iccare.com.vn/
TIN TỨC Y KHOA

Viêm khớp vảy nến: Nguyên nhân từ đâu, dấu hiệu, cách điều trị

Viêm khớp vảy nến là bệnh lý tự miễn gây viêm khớp mạn tính có liên quan đến vảy nến. Bệnh có thể khởi phát từ khi còn bé nhưng chỉ khi ngoài 30 tuổi thì mới được ghi nhận. Đặc biệt, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm dẫn tới tàn phế.

Viêm khớp vảy nến là gì?

Viêm khớp vảy nến có tên tiếng Anh Psoriatic Arthritis – PsA là một bệnh lý viêm khớp xảy ra ở một số người bị vảy nến. Những dấu hiệu bắt đầu của vảy nến là tại khu vực da với những hiện tượng phát ban đỏ, có vảy ở cánh tay, khuỷu tay, đầu gối, bàn chân và bàn tay.

Đau khớp, cứng khớp và sưng chính là dấu hiệu điển hình của viêm khớp vảy nến. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ cơ quan nào trên cơ thể như ngón tay, cột sống hay hệ tiêu hóa với mức độ từ nhẹ đến nặng.

Cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có phương án điều trị triệt để bệnh mà chỉ giúp kiểm soát, ngăn chặn các triệu chứng và biến chứng. Nếu như không được điều trị kịp thời thậm chí còn dẫn tới tình trạng vô hiệu hóa các khớp.

Viêm khớp vảy nến là bệnh xảy ra ở một số người bị vảy nến
Viêm khớp vảy nến là bệnh xảy ra ở một số người bị vảy nến

Phân loại viêm khớp vảy nến

Tùy vào vị trí, bệnh viêm khớp vẩy nến sẽ được phân làm 5 loại như sau.

Viêm khớp đối xứng

Theo thống kê thì có tới 50% người bệnh mắc phải dạng viêm khớp này. Đây chính là loại viêm khớp ảnh hưởng đến các khớp đối xứng như khớp đầu gối trái, phải. Triệu chứng của dạng này khá giống với viêm khớp dạng thấp nhưng có phần nhẹ hơn, ít biến dạng khớp. Song, không nên chủ quan bởi không được điều trị kịp thời vẫn có thể gây vô hiệu hóa các khớp.

Viêm khớp không đối xứng

Có khoảng 35% người bệnh mắc phải thể viêm khớp này và ảnh hưởng đến một bên của cơ thể, đa phần là từ 4 khớp trở xuống.

Viêm các khớp xa ngón chân, tay

Thống kê chỉ ra rằng có khoảng 10% người bệnh mắc phải viêm khớp ở thể này. Cụ thể, loại viêm khớp này liên quan các khớp gần nhất với móng tay hay còn gọi là khớp xa. 

Viêm ở cột sống

Với dạng viêm khớp này, toàn bộ cột sống từ cổ đến thắt lưng đều có thể bị ảnh hưởng, cảm giác đau nhức khi cử động và giống như triệu chứng của viêm cột sống dính khớp. Một số các bộ phận như bàn tay, bàn chân hay cánh tay, cẳng chân và cả hông nguy cơ bị ảnh hưởng.

Viêm khớp phá hủy sụn khớp

Đây được xem là thể viêm khớp nguy hiểm nhất có thể phá hủy sụn và gây ra tình trạng biến dạng khớp. Theo thống kê thì có đến khoảng 5% trường hợp mắc dạng viêm khớp vảy nến này.

>>> Xem thêm: Viêm khớp nhiễm khuẩn nguy có hiểm không, điều trị thế nào?

Dấu hiệu của viêm khớp vảy nến

Người bệnh có thể phát hiện dấu hiệu của vảy nến tại da hay móng trước hoặc sau khi bị viêm khớp. Thông thường, mức độ tổn thương ở da và khớp sẽ không tương xứng với nhau. Triệu chứng của viêm khớp vảy nến ở mỗi người là khác nhau, tùy vào từng giai đoạn bệnh. Ngoài ra, dấu hiệu cũng như vị trí cũng sẽ phụ thuộc dạng viêm khớp là loại nào. 

