhất là khi cử động.
Quá trình cọ xát còn làm xơ hóa xương dưới sụn, từ đó dẫn tới việc xuất hiện gai xương cũng như là hốc xương dưới sụn. Đây cũng chính là nguyên nhân gây nên vấn đề sưng hay đau nhức tại khu vực bả vai
Hẹp ống sống: Hẹp ống sống hay còn được hiểu là không gian bên trong ống sống bị thu hẹp lại gây áp lực lên các rễ thần kinh hay tủy sống. Hẹp ống sống có thể gây ra đau đớn cho các bộ phận khác bao gồm cả khu vực xương bả vai.
Thoái hóa đĩa đệm: Thoái hóa đĩa đệm là khi mà tình trạng đĩa đệm cột sống lệch khỏi vị trí tự nhiên, mất đi độ đàn hồi hay dẻo dai. Kéo theo việc đau đớn xảy ra ở một số các vị trí khác bao gồm cả xương bả vai.
Gãy xương bả vai: Chấn thương bả vai đương nhiên cũng là một lý do khiến cho đau bả vai xảy ra. Ngoài đau, người bệnh còn có biểu hiện phổ biến như sưng, bầm tím. Các chấn thương thường thấy bao gồm tai nạn giao thông, té ngã…
Vấn đề ở tim: Vấn đề nghiêm trọng về tìm có thể khiến cho tình trạng đau quy chiếu ở vai, xương bả vai hoặc khoảng trống giữa hai xương xảy ra. Triệu chứng phổ biến có thể kể đến như đau tim, viêm màng ngoài tim hoặc phình tách động mạch chủ.
Trường hợp đau bả vai nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí là đau tức ngực dữ dội thì tốt hơn hết nên đi khám ngay lập tức. Bởi rất có thể đây là triệu chứng của nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm.
Phổi và ngực: Đau bả vai không loại trừ các vấn đề ở phổi, khoang ngực hay thành ngực. Nếu như người bệnh mắc u Pancoast (u ở đỉnh phổi) sẽ có hiện tượng đau bả vai phải lan xuống cánh tay. Ngoài ra, bệnh zona cũng gây đau khi mà rễ thần kinh hỗ trợ xương cũng như bả vai bị ảnh hưởng.
Vấn đề ở bụng hay xương chậu: Các vấn đề ở bụng hay xương chậu đều có thể gây đau bả vai. Lý do là cơ hoành có một mạng lưới dây thần kinh và nó hoàn toàn rơi vào tình trạng bị viêm, đau cũng như ảnh hưởng đến khu vực vai. Trong khi đó, sỏi mật hay loét dạ dày hoặc trào ngược axit cùng với vấn đề về gan sẽ gây đau bả vai bên phải và tụy lại gây đau bả vai trái.
Ung thư: Các khối u tại vùng ngực hay bụng sẽ khiến các cơn đau bả vai xảy ra. Các loại ung thư có thể kể đến bao gồm: Ung thư phổi, ung thư thực quản hay ung thư dạ dày và ung thư gan hoặc ung thư tuyến tụy.
Những ai dễ bị đau bả vai
Ai cũng có thể gặp phải tình trạng đau bả vai, song những đối tượng sau đây sẽ nguy cơ cao hơn cả.
- Vận động viên thể thao.
- Người bị chấn thương do tai nạn, té ngã hay hoạt động quá mức.
- Những người mắc bệnh đái tháo đường, tuyến giáp hay tim mạch, sỏi mật và thậm chí là ung thư.
- Người cao tuổi, nhất là đối với nữ giới.
- Người đã từng chấn thương hay phẫu thuật vùng vai và sau đột quỵ.
Cách chẩn đoán đau bả vai
Nhằm chẩn đoán đau bả vai một cách chính xác nhất, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm cũng như kiểm tra cụ thể như sau.
Xét nghiệm
Bác sĩ sẽ thực hiện yêu cầu xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC) với mục đích phát hiện nhiễm trùng hay xét nghiệm tốc độ máu lắng (ESR) để tìm ra các triệu chứng viêm. Ngoài ra, còn có xét nghiệm protein phản ứng C (CRP) để đánh giá tình trạng viêm hoặc xét nghiệm chức năng gan (LFT) nhằm phát hiện các bệnh lý về gan.
Chẩn đoán hình ảnh
Ngoài ra, chẩn đoán đau bả vai cũng nhờ vào việc chẩn đoán hình ảnh bằng các phương pháp chụp.