Tuy nhiên, những người bệnh mắc vảy nến khớp vẫn sẽ xuất hiện các dấu hiệu chung như: 

  • Sưng các khớp, một hoặc cả hai bên.
  • Cứng khớp vào buổi sáng.
  • Sưng phồng ngón chân, tay gây ra biến dạng hình xúc xích.
  • Đau nhức cơ, gân (viêm gân gót Achilles hay viêm gân xương bánh chè….).
  • Da đỏ, có vảy và nặng hơn khi cơn đau khớp diễn ra.
  • Xuất hiện mảng đỏ, vảy bong tróc ở đầu.
  • Móng tay và móng chân bị rỗ.
  • Móng tay hay chân bị tách ra khỏi giường của móng bên dưới.
  • Đỏ mắt, đau mắt.
  • Mệt mỏi.

Nguyên nhân viêm khớp vảy nến

Cho đến hiện nay, vẫn chưa có kết luận chính thức nào về nguyên nhân gây ra bệnh lý này là do đâu. Dù vậy thì vẫn có những yếu tố nguy cơ cao như sau.

  • Yếu tố di truyền: Thống kê đã chỉ ra rằng những trường hợp có người thân trong gia đình mắc một trong hai bệnh là vảy nến và viêm khớp vảy nến đều nguy cơ mắc bệnh này. 
Di truyền là một yếu tố gây viêm khớp vảy nến
Di truyền là một yếu tố gây viêm khớp vảy nến
  • Yếu tố môi trường: Khi người tiếp xúc với những hóa chất hay phóng xạ, nhiễm vi khuẩn và virus… đều có thể gây bệnh.

Biến chứng của viêm khớp vảy nến

Viêm khớp vảy nến nếu như không được điều trị kịp thời sẽ gây ra hàng loạt các biến chứng, ảnh hưởng đến các cơ quan khác trên cơ thể.

Đối với da, tóc và móng

Những người bị vảy nến sẽ sần sùi, đỏ trên cả da hay móng, phổ biến nhất vẫn là khu vực khớp gần móng chân hay tay. Khi đó, móng sẽ dày hơn, đổi màu và cứng. Nhiều trường hợp khác còn có hiện tượng móng bị tách ra khỏi giường móng hay ly móng.

Biến chứng với hệ xương khớp

Viêm khớp vảy nến khiến người bệnh đối mặt với viêm đa khớp, đau và khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Trường hợp ngón tay hay chân sưng có hình dạng xúc xích còn được gọi là Dactyl. Bên cạnh đó, một số bệnh nhân còn bị đau ở cổ, lưng hoặc khó gập duỗi cột sống.

Thậm chí là ảnh hưởng đến cả hệ thống dây chằng, gân xung quanh, gây mòn xương và tăng tỷ lệ mắc bệnh xương khớp hơn.

Biến chứng với hệ miễn dịch

Viêm khớp vảy nến được xem là bệnh lý tự miễn của hệ xương khớp, khi đó hệ thống miễn dịch có sự nhầm lẫn và tấn công vào tế bào. Từ đó, có thể gây ra một số các bệnh nhiễm trùng viêm họng liên cầu khuẩn hoặc viêm da…

Biến chứng với thị lực

Theo thống kê thì có đến khoảng 7% người bệnh gặp phải biến chứng viêm màng bồ đào hay còn được hiểu là bệnh lý có liên quan đến mắt. Nếu không được phát hiện cũng như điều trị thậm chí còn gây mất thị lực vĩnh viễn.

Biến chứng với hệ tiêu hóa

Người mắc viêm khớp vảy nến còn có nguy cơ gặp phải Crohn (một trong những bệnh lý ruột gây nên triệu chứng tiêu chảy cũng như các vấn đề khác về tiêu hóa) cao gấp 8 lần so với những trường hợp bình thường.