Chụp X-quang: Đây là phương pháp cung cấp hình ảnh rõ ràng về xương cũng như khớp. Chụp X-quang cho biết một số các thay đổi do viêm khớp tại khớp vai (gai xương, gãy xương), đổi lại sẽ không thể nắm bắt được các thay đổi về mô mềm của cơ thể (cơ, gân…).
Siêu âm: Siêu âm sẽ được chỉ định với mục đích kiểm tra viêm, rách hay đứt gân… Đây cũng là một phương pháp hiệu quả cung cấp căn cứ xác định nguồn gốc của cơn đau.
Chụp cắt lớp vi tính (CTvà chụp (MRI): Cả hai phương án này đều sẽ được dùng trong trường hợp chấn thương gãy xương. Qua đây, xác định được mức độ nặng nhẹ, có cần phẫu thuật hay không?
Kiểm tra tim
Như đã nói, các vấn đề về tìm hoàn toàn có thể dẫn đến việc đau bả vai. Do đó, cần kiểm tra tim cụ thể bằng các phương pháp sau nhằm chẩn đoán chính xác nhất.
Điện tâm đồ (ECG): Điện tâm đồ được vận dụng với mục đích dõi hoạt động, tốc độ và nhịp tim người bệnh, qua đó giúp bác sĩ phát hiện được các bất thường nếu như có.
Nghiệm pháp gắng sức (cardiac stress test): Phương pháp này được ứng dụng để xác định các triệu chứng về đau ngực, khó thở hay hồi hộp do tim mạch hay không? Ngoài ra, còn có thể đo độ khỏe của trái tim mỗi khi cơ thể gắng sức.
Điều trị đau bả vai như thế nào?
Căn cứ vào tình trạng đau bả vai của mỗi người sẽ có phương pháp điều trị cụ thể.
Thư giãn khớp vai
Đây được xem là một trong những cách chữa đau bả vai tại nhà áp dụng cho các trường hợp ở mức độ nhẹ do căng cơ, sai tư thế… gây ra. Ngay sau khi có dấu hiệu đau bả vai nên dừng các hoạt động mạnh và nghỉ ngơi hợp lý. Điều này giúp các cơ, xương, khớp, dây chằng được thư giãn, phục hồi tốt hơn.
Chườm nóng
Việc chườm nóng sẽ giúp cho cơ được thư giãn, tăng khả năng lưu thông máu và giảm triệu chứng đau, sưng hay viêm tại bả vai. Ngoài ra, phương pháp này giúp người bệnh thoải mái, dễ chịu hơn rất nhiều.
Điều trị đau bả vai bằng dùng thuốc
Đối với một số trường hợp, bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định dùng thuốc bao gồm 2 loại như sau:
Thuốc chống viêm không steroid NSAIDs: Đây là loại thuốc có vai trò giảm đau, sưng phù hợp cho tình trạng ở mức độ vừa. Các loại thuốc được chỉ định phổ biến trong nhóm là Ibuprofen, Diclofenac hay Naproxen sodium…
Thuốc giảm đau: Các trường hợp đau nhức nghiêm trọng sẽ cần dùng đến loại thuốc này. Thông thường người bệnh sẽ chỉ mất 10-15 phút để cảm nhận được sự thoải mái từ tác dụng của thuốc. Acetaminophen, Aspirin… là các loại thuốc thường được dùng nhiều nhất.
Phẫu thuật
Đau bả vai bởi chấn thương, bệnh lý khớp vai hoặc đã điều trị bảo tồn mà không mang lại hiệu quả sẽ được cân nhắc phẫu thuật. Mục đích của phẫu thuật là giúp xương, khớp quay trở lại với vị trí tự nhiên, điều trị nguyên nhân sưng hay đau bả vai.
Phương pháp phòng chống đau bả vai
Để hạn chế tình trạng đau bả vai thì mọi người cần chú trọng vào việc vận động nhiều hơn là ăn uống. Về dinh dưỡng, chỉ cần nạp đủ canxi, vitamin để giúp chắc khỏe xương. Tuy nhiên, trong quá trình vận động không nên thực hiện quá sức.
Ngoài ra, trước khi chơi thể thao nên khởi động kỹ càng cũng như có thời gian nghỉ ngơi mỗi khi vận động. Qua đó, giúp cho cơ, xương khớp hay dây chằng có thời gian phục hồi.
Đau bả vai xảy ra do rất nhiều các nguyên nhân khác nhau có thể đến từ chấn thương hay bệnh lý. Điều quan trọng là cần phát hiện và chẩn đoán chính xác mới có thể áp dụng phương pháp điều trị tốt nhất.
>>> Xem thêm: Đau nhức bả vai và cánh tay phải cảnh báo bệnh gì?