Đối với hệ hô hấp

Nếu như tình trạng bệnh ngày càng nặng và lan rộng đến phổi còn có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi mô kẽ. Triệu chứng điển hình là ho nhiều, cảm thấy mệt mỏi.

Đối với hệ tim mạch

Khi mắc viêm khớp vảy nến, hệ thống tim mạch hay mạch máu cũng sẽ nguy cơ gặp một vài vấn đề như tăng huyết áp, tiểu đường hay béo phì và có có thể là cholesterol cao… Một khi tình trạng viêm làm tổn thương mạch máu sẽ khiến thành mạch cứng, dày, để lại sẹo và theo thời gian còn tăng nguy cơ đột quỵ.

Với sức khỏe tâm thần

Khi mắc phải bệnh lý này, sức khỏe không chỉ sa sút mà tinh thần cũng giảm đi. Nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, tự ti, không thoải mái bởi các triệu chứng mà vảy nến thể khớp đã gây ra.

Phương pháp chẩn đoán

Để có thể chẩn đoán chính xác bệnh lý này, bác sĩ cần phải tiến hành nhiều phương pháp cùng lúc chứ không riêng gì một cách thức nào.

Chẩn đoán lâm sàng

Bác sĩ sẽ chẩn đoán lâm sàng bằng cách căn cứ vào một số các triệu chứng như: Đau mắt đỏ, đau sưng khớp trong thời gian ngắn hay nổi mẩn đỏ và nóng sưng tại chỗ. Hoặc cũng có thể là đau nhức dây chằng hay mặt sau gót chân.

>>> Xem thêm: Đau xương khớp kiêng ăn gì cho nhanh khỏi

Xét nghiệm hình ảnh

X-quang: Chụp x-quang cho phép bác sĩ thấy rõ được những thay đổi ở khớp chỉ xảy ra đối với những người mắc viêm khớp vảy nến mà không có ở bất cứ các tình trạng viêm khớp khác.

Cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp này sẽ dùng sóng radio và từ trường mạnh nhằm tạo nên các hình ảnh chi tiết nhất của mô cứng lẫn mềm trong cơ thể. Chụp MRI cũng là phương pháp xét nghiệm hình ảnh được dùng nhiều nhất để chẩn đoán vấn đề về gân, khớp và dây chằng.

Xét nghiệm

Yếu tố dạng thấp (RF): Đây được hiểu là kháng thể có trong những trường hợp mắc viêm khớp dạng thấp, song lại không xuất hiện trong máu của viêm khớp vảy nến. Chính vì vậy, đây cũng là căn cứ để xác  định rõ hai căn bệnh nhằm có phương pháp điều trị chính xác.

Dịch tiết: Dùng kim để chọc và hút dịch ở các khớp viêm nhằm xác định bệnh. Cụ thể, nếu như dịch khớp chứa tính thể acid uric, thì rõ ràng nguy cơ gout đang rất cao thay vì viêm khớp vảy nến.

Điều trị viêm khớp vảy nến như thế nào?

Cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có loại thuốc nào điều trị triệt để viêm khớp vảy nến mà chỉ là kiểm soát và ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh. Thông thường, phác đồ điều trị là sự kết hợp giữa việc chữa các triệu chứng ngay sau khi xuất hiện cùng với một số tổn thương ở da và khớp. Điều trị bằng thuốc kết hợp với việc dùng một số biện pháp cho người bệnh như vật lý trị liệu hay phục hồi chức năng các cơ quan vận động. 

Đối với những trường hợp tổn thương khớp nhẹ, nên dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) đơn hoặc cũng có thể kết hợp cùng tiêm corticosteroid ngay khu vực viêm.

Ở một số những bệnh nhân có mức độ bệnh trung bình hay nặng thì  nên dùng các loại thuốc điều trị cơ bản như methotrexate hay một số các chế phẩm sinh học.

Một số các loại thuốc thường dùng trong viêm khớp vảy nến có thể kể đến như:

Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) là một loại thuốc được dùng điều trị cho bệnh nhân viêm khớp vảy nến ở những giai đoạn đầu tiên với mục đích giảm đau nhức, sưng, tấy vào buổi sáng. Song, nên dùng theo chỉ định của bacs sĩ để tránh việc kích ứng dạ dày, ruột rồi dẫn tới xuất huyết tiêu hóa. Thậm chí là còn có thể gây hại cho thận, huyết áp, suy tim cũng như là làm trầm trọng các vấn đề da…

Thuốc chống thấp khớp (DMARDs): Có tác dụng trong việc giảm đau và viêm, ngoài ra còn hạn chế các tổn thương khác có thể gây ra bởi viêm khớp vảy nến. Song, tác dụng của thuốc lại diễn ra khá chậm tới vài tuần hoặc lâu hơn là cả tháng.

Thuốc ức chế miễn dịch: Với công dụng chủ yếu là ngăn chặn hệ thống miễn dịch cơ thể, bảo vệ cơ khỏi các tác nhân có hại. Đổi lại, nó cũng sẽ xuất hiện một số các tác dụng phụ như thiếu máu, tăng nguy cơ nhiễm trùng và ảnh hưởng đến gan, thận… Chính vì vậy không nên lạm dụng thuốc và cần sử dụng đúng liều lượng từ chỉ định của bác sĩ.

Chất ức chế TNF – alpha: Đây là nhóm thuốc sẽ được sử dụng đối với bệnh nhân bị viêm khớp vảy nên nhưng có yếu tố hoại tử với vai trò là ngăn chặn các protein gây viêm cũng như cải thiện triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, tác dụng phụ của loại thuốc lại lại cực kỳ nghiêm trọng, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nên cần phải tham khảo rất kỹ chỉ định cũng như tư vấn từ bác sĩ.

Nên dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ
Nên dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Cách phòng ngừa viêm khớp vảy nến

Chính vì chưa có thuốc để điều trị triệt để bệnh, do đó mỗi người cần phải chủ động phòng tránh viêm khớp vảy nến an toàn từ cuộc sống hằng ngày. 

Nên thiết lập một biểu đồ tập luyện khoa học thường xuyên cho bản thân để tăng cường sức mạnh, tính dẻo dai của xương khớp. Đồng thời, loại bỏ những thói quen xấu như việc uống bia rượu hay hút thuốc lá….

Viêm khớp vảy nến kiêng ăn gì là câu hỏi rất nhiều người thắc mắc. Trên thực tế người bệnh không nên sử dụng chất kích thích, đồ ăn nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và cả canxi thì cũng nên giữ cho tinh thần thoải mái.  Không làm việc quá sức, suy nghĩ ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Ngoài ra, cũng nên thường xuyên thăm khám để ngăn ngừa sớm nhất các vấn đề về sức khỏe.

Chăm sóc người bệnh

Nếu như trường hợp người bệnh mắc viêm khớp vảy nến, cần có chế độ chăm sóc đặc biệt và khoa học: Các lối sống sinh hoạt và làm việc nên thay đổi sao cho phù hợp không bị ảnh hưởng quá nhiều lên xương khớp. Đồng thời, duy trì cân nặng hợp lý và có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.

Viêm khớp vảy nến là một căn bệnh nguy hiểm không thể xem thường. Nhất là đối với những người có thành viên gia đình từng mắc phải viêm khớp vảy nến hay vảy nến thông thường. Cần phải chủ động phòng ngừa để giảm nguy cơ mắc tốt nhất. Hãy ghé thăm phòng khám chiropractic ICCARE để nhận tư vấn khám miễn phí và cập nhật các thông tin mới nhất về sức khỏe nhé!

>>> Xem thêm: Tổng hợp đầy đủ các bệnh về khớp gối thường gặp nhất

Đăng ký khám

Hãy liên hệ iCCARE ngay hôm nay, để nhận được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào về xương khớp và cột sống.




    chat zalo call